Phong cách ngôn ngữ chính luận – Sách bài tập Ngữ Văn 11 tập hai

Đang tải...

Phong cách ngôn ngữ chính luận

I. BÀI TẬP

1. Bài tập 2, trang 99, SGK.

2. Lựa chọn câu trả lòi đúng cho câu hỏi : Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?                           

A – Dùng nhiều từ ngữ chính trị.

B – Câu văn dài, nhiều thành phần, nhiều câu ghép.

C – Tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận ; tính truyền cảm, thuyết phục.

D – Có tính thông tin thời sự.

3. Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong đoạn trích sau:

Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc ỉập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi.

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

4. Phân tích đặc điểm về các phương tiện diễn đạt trong đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận sau đây:

Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này.

       (Phan Châu Trinh, Về luân lí xã hội ở nước ta)                                                  

5. Phân tích tính hấp dẫn, thuyết phục của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong đoạn văn sau :

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

6. Căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận, hãy kể tên những văn bản có thể được coi là văn bản chính luận mà anh (chị) đã được học, cho dù các văn bản đó viết bằng chữ Hán hay chữ Việt, hoặc thuộc các thể loại khác nhau.

II. GỢI Ý LÀM BÀI

1. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận là vì:

– Về các phương tiện diễn đạt: Đoạn văn dùng nhiều từ ngữ chính trị: dân, yêu nước, truyền thống, Tổ quốc, xâm lăng, tinh thần, bán nước, cướp nước,… Các câu văn đều được cấu tạo rất chuẩn mực : hai câu đầu là những câu đơn có đủ thành phần chính, câu thứ ba là câu ghép có trạng ngữ và bốn vế đẳng lập. Đoạn văn dùng các biện pháp tu từ để tăng cường tính hấp dẫn và biểu cảm : so sánh, ẩn dụ…

– Về nội dung : Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị của người viết: Khẳng định truyền thống yêu nước của dân ta và sức mạnh của lòng yêu nước. Đoạn văn lập luận theo .phương pháp diễn dịch chặt chẽ, mạch lạc.

2. Cần lựa chọn phương án C, vì đây là câu trả lòi đúng và đầy đủ về các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.

3. Cần phân tích theo ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận :

– Tính công khai về quan điểm chính trị : Đoạn văn thể hiện rõ lập trường coi trọng tiếng nói dân tộc. Coi việc tự hào về tiếng nói dân tộc, làm cho nó phong phú chính là việc quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị.

– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Câu đầu nêu luận điểm khái quát, hai câu sau nêu hai thái cực khác nhau – tôn trọng và bảo vệ tiếng nói dân tộc là góp phần giải phóng dân tộc, còn vứt bỏ, khinh miệt tiếng nói dân tộc thì cũng khước từ sự nghiệp giải phóng dân tộc.

– Tính truyền cảm, thuyết phục : Đoạn văn thuyết phục người đọc bởi lí lẽ sát thực tế và lập luận chặt chẽ.

4. Cần phân tích đặc điểm về diễn đạt ở hai phương tiện chủ yếu :

– Về từ ngữ: Dùng nhiều thuật ngữ chính trị: nước, đoàn thể, tự do độc lập, truyền bá, xã hội chủ nghĩa, dân,…

–  Về câu văn : Dùng nhiều câu ghép mạch lạc, có quan hệ từ chỉ mục đích, chỉ điều kiện và hệ quả :... muốn… thì… Hơn nữa, hai câu văn liên kết với nhau theo quan hệ móc xích.

5. Tính hấp dẫn, thuyết phục của đoạn văn được tạo nên ở cả hai phương diện :

– Về nội dung: Đoạn văn nói đến nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân đối với vận mệnh của đất nước, không phân biệt con người cụ thể, cũng không phụ thuộc vào phương tiện. Cái quan trọng là tinh thần yêu nước, chống giặc.

– Về hình thức ngôn ngữ: Dùng các phép tu từ đối, điệp, các phép hoà phối ngữ âm giữa các từ ngữ, phối hợp nhịp dài và nhịp ngắn một cách hài hoà. Ví dụ :

+ Đối và điệp : Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm.

+ Phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài: Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc.

+ Hoà phối ngữ âm tạo nên vần và nhịp cho câu văn xuôi: Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ…

6. Trong lịch sử văn hoá Việt Nam, một số văn bản được coi là văn bản chính luận dù viết bằng chữ Hán, dù thuộc thể loại văn bản khác nhau như:

Chiếu dời đô (Lí Công uẩn)

Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)

Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi viết thay lòi Lê Lọi)

Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm viết thay lòi vua Quang Trung)

Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận