Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Những câu hát than thân

Đang tải...

Những câu hát than thân – Văn 7

A. VÀI NÉT VỀ NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN

Những câu hát than thân chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những bài ca dao này nói về nỗi khổ của người lao động. Nhân dân thường mượn các con vật, các sự vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh, biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người.
Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với nỗi đắng cay, cuộc đời đau khổ của người nông dân, người phụ nữ… những bài ca dao này còn mang ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội cũ.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK 

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 49
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Hình ảnh con cò xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca. Nhưng có những bài có hình ảnh con cò nhưng không nói đến cuộc đời, thân phận con người. Tìm đọc cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan để làm tư liệu tham khảo.
b. Gợi ý trả lời
Sống trong xã hội cũ, có rất nhiều bất công, nhân dân ta bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Người lao động và đặc biệt là người phụ nữ chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi nhất. Nhân dân đã gửi gắm tâm sự của mình qua hình ảnh con cò trên đồng ruộng, con vật nhỏ bé siêng năng, cần cù kiếm ăn, đơn độc ngày đêm, gần gũi với số phận của người lao động, để tự thương xót cho thân phận cay đắng của mình, hoặc của đồng loại.
Dưới đây là những bài ca dao như vậy:

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.

– Cò về thăm cái cùng quê

Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.

– Cái cò mày đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi, ông vớt tôi nao 

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng,

Có xáo thì xáo nước trong

Chớ xáo nước đục đau lòng cò con.

– Cái cò là cái cò vàng

Mẹ đi khắp đàng, con ở với ai

Con ở với bà, bà không có vú

Con ở với chú, chú là đàn ông…

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 49
а. Hướng dẫn tìm hiểu
Đọc kĩ bài ca dao. Chú ý phần chú thích về các từ: lận đận, thác, ghềnh, ao cạn, bể đầy trong SGK để hiểu nghĩa của từ, từ đó đặt con cò trong bối cảnh chung của bài để tìm hiểu nội dung.
b. Gợi ý trả lời
Cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả qua các từ đối lập: thân cò – thác ghềnh; lên – xuống, bể đầy – ao cạn. Từ láy “lận đận” và cụm từ “lên thác, xuống ghềnh” tô đậm sự khó khăn, trắc trở mà con cò phải trải qua. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” không phải là một ngày, hai ngày mà dài đằng đẵng cùng với năm tháng “bấy nay”.
Thân cò và cò con là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Đó là hai thế hệ cò mẹ, cò con đều là hai kiếp người nối tiếp đau khổ.
Hai câu cuối là lời than ai oán, than cho cuộc đời ngang trái:

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.

“Bể đầy”, “ao cạn” đã làm thân cò thêm lận đận, thêm hao gầy vì không thể mưu sinh được.
Câu hỏi tu từ “Ai làm…” như một lời oán trách, lời tố cáo xã hội ngang trái, bất công đã làm người mẹ “lận đận”, đời cò con càng đói rét, đau khổ.
Ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn có ý nghĩa tố cáo xã hội cũ ngang trái, đầy bất công. Hình ảnh thân cò, cò con là ẩn dụ cho thân phận người phụ nữ, người lao động qụanh năm vất vả “Một nắng hai sương”, “Đầu tắt mặt tối”, mà vẫn đói rét, lận đận bởi xã hội thối nát, nhiều bất công, ngang trái.
3. Câu hỏi 3 SGK, trang 49
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Đọc lại phần ghi nhớ của bài học “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm” trang 73, SGK Ngữ văn 7, tập một để hiểu được nghĩa biểu cảm của từ.
Chú ý mật độ xuất hiện của từ này trong các bài ca dao quen thuộc.
b. Gợi ý trả lời
Cụm từ “thương thay” là một tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Bài ca dao gồm 8 câu thì có đến 4 câu có cụm từ “thương thay”. Mỗi một câu là sự thương xót trước một cảnh ngộ riêng của bốn con vật khác nhau: con tằm, lũ kiến, con hạc, con cuốc, nhưng đều có số phận chung giống nhau và giống với thân phận người lao động – đều là những kiếp người nhỏ bé trong xã hội cũ.
Sự lặp lại hai từ “thương thay” là sự nhấn mạnh, tô đậm nỗi đau, lời oán thán, nỗi xót xa cho những kiếp người lao động nhỏ bé trong xã hội cũ.
4. Câu hỏi 4 SGK, trang 49
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Xem lại phần ghi nhớ trong bài học ẩn dụ trang 68, SGK Ngữ văn 6, tập hai để hiểu được ý nghĩa của cách dùng ẩn dụ. Sau đó, đốì chiếu vào bài ca dao để tìm các hình ảnh ẩn dụ và thấy được tác dụng của cách dùng này.
b. Gợi ý trả lời
Nỗi thương thân của người lao động được biểu hiện qua bốn hình ảnh ẩn dụ trong bài.
“Con tằm” và “lũ kiến” là hai hình ảnh ẩn dụ về kiếp ngưòỉ nhỏ bé sống âm thầm trong xã hội cũ. Con tằm tượng trưng cho thân phận người lao động bị bòn rút sức lực. Kiếp tằm phải “nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, đều là thân phận nhỏ bé suốt ngày làm lụng kiêm miếng ăn nhưng vẫn “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy ” đứng ở đầu câu 2 và câu 4 vang lên như một lời tố cáo cảnh bất công, ngang trái, hiện tượng kẻ “Ngồi mát ăn bát vàng”, “Kẻ ăn không hết, người lần không ra”.
Bốn câu ca dao tiếp theo là lời than cho thân phận con hạc, con chim, con cuốc, là ẩn dụ về những số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời.

– Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

– Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Hạc muốn tìm tới chân trời, muốn “lánh đường mây” để thoả chí tự do. Chim tung cánh giữa trời xanh nhưng chỉ “mỏi cánh biết ngày nào thôi”. Hạc, chim là ẩn dụ cho những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
Thân phận con cuốc lại càng làm ta xót xa hơn. Con cuốc “kêu giữa trời”, và “kêu ra máu” mà vẫn không người nào nghe, không được ai cảm thông, san sẻ. Con cuốc càng kêu, máu càng chảy, càng thêm phần tuyệt vọng, đau khổ. Tiếng kêu của con cuốc là nỗi khô đau oan trái của người lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Hình ảnh bốn con vật trong bài là bôn cảnh ngộ, là bốn nỗi khổ của người lao động trong xã hội cũ.
Bài ca dao gồm 8 câu, sử dụng điệp ngữ “thương thay”; ”kiếm ăn được mấy” kết hợp với câu hỏi tu từ “có người nào nghe” được thể hiện bằng giọng điệu thương xót vừa nói lên tiếng nói cảm thông sâu sắc tới thân phận bé nhỏ của con người vừa có ý nghĩa tố cáo xã hội bất công, ngang trái.
5. Câu hỏi 5 SGK, trang 49
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Đọc sách tục ngữ, ca dao Việt Nam để sưu tầm các bài ca dao mở đầu bằng “thân em”. Chú ý đọc kĩ những bài tìm được để hiểu nội dung chung được đề cập và các thủ pháp nghệ thuật giổng nhau trong những bài văn đó.
b. Gợi ý trả lời
Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có nhiều bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

– Thân em như giếng giữa đàng.

Kẻ thanh rửa mặt, kẻ phàm rửa chân

Thân em như tấm lụa đào.

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

– Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày…

– Thân em như hạc đầu đình

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

– Thân em như quả xoài trên cây,

Gió đông, gió nam, gió tây, gió bấc,

Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành…

Một mai rụng xuống biết vào tay ai?…

Những bài ca dao trên đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ không có quyền tự chủ, không được tự quyết điều gì. Cuộc đời của họ hạnh phúc hay bất hạnh không phụ thuộc vào bản thân mà phụ thuộc vào những định kiến xã hội cổ hủ, lạc hậu, áp bức.
Những câu ca dao trên giống nhau ở chỗ: có cụm từ “thân em” ở đầu và là câu mở đầu của mỗi bài. Tiếp đó là thân phận của ngưòi phụ nữ được so sánh vối: giếng giữa đàng, tấm lụa đào, hạt mưa sa, hạc đầu đình, quả xoài trên cây…
Mỗi hình ảnh so sánh mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng đều giống nhau ở số phận long đong, mỏng manh nhiều trắc trở, bất hạnh, không định trước được tương lai.
Trong xã hội phong kiến, thân phận của người phụ nữ cũng giống như chiếc bánh trôi nước. Phải chịu cảnh “bảy nổi ba chìm”. Người phụ nữ là nạn nhân của những luật lệ hà khắc. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã hiểu sâu sắc nỗi khổ ấy. Bà là “nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những ngưồi phụ nữ ấy: những tiếng than và những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay” (Nguyễn Lộc – Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – đến hết thế kỉ XIX, Nhà xuất bản Giáo dục 1999, tr. 275).
Bài thơ “Bánh trôi nước” được trích dưới đây là tiếng nói ấy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

6. Câu hỏi 6 SGK, trang 49
a. Hướng dẫn tìm hiểu
Đọc kĩ chú thích trong SGK về các từ: trái bần, dập để hiểu đúng nghĩa của từ. Đồng thời xem phần trả lời và phần mở rộng của câu 5 để hiểu được thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
b. Gợi ý trả lời
Bài ca dao là lời than của cô gái về thân phận hẩm hiu, long đong vô định trước dòng đời:

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

“Thân em” được so sánh với trái bần. Đây là loại quả tròn, dẹt có vị chua, chát, khó ăn. Ngoài ra “bần” còn có nghĩa là nghèo khó. Một thứ trái không lấy gì làm hấp dẫn, đã bị rụng, bị trôi nổi ”gió dập sóng dồi”, bị va đập tung lên, nhấn xuông trước sóng gió cuộc đời.
Cô gái trong bài ca dao tự ví thân phận mình hẩm hiu “như trái bần trôi”. Trước sóng gió cuộc đời, thân phận cô gái không biết sẽ trôi nổi ra sao? Câu “biết tấp vào đâu” cho thấy một tương lai mờ mịt đang chờ sẵn.
Số phận của cô gái cũng là sô phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Xã hội nam quyền đề cao người đàn ông, còn người phụ nữ bị khinh rẻ, bị chà đạp, bị tước bỏ quyền sông, quyền tự chủ, quyền hạnh phúc.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận