Ước và bội của một số nguyên sách giáo khoa toán lớp 6

Đang tải...

Ước và bội của một số nguyên

Bài 101: Tìm năm bội của: 3; -3.

Bài 102: Tìm tất cả các ước của: -3; 6; 11; -1.

Bài 103:

Cho hai tập hợp số: A = {2, 3, 4, 5, 6}; B = { 21, 22, 23}

a) Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng (a + b) với a ∈ A và b ∈ B?

b) Trong các tổng tên có bao nhiêu tổng chia hết cho 2?

Bài 104: Tìm số nguyên x, biết:

a) 15x = 75                       b) 3|x| = 18

Bài 105: Điền số vào ô trống cho đúng:

Ước và bội của một số nguyên

Bài 106:

Có hai số nguyên a, b khác nhau nào mà a chia hết cho b và b chia hết cho a không?

Xem thêm Ôn tập chương II toán lớp 6 tại đây.

Giải

Bài 101.

Gợi ý: Muốn tìm bội của một số, ta nhân số đó lần lượt với …, -2, -1, 0, 1, 2, …

Năm bội của 3 và -3 là: -6; -3; 0; 3; 6

Bài này có rất nhiều đáp án, tùy theo cách bạn chọn các bội của hai số này.

Bài 102.

– Các ước của -3 là: -3; -1; 1; 3

– Các ước của 6 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6

– Các ước của 11 là: -11; -1; 1; 11

– Các ước của -1 là: -1; 1

Bài 103.

a)

Mỗi phần tử a ∈ A cộng với một phần tử b ∈ B ta được một tổng a + b

Do A có 5 phần tử, B có 3 phần tử nên ta có thể thiết lập được:

5.3 = 15 tổng dạng (a + b)

b) Tổng chia hết cho 2 là các tổng chẵn, ta có:

– A có 3 phần tử chẵn, B có 1 phần tử chẵn nên ta có 3.1 tổng chẵn.

– A có 2 phần tử lẻ, B có 2 phần tử lẻ nên ta có 2.2 tổng chẵn.

Tổng cộng ta có: 3.1 + 2.2 = 7 tổng chẵn.

Vậy trong các tổng trên, có 7 tổng chia hết cho 2.

Bài 104.

Áp dụng:

a.b = c => a = c:b hoặc b = c:a

a) 15x = 75

x = 75:15

x = 5

b) 3|x| = 18

|x| = 18:3

|x| = 6

x = 6

hoc x = 6

Bài 105.

Chỉ có một chú ý với bài này, đó là: |-13| = 13

Ước và bội của một số nguyên

Bài 106.

Có. Có hai số nguyên a, b khác nhau để a chia hết cho b và b chia hết cho a. Đó là có số nguyên đối nhau.

Ví dụ, với hai số nguyên đối nhau 5 và -5 ta có:

5 chia hết cho (-5) và (-5) chia hết cho 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận