Luyện tâp ngôn ngữ chung và tiếng nói cá nhân – Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao

Đang tải...

Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao

I − BÀI TẬP

      1. Phân tích một số đặc điểm trong cách Nguyễn Du vận dụng ngôn ngữ chung vào sáng tác Truyện Kiều, qua đoạn trích sau :

Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

     2. Phân tích một số đặc điểm trong cách Nguyễn Công Hoan vận dụng ngôn ngữ chung vào sáng tác truyện ngắn Anh xẩm, qua phần trích sau :

       Thế mà anh xẩm vẫn hát.

        [>..] Anh càng hết sức để hát, để đàn và để… không ai nghe.

        Bởi vì…

        Đường càng vắng ngắt […]

        Bởi vì…

        Mưa càng như rây bột, như chăng lưới […]

        Bởi vì…

        Gió vẫn giật từng hồi…

        Nhưng anh xẩm có trông thấy đâu cảnh ấy.

         Anh lại nói :

        Các ông các bà bớt chút ít cho cháu kiếm bữa gạo.

        Ông nào ? Bà nào ? Quanh anh nào có ai ?

        Song, anh vẫn cứ hát, hát một mình.

         […] Anh tưởng đông người đứng nghe lắm.

         Chứ biết đâu, xung quanh anh, gió giật từng hồi, lá vàng trút xuống mặt đường, lăn theo nhau rào rào.

          Mưa như rây bột, như chăng lưới […]

          Đường vắng ngắt […]

          Anh cứ hát. Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát. Hát như con cuốc kêu thương.

            […] Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cẩm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối đi.

           Gió.

           Mưa…

           ‘Não nùng^\

II − GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

       1. Về đoạn trích Truyện Kiều, cần chú ý mấy điểm sau :

        − Dùng những từ ngữ có tính ước lệ : lên ngựa, chia bào, rừng phong, thu, màu quan san, dặm hồng, chinh an, khuất ngàn dâu xanh,…

        − Dùng phép đối : người lên ngựa -kẻ chia bào, người về – kẻ đi, chiếc bóng năm canh -muôn dặm một mình, nửa in gối chiếc – nửa soi dặm trường.

        − Dùng phép đổi cấu trúc câu : Vầng trăng ai xẻ làm đôi (so sánh : Ai xẻ vầng trăng làm đôi).

        − Dùng phép tỉnh lược : nửa (vầng trăng) in gối chiếc, nửa (vầng trăng) soi dặm trường.

        (1) Nguyễn Công Hoan, Truyện ngắn chọn lọc) tập 2, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999.

2 – BT NGỮVÃN 11/1(NC) – A                                                                          17

 

        2. Trước khi đi vào phân tích một số đặc điểm trong cách Nguyễn Công Hoan vận dụng ngôn ngữ chung vào sáng tác truyện ngắn Anh xẩm, cần hiểu rõ tấm lòng và sự thông cảm của nhà văn đối với một con người bất hạnh : mù loà, phải kiếm sống bằng nghề hát xẩm, phải hát trong một đêm đông tê tái, có gió, mưa… não nùng. Chúng ta thấy ở mỗi câu văn, dù diễn tả một sự tình khách quan, vẫn chan chứa một tấm lòng nhân ái sâu nặng, biết bao lo lắng, xót đau, thương cảm.

      − Đặc điểm nổi bật nhất trong vận dụng ngôn ngữ là biện pháp điệp từ ngữ, điệp câu văn, những kết cấu lặp đi lặp lại.

      − Những đặc điểm đáng chú ý khác : dùng biện pháp liệt kê, dùng câu buông lửng (chú ý dấu chấm lửng), dùng câu nghi vấn tu từ, nhất là dùng nhiều kiểu câu đặc biệt chỉ gồm có một từ (như : “Gió”, Mưa”, “Não nùng” ), với cách qua dòng đặc thù.

Xem thêm Bài viết  số 1

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận