Xa ngắm thác núi Lư – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

XA NGẮM THÁC NÚI LƯ

(Vọng Lư Sơn bộc b– Lí Bạch)

I – GỢI DẪN

  1. Lí Bạch và thơ Đường :

Thời Đường (kéo dài khoảng ba thế kỉ, từ VII – XIX) là một hiện tượng thi ca đặc biệt. Hàng vạn bài thơ xứng đáng được lưu danh của hơn hai nghìn nhà thơ, trong đó nổi bật lên là những đỉnh cao : Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Trần Tử Ngang,… Những giá trị về nội dung và nghệ thuật của thơ Đường đều đạt tới đỉnh cao, những nguyên tắc, thủ pháp nghệ thuật của thơ Đường trở thành chuẩn mực của thơ ca đời sau, đồng thời ảnh hưởng mạnh mẽ tới thơ ca nhiều nước khác trong vùng (trong đó có Việt Nam).

Trong bầu trời sao rực rỡ ấy có hai ngôi sao sáng nhất, một ngôi được gọi là “Thi tiên” (chỉ Lí Bạch) còn ngôi kia được gọi là “Thi thánh” (chỉ Đỗ Phủ).

Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ, từ nhỏ đã xa gia đình để đi du lịch. Lí Bạch từng có khát vọng cứu đời giúp dân song các triều đại phong kiến thời bây giờ không thể dung nạp nổi ông – con người có khát vọng lớn lao và tâm hồn phóng khoáng. Thất vọng, Lí Bạch chọn con đường phiêu bạt, hoà mình vào mây trời sông nước. Ông làm nhiều thơ về chiến tranh, tình yêu, tình bạn nhưng nổi bật là những bài thơ ca ngợi phong cảnh thiên nhiên. Ông được coi là người tiêu biểu cho trường phái thơ ca lãng mạn của thơ Đường.

  1. Đại ý :

Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo được tạo nên bởi tầm quan sát và trí tưởng tượng phi thường, tác giả đã miêu tả sinh động vẻ đẹp của thác núi Lư, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng.

  1. Chủ giải :

Trong câu hai của nguyên tác : “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”, chữ “quải” có nghĩa là “treo”. Trông xa thấy thác nước (như dải lụa bạch khổng lồ) đang treo trước mặt. Hình ảnh thơ thật kì vĩ, thể hiện một trí tưởng tượng siêu phàm. Câu thơ dịch “Xa trông dòng thác trước sông này” đã không thể hiện được hình ảnh đó.

  1. Cách đọc :

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhịp 4/3, lời hàm súc, ý sâu xa. Cần đọc chậm, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ để cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ, hình ảnh và tâm hồn phóng khoáng của nhà thơ.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Vọng Lư Sơn bộc bố là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, trong Lí Thái Bạch tập. Đây là bài thứ hai trong tập thơ hai bài Lí Bạch làm lúc cuối đời khi ông trở lại với cuộc sống tự đo ngao du, thưởng ngoạn phong cảnh (trước đó, Lí Lân, người mà ông phò tá, bị dẹp nên ông bị đày đi Dạ Lang, giữa đường thì được tha, lại trở về Giang Tây). Bài thơ này ngợi ca cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, bộc lộ một tình yêu lớn đối với thiên nhiên của tác giả.

Hương Lô là một ngọn núi cao ở phía tây bắc dãy Lư Sơn (một thắng cảnh nổi tiếng ở phía nam thành phố cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc), mây trắng thường bao phủ trên đỉnh xa trông như một lư hương (lò hương ; lô nghĩa là lò) đang toả khói (lò đốt trầm hương) nên mới có tên như vậy. Đó là hình ảnh đã phổ biến trong cảm nhận của nhiều người. Nhưng đến Vọng Lư Sơn bộc bố của Lí Bạch, chúng ta lại bắt gặp một cảnh tượng mang sắc vẻ mới.

Như nhan đề của bài thơ (Xa ngắm thác núi Lu), hình ảnh thác núi được nhìn từ tầm xa :

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Ngay ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã hoạ nên hình ảnh núi Hương Lô thật mĩ lệ. Trong ánh nắng mặt trời chiếu rọi, mây khói chuyển thành màu tía, khói hương huyền ảo, khác thường (có người dịch là mây tím). Câu thứ nhất, với hình ảnh núi Lư, như một thủ pháp dựng nền cho bức tranh phong cảnh. Trên cái nền ây, ở câu thơ tiếp theo, hình ảnh thác nước mới thật nổi bật, sống động :

Xa trông dòng thác trước sông này

Xa trông chứ không phải nhìn ngắm ở khoảng cách gần. Phải là từ xa thì, trong cái nhìn, mới thu nhỏ được hình ảnh thác nước để hình dung nó trong toàn cảnh, về điều này, Tô Đông Pha khi đến thăm núi Lư Sơn cũng từng có hai câu thơ nổi tiếng :

Bất thức Lư Sơn chân diện mục,

Chỉ duyên thân tại thử sơn trung.

(Không biết được diện mạo thật của Lư Sơn Chỉ vì thân đang ở trong núi ấy)

Bản dịch thơ dịch không sát câu thứ hai. Nguyên tác là : Dao khan bộc bố quải tiền xuyên (nghĩa là : Nhìn xa thấy dòng thác như treo trên dòng sông phía trước). Chữ quải thật thần tình, bản dịch thơ làm mất chữ nảy. Thác nước cao trông xa như treo trước dòng sông, tưa như một dải lua khổng lồ (bộc bố: thác nước trên núi chảy xuống, nhìn xa như một tấm vải treo dọc buông rủ xuống). Trước mắt ta hiện ra một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ, phi thường. Hình ảnh dòng thác trên nền cảnh (đã được tạo ra ở câu 1) như một bức ảnh mà ở đó nhà nghệ sĩ đã làm cảnh vật tĩnh lại trong chớp nhoáng, lấy tĩnh mà tả động.

Đến câu thơ thứ ba, hình ảnh dòng thác thoắt chuyển sang trạng thái động : Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước.

Hình ảnh thác nước chảy như bay đổ thẳng xuống tạo cảm giác mạnh. Không thể chỉ đứng ở xa mà nhìn thấy được sức chảy, dòng chảy như vậy. Có lẽ từ một điểm nhìn gần hơn (câu trên) và nhìn lên thì mới thấy từ trên cao vòi vọi thác nước ập xuống như choán lấp cả cái nhìn. Độ cao của núi được gợi tả bằng chính sức đổ của dòng thác này. Để thây núi như lò hương thì ắt là phải nhìn từ xa, nhưng để cảm thấy cái cao vọi của nó chắc sẽ phải đứng gần mà ngước lên. Có thể thấy, đến câu thơ này, thác nước đã hiện ra qua trực giác cảm nhận chứ không còn thuần tuý nhìn – tả. Từ phỉ (bay) trong câu này khiến khung cảnh hùng vĩ, ấn tượng mạnh mà không thiếu sự bay bổng. Đe ở câu thơ cuối hồn thơ chợt cất cánh một ẩn dụ lãng mạn :

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây

Lối nói khoa trương lại diễn tả được một cách chân thực trạng thái cảm nhận về cái kì vĩ, phi thường. Chẳng có hình ảnh nào diễn đạt hơn được nữa cái sức mạnh nên thơ, như thực mà quá đỗi lạ thường của thác nước trong cái nhìn của thi sĩ như dải Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây này.

Lí Bạch từng được mệnh danh là Thi tiên (tiên thơ). Thơ ông thể hiện một tâm hồn luôn vươn tới tự do, phóng khoáng. Hình ảnh trong thơ ông thường tươi sáng, bay bổng diệu kì, bộc lộ một tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư ta phần nào thấy được điều đó. Tô Đông Pha quả là đã không quá lời khi viết:

Đế khiển Ngân Hả nhất phái thuỳ,

Cổ lai duy hữu trích tiên từ.

(Nghĩa là : Trời khiến Ngân Hà sa xuống đất, Nhưng xưa nay chỉ có bài thơ của trích tiên Lí Bạch mà thôi).

III – LIÊN HỆ

Đọc thêm bài thơ Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) của Lí Bạch :

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu,

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Bản dịch của Ngô Tất Tố :

Bạn từ lầu Hạc lên đường,

Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng.

Bóng buồm đã khuất bầu không,

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

(Thơ Đường Ở Việt Nam, NXB Hội Nhằ văn, H., 2001)

File PDF

Xem thêm

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận