Ngữ văn 6 Bài 13 Chỉ từ

Đang tải...

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1.Chỉ từ là gì ?

-Trong từ chỉ từ, có thể hiểu chỉ nghĩa là : “chỉ định”, “chỉ vào”, “trỏ vào” sự vật; định vị sự vật. Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong thời gian hoặc không gian. Sự định vị này thường lấy vị trí của người nói và thời điểm nối làm gốc. Ví dụ (các chỉ từ được in nghiêng) :

+ đêm nay : định vị về thời gian, ở thời điểm nói.

+ lúc nãy : định vị về thời gian, ở thời điểm nói.

+ hồi ấy : định vị về thời gián, ở trước thời điểm nói.

+ dạo nọ : định vị vể thời gian, ở trước thời điểm nói.

+ quyển sách ấy : định vị về không gian, sự vật không có trước mặt người nói.

+ quyển sách này : định vị về không gian, sự vật ở khoảng cách gần với người nói.

+ quyển sách kia : định vị về không gian, sự vật ở khoảng cách xa với người nói.

-Trong một số tài liệu khác, các từ : này, kia, ấy, đó, nọ, nay, nãy, đấy,:.. được gọi là đại từ chỉ định hoặc đại từ không gian, thời gian. Trong Ngữ văn 6, tập một, các từ này được gọi là chỉ từ.

2.Hoạt động của chỉ từ trong câu

Trong câu, chỉ từ thường làm phụ ngữ sau của danh từ (xem các ví dụ ở trên), cùng với danh từ và phụ ngữ trước lập thành cụm danh từ. Ngoài khả năng làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ… trong câu.

GỢI Ý TRẢ LỜI ÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

1.Muốn tìm chỉ từ, em đọc chậm rãi từng câu, gạch dưới chỉ từ trong câu. Sau đó, đối với từng chỉ từ đã tìm được, em xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp (làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, phụ ngữ trong câu, trong cụm danh từ).

Cụ thể chỉ từ trong các câu như sau :

Câu, nhóm câu Chỉ từ Ý nghĩa Chức vụ ngữ pháp
a ấy Định vị sự vật trong không gian Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ
b đấy, đây Định vị sự vật trong không gian Làm chủ ngữ
c nay Định vị sự vật trong thời gian Làm trạng ngữ
d đó Định vị sự vật trong thời gian Làm trạng ngữ

2.Em đọc chậm rãi các câu trong bài tập, chú ý các từ ngữ in đậm. Muốn tìm chỉ từ thích hợp có thể thay thế các từ ngữ in đậm, em cần xem xét quan hệ về nội đung giữa câu có chứa từ ngữ in đậm với những câu đứng trước (hoặc giữa vế câu chứa từ ngữ in đậm với vế câu ở trước). Nói cách khác, cần đặt từ ngữ in đậm trong câu, trong ,đoạn để tìm chỉ từ thích hợp có thể thay thế được các từ in đậm đó.

-Cụ thể các chỉ từ có thể thay là :

a)đến chân núi Sóc —> đến đấy, đến đó,…

b)làng bị lửa thiêu cháy —> làng ấy, làng đó, làng này,.

-Cần thay, cần viết như vậy để khỏi lặp từ.

3.- Trước hết, em đọc đoạn văn một lượt, tìm các chỉ từ trong đoạn (Các chỉ từ này đứng sau danh từ chỉ thời gian : năm ấy, chiều hôm đó, đềm nay).

-Sau đó, em nhận xét về nghĩa của các chỉ từ : ấy, đó, nay đã tìm được (Nghĩa mang tính phiếm chỉ, chỉ chung, chứ không chỉ thời gian cụ thể).

-Tiếp đó, em thử thay thế các chỉ từ này bằng những từ hoặc cụm từ khác, rồi khẳng định : thay được hay không thay được (không thể thay được hoặc rất khó thay thê).

-Cuối cùng, em nhận xét về tác dụng của chỉ từ (Chỉ từ có vai trò quan trọng, nhiều khi không thay thế được).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Comments are closed.