Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài sách giáo khoa toán lớp 6

Đang tải...

Vẽ đoạn thẳng ch biết độ dài toán lớp 6

1. Vẽ đoạn thẳng trên tia

Trên tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài)

2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia.

Trên tia Ox, vẽ điểm M sao cho OM = a và vẽ điểm N sao cho ON = b. Nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N

Vẽ đoạn thẳng ch biết độ dài toán lớp 6

BÀI TẬP

Bài 53: Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM và ON sao cho OM = 3cm, ON = 6cm. Tính MN. So sánh OM và MN.

Bài 54: Trên tia Ox vẽ ba đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA = 2cm, OB = 5cm, OC = 8cm. So sánh BC và BA.

Bài 55: Gọi A, B là hai điểm trên tia Ox. Biết OA = 8cm, AB = 2cm. Tish OB. Bài toán có mấy đáp số?

Bài 56: Cho đoạn thẳng AB dài 4cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC = 1cm.

a) Tính CB.

b) Lấy điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD = 2cm. Tính CD.

Bài 57: Đoạn thẳng AC dài 5cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho BC = 3cm.

a) Tính AB.

b) Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = 5cm. So sánh AB và CD.

Bài 58: Vẽ đoạn thẳng AB dài 3,5 cm. Nêu cách vẽ.

Bài 59: Trên tia Ox, cho ba điểm M, N, P biết OM = 2cm, ON = 3cm, OP = 3,5cm. Hỏi trong ba điểm M, N, P thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

Xem thêm Trung điểm của đoạn thẳng toán lớp 6 tại

đây.

Giải

Bài 53

Vì M, N nằm trên tia Ox mà OM = 3cm < ON = 6cm nên M nằm giữa hai điểm O và N.

Ta có: OM + MN = ON suy ra MN = ON – OM = 6 – 3 = 3cm.

Ta thấy: OM = 3cm = MN nên OM = MN

Bài 54.

– Vì A, B nằm trên tia Ox mà OA = 2cm < OB = 5cm nên A nằm giữa O và B.

Ta có: OA + BA = OB suy ra BA = OB – OA = 5 – 2 = 3cm

– Vì B, C nằm trên tia Ox mà OB = 5cm < OC = 8cm nên B nằm giữa O và C.

Ta có: OB + BC = OC suy ra BC = OC – OB = 8 – 5 = 3cm

Ta thấy BA = 2cm = BC nên BA = BC.

Bài 55.

Có hai trường hợp:

– Trường hợp 1: A nằm giữa O và B

Ta có: OB = OA + AB = 8 + 2 = 10cm

– Trường hợp 2: B nằm giữa O và A

Ta có: OB + AB = OA suy ra OB = OA – AB = 8 – 2 = 6cm

Vậy bài toán có hai đáp số là 10cm và 6cm.

Bài 56.

a)

Trên tia AB có hai điểm B, C mà AC = 1cm < AB = 4cm nên C nằm giữa hai điểm A và B.

Do đó: AC + CB = AB suy ra CB = AB – AC = 4 – 1 = 3cm

b)

Điểm D thuộc tia đối của tia BC nên điểm B nằm giữa hai điểm C và D.

Do đó: CD = CB + BD = 3 + 2 = 5cm

Bài 57.

a)

Vì điểm B nằm giữa A và C nên: AB + BC = AC

suy ra AB = AC – BC = 5 – 3 = 2cm

b)

Tia đối của tia BA là tia BC

Trên tia BC có hai điểm C, D mà BC = 3cm < BD = 5cm nên C nằm giữa hai điểm B và D.

Do đó: BC + CD = BD suy ra CD = BD – BC = 5 – 3 = 2cm

Ta thấy: AB = 2cm = CD nên AB = CD.

Bài 58.

Mình xin trình bày hai cách vẽ:

– Chỉ dùng thước kẻ:

+ Vẽ tia Ax bất kì

+ Đặt cạnh thước (phần có vạch đo kích thước) nằm trên tia Ax sao cho vạch số 0 của thước trùng với gốc A của tia.

+ Vạch số 3,5cm của thước sẽ cho ta điểm B. Đoạn thẳng AB là đoạn thẳng cần vẽ.

– Dùng thước kẻ và compa:

+ Vẽ đường thẳng a bất kì.

+ Trên đường thẳng a lấy một điểm A bất kì. Dùng compa quay một vòng tròn tâm A, bán kính 3,5cm.

+ Đường tròn sẽ cắt đường thẳng a tại 2 điểm. Hai điểm này sẽ là điểm B cần tìm (bạn chọn lấy điểm nào cũng được).

Bài 59.

– Vì cả 3 điểm M, N, P đều nằm trên tia Ox mà OM = 2cm < ON = 3cm < OP = 3,5cm nên điểm N nằm giữa hai điểm M và P.

(Với bài này các bạn không cần phải lý luận dài dòng để suy ra tia đối, cứ theo phần Nhận xét ở trang 123 SGK Toán 6 tập 1 là được).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận