Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu – SBT Ngữ Văn 11

Đang tải...

 

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phần một: TÁC GIẢ

I. BÀI TẬP

1. Bài tập trang 59, SGK.

2. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về “sắc thái Nam Bộ” rất đậm đà trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ?

II. GỢI Ý LÀM BÀI

1. Có thể giải bài tập theo những gọi ý sau :

a) Giải thích câu nói của nhà thơ Xuân Diệu. (Chú ý làm rõ “cái ưu ái”, “sự kính mến” đối với ngưòi lao động.)

b) Chứng minh nhận định đó qua cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và những tác phẩm đã học (Truyện Lục Vân Tiên, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc):

– Những yếu tố nào trong cuộc đời đã góp phần hình thành nét đẹp tâm hồn đó ở Nguyễn Đình Chiểu ?

– Nhân vật người lao động đã chiếm lĩnh tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu như thế nào ? (Họ là những ai trong Truyện Lục Vân Tiên và thơ văn yêu nước ? Nguyễn Đình Chiểu đã đề cao những phẩm chất nhân cách gì của họ ? Họ đã có những đóng góp tích cực cho cuộc đòi như thế nào.?)

– Lập trường nhân dân, tấm lòng yêu thương, cảm thông, chăm lo đến quyền lợi nhân dân đã chi phối nguồn cảm xúc của Nguyễn Đình Chiểu như thế nào ? (Chú ý phân tích Lẽ ghét thưong, Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc.) ■

– Cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Đình Chiểu về người nông dân – nghĩa sĩ biểu hiện qua bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc ?

c) Kết luận: Đánh giá chung về sức sống lâu bền của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

2. Yêu cầu của bài tập này là làm rõ một trong những nhận định của SGK, trang 58 : “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu còn rất đậm đà sắc thái Nam Bộ.”. Đó cũng là một trong những đóng góp lớn của Nguyễn Đình Chiểu cho văn học dân tộc.

a) Tìm hiểu qua tiểu sử tác giả những yếu tố đã góp phần hình thành những nét tính cách Nam Bộ rất đậm đặc trong con ngưòi Nguyễn Đình Chiểu.

b) Cảm nhận qua thơ văn :

– Những nhân vật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (qua Truyện Lục Vân TiênThơ văn yêu nước chống Pháp), từ tâm hồn cho đến cách hành xử đều mang đậm những nét tính cách đã được hình thành từ trong hoàn cảnh sống đặc biệt của vùng đất mới Nam Kì lục tỉnh.

– Qua ngôn ngữ thơ và lời ăn tiếng nói của nhân vật.

– Qua lối kể chuyện mang đậm tính chất văn học dân gian Nam Bộ.

Chú ý: Tìm những dẫn chứng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu để minh hoạ.

Phần hai: TÁC PHẨM

I. BÀI TẬP

1. Bài tập 2, trang 65, SGK.

2. Miêu tả hình tượng người nghĩa sĩ nông dân cần Giuộc, tác giả đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật tạo thế đối lập để tôn cao tầm vóc với ngưòi anh hùng. Căn cứ vào bài văn, anh (chị) hãy làm rõ nhận định đó.

3. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi nói về bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đã liên tưởng tới Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi : “Hai bài văn hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc”. Lập luận so sánh này nhằm mục đích gì ? Anh (chị) hãy bình luận về nhận định đó.

II. GỢI Ý LÀM BÀI

1. Bài tập này gồm hai yêu cầu:

a) Hiểu nhận định của Giáo sư Trần Văn Giàu.

b) Biết vận dụng để tìm và phân tích những câu văn hay, thể hiện đầý đủ triết lí nhân sinh đó trong bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc.

– Với yêu cầu a : Giải thích nhận định của Giáo sư Trần Văn Giàu. (Lưu ý : bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỉ XIX mối tương quan giữa sự sống – chết của cá nhân với lẽ nhục – vinh ; quan niệm về lẽ nhục – vinh ở thời đại đó.)

– Với yêu cầu b : Tìm và phân tích những câu mà anh (chị) cho là hay và thể hiện đầy đủ, sâu sắc quan niệm sống đó.

2. Đây là một trong những thủ pháp quan trọng tạo nên giá trị nghệ thuật của đoạn văn miêu tả hình tượng người nghĩa sĩ nông dân.

– Hình ảnh ngưòi nông dân trong cuộc sống lao động bình thường và vẻ đẹp hào hùng của ngưòi nghĩa sĩ trong “trận nghĩa đánh Tây”.

– Tương quan lực lượng giữa ta và địch hồi đó.

– Vũ khí thô sơ áp đảo vũ khí hiện đại, làm nên chiến thắng lớn.

Chú ý: Bám sát chi tiết nghệ thuật trong bài văn.

3. a) Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi và Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là hai tác phẩm văn chương lớn, tiêu biểu cho hai thời đại trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Sự liên tưởng này nhằm khẳng định điều gì ? Chú ý phân tích những thao tác của lập luận so sánh này và vận dụng những hiểu biết về cả hai tác phẩm để giải thích :

– So sánh sự khác biệt: “hai cảnh ngộ”, “hai thời buổi”.

– So sánh sự tương đồng: “một dân tộc”.

Từ đó, nhận xét về mục đích sự liên tưởng so sánh này.

b) Bình luận : Nêu ý kiến cá nhân về ý nghĩa, hiệu quả của liên tưởng so sánh đó.

– Yêu cầu chủ yếu của bài tập là giải thích câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hãy vận dụng những kiến thức đã học về cả hai tác phẩm để hiểu “hai cảnh ngộ”, “hai thời buổi”, “nhưng một dân tộc” có nghĩa như thế nào.

– Tìm và trích dẫn những câu hay và tiêu biểu nhất trong cả hai tác phẩm để chứng minh (có kết hợp phân tích, đánh giá, thể hiện cảm xúc riêng của mình).

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận