Việt Nam từ sau cách mạng Tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến – Ôn thi vào 10 môn Lịch sử

Đang tải...

Ôn thi vào 10 môn Lịch sử

B. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY

Chủ đề 4

VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)

1. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám

Nước ta trong tình thế khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”

– Phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc: ở miền Bắc 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai, ở miền Nam quân Anh dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.

– Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hậu quả của thiên tai, nạn đói…

– Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng.

– Hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.

2. Bước đầu xây dựng chế độ mới

– 6/1/1946, nhân dân cả nước đi bầu Quốc hội khóa I với hơn 90% cử tri tham gia.

– Ý nghĩa: giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai; tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc của một nhà nước; thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân.

3. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

– Các biện pháp giải quyết giặc đói:

+ Trước mắt: lập các hũ gạo cứu đói, không dùng gạo, ngô để nấu rượu, tổ chức “ngày đồng tâm”…

+ Lâu dài: đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất cho nông dân.

– Các biện pháp giải quyết giặc dốt:

+ Trước mắt: ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ; kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.

+ Lâu dài: mở các trường học, nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu đổi mới theo tinh thần dân tộc và dân chủ.

– Các biện pháp giải quyết khó khăn về tài chính:

+ Trước mắt: kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào ‘Tuần lễ vàng”.

+ Lâu dài: ngày 31/01/1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam và ngày 23/11/1946 lưu hành tiền trong cả nước.

4. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

– Đêm 22, rạng sáng 23/0/1945, quân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

– Nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ anh dũng đánh trả; nhân dân miền Bắc tích cực chi viện sức người, sức của cho nhân dân miền Nam chiến đấu.

5. Chiến đấu chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng

– Nhượng cho chúng 70 ghế trong Quốc hội, cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền quan kim…

– Ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng…

6. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946)

– Ta chủ động đàm phán, hòa hoãn với Pháp và kí hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) nhằm nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

– Nội dung Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946): Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng để giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong vòng 5 năm…

– Tuy nhiên, sau Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp tiếp tục gây xung đột vũ trang…

– Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946): ta tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa để có thời gian xây dựng và củng cố lực lượng.

– Ý nghĩa: giúp ta loại bớt kẻ thù và có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ là biện pháp giúp đất nước….

  1. đẩy lùi nạn đói.
  2. diệt giặc dốt
  3. đánh đuổi giặc ngoại xâm.
  4. giải quyết khó khăn về tài chính.

Câu 2. Sau cách mạng tháng Tám thành công, khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là gì?

  1. Nạn đói đe dọa.
  2. Hơn 90% dân số mù chữ.
  3. Ngoại xâm, nội phản.
  4. Nông nghiệp lạc hậu.

Câu 3. Để giải quyết những khó khăn trước mắt về tài chính, chính phủ Việt Nam đã làm gì?

  1. Kêu gọi nhân dân xây dựng “Quỹ độc lập”
  2. Lập các hũ gạo cứu đói.
  3. Kêu gọi nhân dân tham gia bình dân học vụ.
  4. Ra sắc lệnh ban hành tiền Việt Nam.

Câu 4. Đêm 22 rạng sáng ngày 23/9/1945 đã xảy ra sự kiện gì?

  1. Tướng Lơ-cơ-léc đến Sài Gòn cùng bộ binh và xe thiết giáp, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
  2. Thực dân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
  3. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
  4. Chính phủ ta kí với Pháp hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946).

Câu 5. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ vào thời gian nào?

A. 23/11/1946               C. 14/9/1946 

B. 6/3/1946                    D. 6/4/1946

Câu 6. Đáp án nào không phải là ý nghĩa của sự kiện 6/1/1946 nhân dân cả nước đi bầu quốc hội khóa I?

  1. Giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc, tay sai.
  2. Tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc của một nhà nước,
  3. Thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân.
  4. Thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.

Câu 7. Để giải quyết căn bản nạn đói sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính phủ ta đã thực hiện biện pháp lâu dài nào?

  1. Chia ruộng đất cho nông dân, đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
  2. Lập các hũ gạo cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lí.
  3. Tổ chức “ngày đồng tâm”, xây dựng “Quỹ độc lập”.
  4. Kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất; nghiêm trị đầu co tích trữ gạo.

Câu 8. Tại sao ta chủ động hoàn hoãn với Pháp và kí Hiệp định So bộ (6/3/1946)?

  1. Ta lo sợ trước sức mạnh của quân đội Pháp.
  2. Ta được hưởng một số quyền lợi về kinh tế.
  3. Nhằm nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài
  4. Nhằm giải giáp quân đội Nhật và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Câu 9. Việc làm nào không phải là các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai?

  1. Nhượng cho quân Tưởng một số ghế trong Quốc hội.
  2. Nhượng cho quân Tưởng một số quyền lợi về kinh tế.
  3. Phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.
  4. Ban hành sắc lệnh trừng trị bọn phản cách mạng.

Câu 10. Từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). Đảng ta đã rút ra bài học kinh nghiệm nào cho chính sách đối ngoại hiện nay?

  1. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
  2. Đồng lòng bảo vệ độc lập, tự do.
  3. Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
  4. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

 

 Đáp án 

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận