Ngữ văn 6 : Bài 6 Gợi ý trả bài tập làm văn số 1

Đang tải...

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

1.Đây là bài tập làm văn có nội dung tự sự, vì thế nội dung chính của bài văn sẽ là việc kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em đã được học. Ví dụ, có thể kể : Bánh chưng, bánh giầy ; Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,… Bởi vậy, khi nhận lại bài, các em hãy kiểm tra xem nội đung kể trong bài tập làm văn của mình có điểm gì, chi tiết gì không phù hợp với nội dung có trong SGK không. Nếu có, hãy viết lại đoạn văn đó.

2.Việc kiểm tra đó có thể tập trung vào việc xem xét những nội dung cụ thể dưới đây :

-Bài viết kể về mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào ? Nhân vật đó được giới thiệu về những mặt nào ? Hãy nêu rõ từng mặt đổ. 

-Sự việc được kể là sự việc gì ? Thời gian, không gian của câu chuyên kể đã rõ chưa ? Quá trình diễn biến của sự việc đã được kể đầy đủ chưa ? Còn thiếu chi tiết nào quan trọng không ?

-Mục đích kể chuyện là gì ? Mục đích đó đã được thể hiện rõ chưa ?

Các em cần xem xét cả về hình thức trình bày của bài vãn :

-Bài văn có đầy đủ bố cục ba phần không ? Các phần đó bắt đầu từ đâu đến đâu trong bài viết của mình ?

-Lời văn có đúng là lời văn của văn tự sự không ?

-Đoạn văn viết như thế nào, có mạch lạc, chặt chẽ không ; có chia tách đoạn văn hợp lí không,… ?

3.Ngoài ra, các em cũng cần xem xét để tự mình phát hiện và sửạ chữa các lỗi khi viết văn :

-Câu nào bị sai ngữ pháp ;

-Câu nào dùng từ bị lặp

-Câu nào dùng từ sai nghĩa ;

-Những từ nào mắc lỗi chính tả;…

Khi phát hiện được những lỗi đó, các em cần sửa chữa lại cho đúng.

THAM KHẢO

Kể chuyện

THÁNH GIÓNG

Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có một đôi vợ chồng già. Hai người ao ước có một đứa con. Một hôm, người vợ tình cờ giẫm lên một dấu chân lạ ở ngoài đồng nên thụ thai, sinh được một cậu con trai. Lên ba tuổi, đứa bé vẫn chưa biết đi, cũng không biết nói.

Năm đó, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng phải cho sứ giả đi khắp nước để tìm người tài giỏi giết giặc. Khi sứ đến làng Gióng, cậu bé bỗng nói thành lời, bảo mẹ mời sứ giả vào. Cậu bé bảo sứ giả về tâu với vua đúc cho mình ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt để đi đánh giặc. Từ lúc đó, cậu bé lớn rất nhanh, ăn rất khoẻ. Dân làng góp thóc gạo để nuôi Gióng.

Khi vua cho người mang ngựa sắt, áo giáp cùng roi sắt đến, Gióng vươn- vai thành một tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. Gióng mặc giáp, cầm roi, lên ngựa. Ngựa hí  vang, vừa phun lửa vừa xông thẳng vào giữa quân giặc. Tráng sĩ vung roi đánh giặc. Giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy . Tráng sĩ nhổ những bụi tre bên đường quật vào quân giặc. Giặc chạy tán loạn và thua to. Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc, cởi giáp bỏ lại rồi cùng ngựa từ từ bay lên trời.

Vua Hùng nhớ công ơn người tráng sĩ làng Gióng, phong chàng là Phu Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ngay ở quê nhà. Từ đó, hằng năm, vào tháng tư, làng Gióng đều mở hội lớn để tưởng nhớ công ơn người anh hùng cứu nước.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Comments are closed.