Ngữ văn 6 Bài 10 Danh từ

Đang tải...

KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1.Trong bài này, có hai khái niệm các em cần nắm vững là : danh từ chung và danh từ riêng.

Trước hết, cần hiểu danh từ chung và danh từ riêng là hai loại nhỏ của danh từ chỉ sự vật.

a)Danh từ chung : là danh từ dùng làm tên gọi chung cho một loại sự vật nào đó. Ví dụ : Trong câu : “Không có sách thì không có tri thức…”, ta hiểu sách là tên gọi chung, chỉ “tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp lại thành quyển”, chứ không nhằm chỉ riêng một cuốn sách cụ thể nào cả. Như vậy,, sách là danh từ chung. 

b) Danh từ riêng : là danh từ dùng làm tên riêng của một người, một vật, một địa phương, một cơ quan, tổ chức nào đó. Ví dụ : núi là danh từ chung, nhưng Trường Sơn, Tam Đảo, Ba Vì là những danh từ riêng ; sông là danh từ chung, nhưng Hồng Hà, Cửu Long là những danh từ riêng.

2.Về quy tắc viết hoa danh từ riêng, em cần nhớ :

a)Tên riêng của người, tên sông núi, tên địa phương,… Việt Nam được viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng. Ví dụ : Võ Thị Sáu, Trường Sơn, Hải Phòng,…

b)Tên riêng của người, sông núi, địa phương,… nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt cũng viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng. Ví dụ : Mao Trạch Đông, Hi Mã Lạp Sơn, Mạc Tư Khoa,…

c)Tên riêng của người, sông núi, địa phương,… nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt như đã nói ở trên) thì chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó ; nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có dấu gạch nối. Ví dụ : A-li Nat-xe Mô-ha-mét ; Vích-to Huy-gô ; U-crai-na; Pa-rì,…

Phiên âm qua âm Hán Việt Phiên âm trực tiếp
Mạc Tư Khoa Mát-xcơ-va
Hoa Thịnh Đốn Oa-sinh-tơn
Nã Phá Luân Na-pô-lê-ông

Chú ý : Một tên riêng nước ngoài tương ứng yới hai cách phiên âm khác nhau là hai cách viết hoa khác nhau. Ví dụ :

d) Tên riêng của các cơ quan, tổ chức… : viết hoa chữ cái đầu của từ ngữ có tác clụng phân biệt, khu biệt à trong tên riêng ấy. Ví dụ : Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong tên riêng này, tiếng Bộ viết hoa vì là điểm khởi đầu của tên riêng. Giáo dục,. Đào tạo là hai từ có tác dụng phân biệt, khu biệt trong tên riêng. Cách viết hoa. tên các cơ quan khác các tổ chức các danh hiệu, giải thưởng, huân chương,… cũng tương tự như vậy.

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

1.Muốn tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu văn, em cần lưu ý : SGK đã vạch ranh giới giữa các từ trong câu. Trước hết, em tìm các danh từ trong câu (danh từ là những từ chỉ người, chỉ loài vật, cây cối, đồ vật,…). Sau đó, em nhớ lại định nghĩa về danh từ chung, danh từ riêng (đã học) và căn cứ vào đặc điểm về viết hoa các từ trong câu, tìm danh từ chung, danh từ riêng trong câu này.

-Cụ thể, các danh từ chung : ngày xưa, miền, đất, bây giờ, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.

-Các danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.

2.a) Có hai căn cứ để xem xét các từ : Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ mi có phải là danh từ riêng hay không : (1) tính chất cá thể hoá ; (2) tính chất nhân hoá. Một danh từ nào đó nếu mang cả hai đặc tính này thì đó là danh từ riêng. Các từ Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ mi đều mang tính cá thể hoá, nhân hoá, do đó, đều là danh từ riêng.

b) và c) Trong hai câu văn này, hai từ Út, Cháy có được dùng để chỉ một người, một làng cụ thể duy nhất hay không ? Hai từ út, Cháy có đặc tính nói trên, do đó, đều là danh từ riêng. .

Tóm lại, các từ trong hai câu nói trên đều được coi là danh từ riêng.

3.- Trước hết, em đọc đoạn thơ khoảng hai lượt để nắm được nội dung chung . của nó, làm cơ sở cho việc tìm các danh từ riêng trong đoạn thơ này. Các danh từ riêng ở đây đa số là tên riêng các địa phương miền Nam nước ta. Sau khi tìm được các danh từ riêng, em chép lại đoạn thơ, viết hoa các danh từ riêng.

-Các danh từ riêng cần viết lại : Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hóà, Phan Rang, Phạn Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

4.Chú ý viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc âm cuối dễ viết sai như : ếch, giếng, cất, khiến, con, rất, trên, dềnh lên, tràn, quen, nghênh ngang, giâm.

THAM KHẢO

Về tên riêng người Việt:

Cách đây khoảng ba mươi năm về trước, tên người, ngòài tên “chữ”, tên “nôm”, còn khá phổ biến. Có thể kể ra một số cách đặt tên :

a)Theo tên cây cỏ, chim muông : Mận, Đào, Cam, Quýt, Lựu, Lê, Bưởi, Hồng, Na, Chanh, Khế, Quất, Đừa, Xoan, Quế, Hồi, Mai, Trúc, Sim, Mua, Ngô, Đỗ, Lạc, Mì, Môn, Khoai, Sen, Cần, Cải, Hành, Huệ, Ngâu, Lan, Sáo, Cốc, Cò,…

b)Theo bộ phận của cây : Hoa, Nụ, Chồi, Cành, Gốc, Nhị, Đài,…

c)Theo tên vật dụng : Đấu, Thùng, Ca, Ấm, Chén, Vầu, Bát, Sành, Đèn, Bàn, Sách, Nghiên, Bút, Giá, Nhẫn, Vòng,…

d)Theo năm sinh : Giáp, Ất, Bính, Đinh,… (hàng Can) hoặc Tý, Sửu, Dần, Mão,…(hàng Chi). 

đ) Theo mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông,…

e)Theo các bộ phận của nhà và dạng địa hình : Nền, Tường, Mái, Trần, Hè, Hiên, Sân, Vườn, Ao, Chuôm, Núi, Đồi, Sông, Hồ, Biển, Cầu, Đường, Bến,…

Ở miền Tây Nam Bộ, người ta thích đặt tên bằng các tính từ thuần Việt, mang sắc thái “tích cực” : Tốt, Đẹp, Khoẻ, Mạnh, Ngọt, Bùi, Thơm, Tươi, Sáng, Nhanh, Vui, Lành, Thật, Tài, Giỏi,…

Có thể thấy cách đặt tên nói trên có hai điều hay :

Thứ nhất: Xét ở chức năng ngữ nghĩa, tên người là một dạng kí hiệu thì nó có tác dụng phân biệt rõ ràng các cá thể. Vì nó dùng một số lượng lớn các kí hiệu, sự trùng lặp ít xảy ra.

Thứ hai : Nó  hợp với môi trường, mong mỏi điều lành…     

Đang tải...

Bài mới

loading...

Comments are closed.