Ngữ văn 6 : Bài 7 Cậu bé thông minh

Đang tải...

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1.Em bé thông mình là truyện cổ tích sinh hoạt, kể về nhân vật (em bé) thông minh – một kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới.

2.Truyện không có yếu tố thần kì. Thông qua việc giải quyết các thử thách (giải đố) mà nhân vật chính thể hiện sự thông minh, tài trí hơn người. Truyện đề cao trí khôn và kinh nghiệm dân gian, tạo nên tiếng cười vui vẻ và thâm thuý của nhân dân.

HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1*. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích. Hình thức này có các tác dụng :

-Tạo ra tình huống để phát triển cốt truyện ;

-Tạo ra sức hấp dẫn cho truyện ;

-Tạo ra thử thách cho nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất.

2.Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần :

-Lần thứ nhất : đáp lại câu đố của viên qụan (trâu cày một ngày được mấy đường ?).

-Lần thứ hai : đáp lại thử thách của vua với dân làng về việc nuôi ba con trâu đực trong ba năm thành chín con.

-Lần thứ ba : vượt qua thử thách của vua (về việc làm một con chim sẻ thành ba cỗ thức ăn).

-Lần thứ tư : vượt qua thử thách của sứ thần nước ngoài về việc xâu một sợi chỉ mảnh qua một con ốc vặn rất dài.

Qua bốn lần, cứ thử thách sau lại khó hơn lần trước, bởi vì:

-Về vị trí quan trọng của người đố : lần đầu là viên quan, hai lần tiếp theo là vua Và lần cuối là em bé phải “đương đầu” với người nước ngoài.

-Nội dung và yêu cầu củạ câu đố ngày càng oái oăm, khiến những thành phần giải đố (bố, dân làng, các đại thần) đều bất lực, vò đầu suy nghĩ, lắc đầu bó tay.

3.Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:

-Lần 1 : đố lại viên quan.

-Lần 2 : hỏi lại vua, dùng lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí mà vua đã đố.

-Lần 3 : đố lại nhà vua.

-Lần 4 : dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố.

Những cách giải đố nói trên của em bé thông minh rất lí thú : khi thì làm cho người ra câu đố tự thấy tính chất phi lí của câu đố, khi thì khéo léo chuyển thế bí sang người ra câu đố. Đồng thời, cách giải đố của em bé không dựa vào kiến thức sách vở mà sử dụng ngay kiến thức trong đời sống, làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên và thán phục, chứng tỏ trí tuệ thông minh sắc sảo hơn người của em bé.

4.Ý nghĩa của truyện Em bé thông minh :

-Truyện đề cao trí thông minh của con người. Đó là trí thông minh được đúc rút từ kinh nghiệm phong phú của đời sống và khả năng vận dụng thích hợp trong thực tế.

-Truyện tạo ra các tinh huống bất ngờ, đem lại tiếng cười.

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

1.Để kể diễn cảm truyện Em bé thông minh, cần xác định và nêu bật các tình huống truyện, đồng thời giọng kể và giọng đối thoại đặc sắc giữa em bé với người ra câu đố, câu nói của người cha…

Riêng lời đối thoại của em bé, cần thể hiện sự hồn nhiên dí dỏm phù hợp với lứa tuổi của nhân vật chính.

2.Nội dung câu chuyện Em bé thông minh được kể phải có tình huống nổi bật để thể hiện những yếu tố thông minh của nhân vật được kể.

THAM KHẢO          .

Trong thực tế, không thể có em bé nào thông minh tài giỏi, đối đáp như thần đến vậy, nhưng trong cổ tích lại có và nhân vật phải đạt đến mức như thế. Em đã trở thành một gương mặt đẹp của tài trí Việt Nam, và cổ tích đã. đưa vẻ đẹp của nhân vật lên đến mức lí tưởng để đề cao tài trí của người laọ động trong cuộc sống. Đó là một tư tưởng đúng đắn, một quan.niệm tiến bộ của người xưa : đề cao tài trí của người lao động cũng tức là đề cao người lao động.

Trong cuộc sống đã như thế thì trong văn học cũng như thế. Chủ đề đó trong truyện cổ này càng được tô đậm, sâu sắc hơn khi tài trí ấy lại thuộc về một em bé chỉ mới bảy tuổi.

Nhưng mặt khác, lại phải thấy rằng tài trí của nhân vật ở đây cũng như ở những truyện cổ tích khác thường chỉ là tài trí trong cuộc sống mang ý nghĩa thực tiễn. Nó là những kinh nghiệm sống, những “mẹo lừa”, những cách ứng xử nhanh nhạy, những miếng võ dân gian… để giúp người lao động vượt qua khó khăn giành thắng lợi. Tài trí ấy bật ra từ cuộc sốnơ vật lộn, luôn phải va chạm với nhiều .người, đương đầu với biết bao thế lực trong xã hội cũ. Nó là tài trí thực tiễn của người lao động trong cuộc sống thường ngày còn nhiều vất vả, lo toan. Do đó tíọng truyện cổ tích, chưa có nhân vật tài trí theo kiểu uyên bác, lỗi lạc, có phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật hoặc đem đến những sự thay đổi lớn, những bước chuyển mình cho đất nước. Xã hội phong kiến tiểu nông chưa đủ điều kiện để người xưa sáng tạo ra những nhân vật tài trí như thế. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn rất yêu quý, ngưỡng mộ nhữne nhân vật tài trí như em bé tron2 truyện Em bé thông minh ; bởi đó là hình ảnh lí tưởng của ông cha ta đã thắp sáng ước mơ trong cổ tích để chắp cánh cho cuộc đời đi lên.

Xem lại hướng dẫn đọc hiểu bài Thạch Sanh :

Ngữ văn 6 : Bài 6 Thạch Sanh

Đang tải...

Bài mới

loading...

Comments are closed.