Ước chung lớn nhất sách giáo khoa toán lớp 6

Đang tải...

Ước chung lớn nhất toán lớp 6

Bài 139: Tìm ƯCLN của:

a) 56 và 140 ;     b) 24, 84, 180

c) 60 và 180 ;     d) 15 và 19

Bài 140: Tìm ƯCLN của:

a) 16, 80, 176 ;         b) 18, 30, 77

Bài 141: Có hai số nguyên tố cùng nhau nào mà cả hai đều là hợp số không?

Xem thêm tiết luyện tập 1 trang 56 toán lớp 6 tại đây.

Giải

Bài 139

Ghi nhớ: Các bước tìm ƯCLN:

– Phân tích ra thừa số nguyên tố

– Tìm thừa số nguyên tố chung

– Tính tích các thừa số nguyên tố chung (lấy số mũ nhỏ nhất của thừa số chung). Tích này chính là ƯCLN.

a)

– Phân tích: 56 = 2^3 .7 ; 140 = 2^2 .5.7

– Chọn thừa số chung: là 2 và 7

– Với thừa số 2, ta lấy số mũ nhỏ nhất là 2.

=> ƯCLN(56, 140) = 2^2 .7 = 28

b)

– Phân tích: 24 = 2^3 .3 ; 84 = 2^2 .3.7 ; 180 = 2^2 .3^2 .5

– Chọn thừa số chung: là 2 và 3

– Với thừa số 2, ta lấy số mũ nhỏ nhất là 2.

Với thừa số 3, ta lấy số mũ nhỏ nhất là 1.

=> ƯCLN(24, 84, 180) = 2^2 .3 = 12

 

c)

Cách 1: Làm tương tự như trên

– Phân tích: 60 = 2^2 .3.5 ; 180 = 2^2 .3^2 .5

– Chọn thừa số chung: là 2, 3 và 5

– Với thừa số 2, ta lấy số mũ nhỏ nhất là 2.

Với thừa số 3, ta lấy số mũ nhỏ nhất là 1.

Với thừa số 5, ta lấy số mũ nhỏ nhất là 1.

=> ƯCLN(60, 180) = 2^2 .3.5 = 60

Cách 2: 60 là ước của 180 nên ƯCLN(60, 180) = 60

d) Các bạn nhớ chú ý a) trong SGK trang 55.

Cách 1: Làm tương tự như trên

– Phân tích: 15 = 3.5 ; 19 = 1.19

– Hai số này không có thừa số chung nên ƯCLN(15, 19) = 1

Cách 2: 19 là số nguyên tố (chỉ chia hết cho 1 và chính nó) nên ƯCLN(15, 19) = 1

Hay 15 và 19 là hai số nguyên tố cùng nhau.\

Bài 140

Cách làm tương tự như Bài 139 (trang 56 SGK).

a)

– Cách 1: Vì 16 là ước của 80 và 176 nên ƯCLN(16, 80, 176) = 16

– Cách 2:

– Phân tích: 16 = 2^4  ; 80 = 2^4 .5 ; 176 = 2^4 .11

– Chọn thừa số chung: là 2

– Ta lấy số mũ nhỏ nhất của 2 là 4.

=> ƯCLN(16, 80, 176) = 2^4  = 16

b) Các bạn nhớ chú ý a) trong SGK trang 55.

– Phân tích: 18 = 2.3^2  ; 30 = 2.3.5 ; 77 = 7.11

– Hai số này không có thừa số chung nên ƯCLN(15, 19) = 1

=> ƯCLN(18, 30, 77) = 1

Bài 141.

Có. Ví dụ như 4 và 9 hoặc 15 và 49 hoặc 25 và 33 …

Thật vậy:

4 = 2^2

9 = 3^2

Cả hai số này là các hợp số và không có thừa số nguyên tố chung nào nên ƯCLN của chúng là 1. Do đó chúng là các số nguyên tố cùng nhau.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận