Trí dũng song toàn – tuần 20 – tiếng việt 5

Đang tải...

Trí dũng song toàn

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diển cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

tr / ch: trí, tử trận, trăm năm, trở đi, Đồng trụ, thuở trước, triều đại, chết, chờ, cho, hạ chỉ;

x / s: xứng đáng, sứ giả, song toàn, sai, sông;

l / n: vua Lê, lâu, khóc lóc, liền, lẽ, là, Liễu Thăng, lễ vật, lần, đối lại, loang, lấy, linh cữu, làm nhục, Nam Hán, nổi dậy, năm, nay, nước, nữa, nạn, cống nạp, nổi dậy;

d / r / gi: dũng, dám, rất, ra, rêu, rằng, giờ…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Tìm hiểu chung

Tác giả Đinh Xuân Lâm sinh năm 1925 tại Hà Tĩnh, là một trong những người góp công đầu xây dựng Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam. Ông từng được phong tặng Nhà giáo Nhân dân và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.

Trí dũng song toàn nói về Giang Văn Minh – vị thám hoa học rộng tài cao được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Tại đây, vua Minh đã trấn áp ông nhằm hạ uy tín của nước ta, nhưng ông đã khôn khéo và quyết liệt đối đáp lại để bảo vệ danh dự cho đất nước. Vua Minh uất ức trước tài năng đối. đáp cứng cỏi của Giang Văn Minh mà không làm gì được nên đã sai người ám hại ông.

2. Nội dung chính

Thám hoa Giang Văn Minh được vua cử đi sứ Trung Quốc. Chờ lâu mà không được vua Minh tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rằng mình không ở nhà để giỗ cụ tổ năm đời để vua Minh mắc bẫy phải xóa bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”.

Lần khác, khi Giang Văn Minh vào yết kiến, vua Minh sai đại thần ra vế đối ngạo mạn nhắc lại chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng: “Đồng trụ đến giờ rêụ vẫn mọc”, ông cứng cỏi đối lại: “Bạch Đằng thuở trước máu còn loang”. Vua Minh tức giận vì sứ thần nước Nam dám nhắc lại chuyện thảm bại trên sông Bạch Đằng của quân Nam Hán, Tống và Nguyên nên đã sai người ám hại ông.

Giang Văn Minh là ngưòi “trí dũng song toàn” vì ông đã mưu trí khiến vua Minh phải xóa bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”, dũng cảm đối đáp với vua Minh để giữ thể diện của đất nước.

3. Liên hệ bài đọc / Mở rộng kiến thức

Đinh Lễ là cháu và là tướng giỏi của Bình Định Vương Lê Lợi. Khi bị giặc bắt và dụ hàng, ông khảng khái chửi cả tưóng giặc và vua Minh dù biết rằng như vậy là cầm chắc cái chết.

Người chửi quăn giặc

Đinh Lễ là cháu, đồng thời là ngưòi thân cận của Bình Định Vương (Lê Lợi), sức khỏe phi phàm, nhanh nhẹn và tài trí.

Trong trận Khả Lưu (1424), Đinh Lễ và Lê Sát chỉ huy một cánh quân, chiến đấu rất ngoan cường. Giặc thua ta, Chu Kiệt bị bắt, Hoàng Thành bị chém, Trần Trí, Sơn Thọ chạy không dám quay đầu lại. Đinh Lễ còn giúp vua đánh thắng nhiều trận lớn như chiến thắng Diễn Châu, Tốt Động, Chúc Động…, trở thành một danh tướng của Bình Định Vương.

Năm 1427, Bình Định Vương đem quân vây Đông Quan. Để phá thế bao vây, tướng giặc Vương Thông cho quân tinh nhuệ đánh ra Từ Liêm rồi đánh vào đạo quân lớn phía Nam của Lê Nguyễn. Lê Lợi sai Nguyễn Xí và Đinh Lễ đem quân xung kích tới ứng cứu, đánh lui được quân giặc. Đinh Lễ thúc ngựa đuổi đánh giặc đến tận Uy Động. Vương Thông thấy quân ta mỏng nên tung quân lớn ra đánh úp, bắt sông được Đinh Lễ và Nguyễn Xí.

Vương Thông bầy tiệc thiết đãi ông và Nguyễn Xí rồi nói:

– Hai ông là những tướng tài, nếu chịu đầu hàng thiên triều, hẳn phú quý không tài nào lường nổi.

Đinh Lễ hất mâm rượu xuống đất, tóc dựng ngược, chỉ mặt Vương Thông mà nói:

– Tướng nước Nam không bao giờ theo giặc. Thằng nhãi Tuyên Đức (tức vua nhà Minh) có ngồi đây ta cũng nhổ vào…

Vương Thông tức giận sai lôi hai ông đi chém. Đinh Lễ vươn cổ cho chém, miệng vẫn không ngớt chửi rủa vua quan nhà Minh.

(Theo Ngô Văn Phú, Truyện danh nhân Việt Nam)

Xem thêm Lập chương trình hoạt động

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận