Về Đích: Ngày Hội Với Sách – Ngữ Văn 6 bộ Kết nối tri thức

Đang tải...

Bài viết sẽ cung cấp cho học sinh tài liệu soạn bài Về đích Ngày hội với sách của Bài 10 sách Ngữ Văn 6 bộ Kết nối tri thức. Trong phần Về đích này, các em có thể giới thiệu sản phẩm minh hoạ sách hoặc trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.

BÀI 10

Nói và nghe

VỀ ĐÍCH

Ngày hội với sách

Trong phần này, em và các bạn có thể giới thiệu sản phẩm minh hoạ sách hoặc trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MINH HOẠ SÁCH

Mỗi cá nhân, nhóm, lớp có thể đăng kí tham gia trưng bày, giới thiệu pô-xtơ, tranh ảnh, mô hình minh hoạ cho các nội dung của sách tại lớp học, thư viện hoặc một không gian phù hợp khác trong trường học.

TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯỢC GỢI RA Từ CUỐN SÁCH ĐÃ ĐỌC

Sau khi đọc một cuốn sách, cỏ bao vấn đề đời sống được gợi lên, cần chia sẻ, trao đổi. Trong bài này, em sẽ tập trình bày ý kiến về một vấn đề như vậy.

1. TRƯỚC KHI NÓI

a. Chuẩn bị nội dung nói

– Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói.          

– Tim ý: Để tìm ý cho bài nói, cần tự đặt ra và trả lời các câu hỏi như:      

+ Vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách là gi?

+ Chi tiết, sự việc nào trong cuốn sách cho thấy rõ vấn đề ấy?

+ Ý kiến của em về vấn đề đó: Em đồng ý hay không đồng ý? Vì sao?

+ Hành động của em trước vấn đề cuốn sách đặt ra?

+ Em muốn trao đổi gì với người nghe, với tác giả và những người đọc khác?

– Sắp xếp ý: Sắp xếp các ý đã tìm ở trên theo một trật tự lô-gíc và bổ sung, sửa chữa nếu cần để tạo thành đề cương của bài nói với các thông tin cụ thể sau:

+ Tên sách và tác giả của cuốn sách đã gợi lên vấn đề đời sống mà em muốn bày tỏ ý kiến.

+ Vấn đề đời sống mà em muốn bàn.

+ Ý nghĩa của cuốn sách trong việc giúp em có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về các vấn đề đời sống.

b. Tập luyện

– Em có thể luyện nói một mình hoặc cùng các bạn trong nhóm. Nếu tập luyện theo nhóm, cần góp ý với nhau về nội dung và cách trình bày để bài nói được xây dựng hoàn chỉnh và khả năng thuyết trình của mỗi người được nâng lên.

2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

– Trình bày lần lượt các ý đã được xác định trong đề cương bài nói.

– Sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể (dẫn từ sách hoặc đời sống thực) để làm rõ vấn đề.

– Bộc lộ được cảm xúc, thái độ phù hợp.

3. SAU KHI NÓI

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe Người nói
  • Lắng nghe những chia sẻ của người nói và có thể ghi lại những điểm cần trao đổi, tranh luận.
  • Có thể nêu ý kiến, đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách. 
  • Lắng nghe ý kiến, câu hỏi mà người nghe nêu ra.
  • Trả lời để làm rõ hơn vấn đề được nêu hoặc có thể thảo luận để tìm hiểu thêm, 

 >> Xem thêm: Thách Thức Thứ Hai – Bài 10 Ngữ Văn 6 Bộ Kết Nối Tri Thức

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận