Viếng Lăng Bác – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Viếng lăng Bác ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Viễn Phương (1928 – 2005), tên thật là Phan Thanh Viễn, quê gốc ở Tân Châu, An Giang.

Ông tham gia cách mạng từ 1945. Những sáng tạo nghệ thuật cũng bắt nguồn từ chính cuộc đời hoạt động của ông.         

Các tác phẩm chính: Chiến thắng Hoà Bình (trường ca, 1953); Mắt sáng học trò (thơ, 1970); Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972); Phù sa quê mẹ (thơ, 1991); Anh hùng mìn gạc (truyện, 1968)…

Tuy viết nhiều thể loại nhưng thơ vẫn là điểm mạnh hơn cả của Viễn Phương. Trước 1975, thơ ông thể hiện được khá chân thực tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh. Sau 1975, thơ Viễn Phương trở nên cô đúc, nhuần nhị hơn. Viếng lăng Bác (1976) là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc của ông viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh trong thời kì này, in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 60)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài thơ và đọc từng khổ thơ. Chú ý đến nghĩa biểu cảm của từng khổ thơ. Từ đó tìm hiểu cảm xúc của bài thơ.

b. Gợi ý trả lời

Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm thành kính, thiêng liêng xen lẫn niềm tiếc thương vô hạn, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ kính yêu.

Cảm xúc của bài thơ diễn ra theo trình tự thòi gian và được biểu hiện qua từng khổ thơ. Bài thơ gồm 4 khổ thơ, mỗi khổ thơ là một dòng cảm xúc chân thực của tác giả.

Khổ thơ thứ nhất: cảm xúc trào dâng khi từ xa nhìn thấy lăng Bác trong màn sương.

Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc bất tận về “dòng người ” ngày ngày vào lăng viếng Bác.

Khổ thơ thứ ba: cảm xúc nhà thơ khi vào trong lăng Bác.

Khổ thơ thứ tư: Cảm xúc lưu luyến trước khi từ biệt và ước nguyện của nhà thơ.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 60)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ khổ thơ đầu và khổ cuối của bài thơ. Hình ảnh hàng tre ở đây xuất hiện trong khung cảnh như thế nào? Tác giả đã miêu tả những đặc điểm gì (hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp…) có thể liên hệ hình ảnh cây tre trong các sáng tác khác để thấy được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh này.

b. Gợi ý trả lời

Từ quê hương miền Nam, Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến sĩ ra viếng lăng Bác kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ đến với vị lãnh tụ, đúng hơn là của người con về với vị Cha già dân tộc. Trong niềm xúc động, thành kính, khi nhìn thấy hình ảnh hàng tre, tác giả đã thốt lên:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.

Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Đây là một hình ảnh rất thực nhưng vổi làn sương mỏng bao phủ đã gợi lên không khí thiêng liêng, huyền thoại tại nơi yên nghỉ của Người, Cây tre đối với mỗi người dân Việt Nam không có gì xa lạ, bất ngờ, nhưng tại sao Viễn Phương vẫn trào dâng cảm xúc: “Ôi”. Có lẽ cội nguồn xúc cảm ấy bắt nguồn từ những phẩm chất tốt đẹp ẩn chứa đằng sau “đứng thắng hàng”, mặc cho “bão táp mưa sa”, sóng gió của cuộc đời. Và đó cũng là biểu trưng cho vẻ đẹp của sự kiên cường, bất khuất, ngay thẳng, thanh cao của con người Việt Nam. Từ hình ảnh cây tre gần gũi, bình dị ấy, Viễn Phương đã suy tưởng và giúp ngưòi đọc cùng suy tưởng đến phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam; câu thơ vì thế có sức gợi rất lớn. Và trong cách tả, cách gợi ấy với những từ giàu tính biểu cảm: “bát ngát, xanh xanh, ôi… ”, nhà thơ đã thể hiện được nỗi xúc động thành kính và niềm tự hào sâu sắc về con người, đất nước Việt Nam và vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh cây tre (hàng tre) và cũng kết thúc bằng hình ảnh thân thuộc ấy:

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Nhưng đến cây tre, tre không còn là hình ảnh thực mà đã được hình tượng hóa, biểu trưng hoá bởi ước muốn chân thành, tha thiết của nhà thơ. Viễn Phương ước muốn được làm “cây tre” không chỉ kiên gan, bất khuất mà còn thuỷ chung, hiếu nghĩa để suốt đời được gắn bó bên người Cha già dân tộc. Hình ảnh kết thúc bài thơ như một sự trào dâng về tình cảm và cũng là sự bổ sung hoàn thiện vẻ đẹp của cây tre Việt Nam.

c. Mở rộng kiến thức

Trong chúng ta, ai đã từng sinh ra và lớn lên trên một miền quê yên ả, thanh bình hẳn sẽ không bao giò quên hình ảnh những luỹ tre xanh xanh, bao bọc xóm làng. Hình ảnh mộc mạc, bình dị và thân thương ấy đã đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đẹp đến lạ thường.

Ta hãy nghe Thép Mới viết về tre.

“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa…

Tre, nứa, trúc, mai, vầu… mấy chục loại khác nhau nhưng cũng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người… ”

Nhà thơ Nguyễn Duy cũng có lần ngợi ca:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi,

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu…

Xem thêm Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn

trích) tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 60)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ ba khổ thơ (2, 3, 4). Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác thể hiện qua hình thức nào: trực tiếp bằng các tính từ, động từ chỉ trạng thái, cảm xúc; hay gián tiếp bằng những hình ảnh ẩn dụ? Chú ý phân tích kĩ các hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng ở cả ba khổ thơ.

b. Gợi ý trả lời

Ở mỗi người Việt Nam chúng ta, niềm kính yêu, lòng biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc. Trong những vần thơ của mình, Viễn Phương đã nói lên một cách thiết tha, cảm động những tình cảm ấy.

Ngay từ câu thơ mở đầu đã gợi một không khí ấm áp, gần gũi qua cách xưng hô (con) và sự xuất hiện của hình ảnh ấy mổi như một khúc dạo đầu để mở ra một loạt suy tưởng sâu lắng hơn, mênh mông hơn.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bao trùm khổ thơ là một không khí vừa thực vừa ảo, vừa cụ thể, vừa biểu trưng. Hai câu thơ sóng đôi, hô ứng nhau với hai hình ảnh mặt trời. Một mặt trời rất thực của vũ trụ, vĩnh hằng vẫn “ngày ngày đi qua trên lăng” và một mặt trời rực rỡ, vĩ đại “trong lăng rất dỏ Lấy hình ảnh kì vĩ nhất của vũ trụ luôn trường tồn, vĩnh cửu để nói về Bác quả là sự so sánh sáng tạo, độc đáo của nhà thơ. Và đến đây, Viền Phương không chỉ dừng lại ở sự kính vêu của một người “con” dành cho vị Cha già, mà đã nâng lên thành sự tôn thờ của một công dân đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Và đối với nhân loại, mặt trời tự nhiên ấy vẫn ngày ngày chiếu sáng, đem sự sống đến cho muôn loài thì đối với mỗi người dân Việt Nam, Bác vẫn là mặt trời cách mạng luôn chỉ lối, soi đường cho chúng ta tiến bước.

Miên man trong suy tưởng ấy, tràn ngập trong ánh sáng rực rỡ của “mặt trời trong lăng rất đỏ” ấy, Viễn Phương đã nhìn dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác, dù “đi trong thương nhớ” vẫn kết thành một hình ảnh hết sức đẹp đẽ, rạng ngời: “Tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Một chữ “dâng” chứa đựng bao tình cảm, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, sự thành kính thiêng liêng của nhân dân đối với Bác Hồ. Ở hai câu thơ sau, một lần nữa từ “ngày ngày” lại xuất hiện, diễn tả sự tuần hoàn, dài bất tận trong thời gian. Như vậy, một lần nữa Viễn Phương lại khẳng định: Bác không chỉ trường tồn vĩnh cửu cùng với vũ trụ bao la, mà còn vĩnh hằng trong lòng những người con đất Việt.

Cũng vì tâm niệm đó mà nhà thơ đã cảm nhận:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.

Với tình cảm chân thật, nhà thơ có cảm giác như Bác đang tròn giấc ngủ thanh thản, bình yên. Lại một hình ảnh kì vĩ rộng lớn xuất hiện (vầng trăng) nhưng, đến đây hoàn toàn là hình ảnh của tưởng tượng, của cảm xúc. Đó có thể là ánh sáng từ lòng thành kính, thiêng liêng của tất cả người dân khi vào viếng lăng Bác, cũng có thể là ánh sáng từ gương mặt thanh thản của Người rạng ngời, lan toả khiến nhà thơ liên tưởng tới ánh sáng dịu hiển của vầng trăng. Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn thấy tình cảm vĩnh hằng của vị lãnh tụ kính yêu.

Nhưng dù cố “ru” mình trong những suy tưởng miên man ấy, tác giả vẫn không thể xoá đi cảm giác đau xót đang chất chứa trong lòng:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Câu thơ là lòi tâm sự, thổ lộ rất chân thành. Dù biết rằng Bác vẫn còn đó mãi mãi với dân tộc Việt Nam, với nhân dân Việt Nam như mặt trời, vầng trăng vẫn ngày ngày toả sáng nhưng nhà thơ không thể giấu nổi sự nhói đau trong tận đáy lòng. Có lẽ ấn tượng về ngày mùng 2 tháng 9 cách đó 6 năm, ngày mà “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa ” (Tố Hữu), như vẫn in nguyên vẹn và nỗi đau ấy càng ngày càng trào dâng, đến lúc không thể kìm nén được, rất tự nhiên nó bật lên thành tiếng khóc:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt.

Câu thơ đơn giản, bình dị, rất Nam Bộ, như một lời thông báo nhưng đẫm nước mắt của sự chia li. Đứng trên mảnh đất Ba Đình, vẫn ở ngay cạnh Bác mà nhà thơ đã cảm thấy rất rõ nỗi đau, đến nức nở, nghẹn ngào của sự xa cách. Và thật là kì diệu, chính trong lúc buồn đau ấy, Viễn Phương lại tìm được cách để được ở cạnh Bác mãi mãi bằng những ước muốn chân thành, cảm động:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Những câu thơ cuối bài là sự trào dâng mãnh liệt của cảm xúc. Không dừng lại ở nỗi đau, niềm thương xót, kính yêu, tác giả biến tất cả thành hành động (dù là chỉ có thể thực hiện trong tưởng tượng, ước muốn). Dù là một con chim cũng sẽ luôn hót quanh lãng Bác, là một bông hoa cũng mãi toả hương thơm ru giấc ngủ của Ngưòi và là cây tre cũng nguyện trung hiếu suốt đời. Với điệp ngữ “muốn làm” được nhắc lại ba lần đã diễn tả sâu sắc cảm xúc thiết tha, chân thành và nồng hậu của nhà thơ. Niềm kính yêu, tình cảm sâu sắc của nhà thơ dành cho vị Cha già dân tộc đến đây cũng đã trở thành niềm khát khao được hoá thân để ở bên Người mãi mãi và để “Người toả sáng trong ta”.

Bài thơ đẹp vì những hình ảnh rực rỡ, sáng ngời, giàu sức biểu trưng, biểu cảm, nhưng trên hết vẫn là tình cảm chân thành, sâu sắc, thiết tha mà tác giả và cả nhân dân Việt Nam dành cho Bác.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 60)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý đến thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh thơ để nhận xét về nghệ thuật của bài thơ. Những hình ảnh nào, câu thơ nào gây ấn tượng mạnh mẽ, làm xúc động lòng người, giữa nội dung và tình cảm của nhà thơ có sự hài hoà với hình thức biểu hiện ra sao?

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ “Viếng lăng Bác” dạt dào cảm xúc, là tình cảm chân thành, sâu nặng của người con miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ vừa là cảm xúc thành kính, tự hào vừa thương nhớ, vừa xót đau của tác giả. Cảm xúc ấy được thể hiện bằng những câu thơ giản dị mà sâu lắng. Thể thơ tự do giúp cho việc bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên. Nhịp thơ chậm rãi phù hợp vối việc thể hiện cảm xúc nghẹn ngào.

Trong bài thơ, tác giả còn sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ đặc sắc thể hiện xúc động, niềm thành kính và sự tôn vinh đối vối Bác Hồ vĩ đại.

Sự thông nhất giữa nội dung và tình cảm, cảm xúc và hình thức biểu hiện góp phần tạo nên sự đặc sắc của bài thơ

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận