Thực hành sử dụng một số kiểu câu trong văn bản – Văn 11

Đang tải...

Thực hành một số kiểu câu trong văn – Văn 11

I. BÀI TẬP                   

1. Bài tập I.1, trang 194, SGK.

2. Bài tập II. 2, trang 195, SGK.

3. Lựa chọn phần câu thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau : Nguyễn Du đã sáng tác nên một tác phẩm tuyệt vời là “Truyện Kiều”. Từ đó đến nay,/…/

A – nhân dân ta luôn luôn hâm mộ Truyện Kiều.

B – Truyện Kiều luôn luôn được nhân dân ta hâm mộ.

C – Truyện Kiều luôn luôn được hâm mộ bởi nhân dân ta.

D – luôn luôn được nhân dân ta hâm mộ.

4. Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau :

Chị Dậu ró ráy cởi cái văn tự ở đầu dải yếm, khúm núm đặt lên trên sập. /…/

A – Cầm bức văn tự, nghị Quế chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện.

B – Nghị Quế cầm bức văn tự, chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện,

C – Nghị Quế cầm bức văn tự, nghị Quế chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện.

D- Nghị Quế cầm bức văn tự, ông chỉ nhìn đi nhìn lại chỗ lí trưởng đóng dấu triện.

5. Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau :

Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. /…/

A – Anh không ghìm nổi xúc động.

B – Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

C – Anh thì không ghìm nổi xúc động.

D – Mà anh không ghìm nổi xúc động.

6. Câu bị động có đặc điểm như thế nào ?

A – Câu bị động có dùng một động từ bị động (bị, được).

B – Câu bị động đưa phụ ngữ của động từ lên đầu câu.

C – Câu bị động không có từ ngữ chỉ chủ thể của hành động.

D – Câu bị động đưa phụ ngữ của động từ lên đầu câu làm chủ ngữ và sau chủ ngữ đó. có dùng từ bị (hoặc được).

II. GỢI Ý LÀM BÀI

1. – Câu bị động trong đoạn văn : Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả…

– Chuyển thành câu chủ động : Không, chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả…

– Khi thay câu chủ động vào vị trí của câu bị động cũ thì mạch ý của đoạn bị phá vỡ : đoạn văn bắt đầu từ đề tài hắn lại đột ngột chuyển sang đề tài một người đàn bà nào.

2. Câu lựa chọn phương án C để dùng vào vị trí để trống. Vì ở phương án này, câu có thành phần khởi ngữ Còn mắt tôi ở đầu câu. Khởi ngữ này sẽ tiếp tục loạt đề tài về tôi đang nói trong đoạn văn : tôi, bím tóc (tôi), cái cổ (tôi), mắt (tôi) nghĩa là tạo cho đoạn văn sự liên kết và mạch lạc rất rõ. Nếu dùng cách viết như ở phương án B hay D thì sự diễn đạt nặng nề vì cấu trúc bị động.

3. Lựa chọn câu B, vì câu B tiếp tục được mạch văn, duy trì chủ đề đã biết ở câu trước : Truyện Kiều.

4. Lựa chọn câu A, vì câu A có thành phần trạng ngữ chỉ tình huống hoặc gọi là vị ngữ phụ (Cầm bức văn tự), thành phần này thể hiện một điều đã biết từ câu đi trước, do đó tiếp tục được mạch ý đã có một cách tối ưu.

5. Lựa chọn câu B, vì câu B có thành phần khởi ngữ (còn anh), tạo được quan hệ với từ nó ở câu trước (văn cảnh đang nói về sự việc giữa hai nhân vật nó và anh).

6. Cần xác định câu bị động như phương án D,bao gồm hai đặc điểm :

– Từ ngữ vốn làm phụ ngữ của động từ trong câu chủ động được đặt ở đầu câu để làm chủ ngữ trong câu bị động.

– Có động từ bị động (bị, được) ở sau chủ ngữ.

Ví dụ :

– Câu chủ động : Ông Nam đã cho phép con đi lễ nhà thờ.

– Câu bị động: Con đã được ông Nam cho phép đi lễ nhà thờ

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận