Unit 12: Un overcrowed world – Trọng tâm ngữ pháp từ vựng Tiếng Anh 7

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em học sinh tham khảo Unit 12: Un overcrowed world – Trọng tâm ngữ pháp từ vựng lớp 7. Chúc các em học tốt!

Unit 12: Un overcrowed world

Trọng tâm ngữ pháp từ vựng lớp 7

A. GRAMMAR – NGỮ PHÁP

I. COMPARISONS OF QUANTIFIERS:MORE, LESS/FEWER– So sánh hơn, kém của lượng từ

1. Cấu trúc

So sánh hơn
So sánh hơn

2. Cách dùng

Chúng ta sử dụng more, less/ fewer để:

– So sánh giữa người (hoặc vật) này với người (hoặc vật) khác:

      Ví dụ:

There are more birds in the tree than that in the cage.

– Brumba has the population of 4,509 people per square kilometer, while thepopulation of Crystal is only 928. We can say that Brumba has morepopulationthan (Brumba có dân số là 4,509 người/ km2, trong khi dân số ở Crytal chỉ là928người/ km2. Chúng ta có thể nói rằng Brumba có dân số lớn hơn so với Crystal.)

– In Brumba, there are 57% of the population living in slums. Thus, Crystal hasfewerpercentage of people living in such conditionthan (Ở Brumba, có 57% dân số sống trong các khu ổ chuột. Vì thế, Crystal sẽ có ít người sống trong điều kiện như vậy hơn là Brumba.)

– Vietnam has lessclean waterthan the USA, because of the shortage of money and lower technology. (Việt Nam có ít nước sạch hơn Mỹ, vì thiếu tiền và công nghệ kém hơn).

3. Dấu hiệu nhận biết

– Trong câu xuất hiện từ so sánh: more, less, fewer, than…

– Nếu trong câu có xuất hiện thêm các từ “much/far/ a lot” hoặc “a bit/a little/slightly” thì có khả năng đó là câu so sánh.

      Ví dụ:

– I have much more money than you. (Tôi có rất nhiều tiền hơn bạn.)

– He has far more time than you. (Anh ấy có nhiều thời gian hơn cậu.)

– This house has slightly moretrees than another one in this dty. (Căn nhà này cónhiều cây hơn ngôi nhà khác trong thành phố.)

4. Lỗi thường hay gặp khi sử dụng cấu trúc more, less/ fewer ?

Mặc dù có ý nghĩa giống nhau, nhưng cách sử dụng của less và fewer là khác nhau. Chúng ta cần nhớ: đằng sau less là một Danh từ không đếm được (hay Uncountable Noun), còn sau fewer thì bắt buộc phải là một danh từ đếm được (hay Countable Noun).

      Ví dụ:

– This bottle has fewer less wine than the others. (Cái chai này có ít rượu hơn những cái chai khác – Ở đây wine là Danh từ không đếm được, do vậy bắt buộc phải dùng less.)

– My family has less fewer people than my girlfriend’s. (Gia đình của tôi có ít người hơn gia đình của bạn gái tôi – Ở đây, people là Danh từ số nhiều của person, là danh từ đếm được. Do vậy bắt buộc phải dùng là fewer.)

II. TAG QUESTIONS – Câu hỏi đuôi

1. Cấu trúc

– S +VAuxiliary + (not) + V + O, VAuxiliary+ Pronoun?

      Ví dụ:

– You haven’t bought the ticket, have you? (Bạn chưa mua vé, đúng không?)

– It isn’t a beautiful day, is it? (Hôm nay không đẹp trời nhỉ?)

– S +( VAuxiliary) + V + O, VAuxiliary + not + Pronoun?

      Ví dụ:

– Most children want to have the freedom to do what they want, don’t they? (Hầu hết lũ trẻ đều muốn được tự do làm điều mình thích, đúng chứ?)

– Hanoi is the largest city in the world, isn’t it? (Hà Nội là thành phố lớn nhất thế giới, phải không?)

2. Một số dạng câu hỏi đuôi

– Câu giới thiệu dùng “I am”, câu hỏi đuôi là “aren’t I”.

Ví dụ: I am a student, aren’t I? (Tôi là một học sinh, đúng chứ?)

– Câu giới thiệu dùng Let’s, câu hỏi đuôi là “Shall we”.

Ví dụ: Let’s go for a picnic, shall we? (Chúng ta đi dã ngoại chứ?)

– Chủ ngữ là những đại từ bất định “Everyone, someone, anyone, no one, nobody…” câu hỏi đuôi là “they”.

      Ví dụ:

– Somebody wanted a drink, didn’t they? (Ai đó muốn chút đồ uống, phải không?)

– Nobody phoned, did they? (Không ai gọi điện cả, đúng chứ?)

– Chủ ngữ là “nothing” thì câu hỏi đuôi dùng “it”. Và Nothing là chủ ngữ có nghĩa là mệnh đề giới thiệu đang ở dạng phủ định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

Ví dụ: Nothing can happen, can it? (Chẳng chuyện gì có thể xảy ra cả, đúng không?)

– Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little… thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽở dạng khẳng định.

Ví dụ: He seldom drinks wine, does he? (Anh ấy hiếm khi uống rượu, phải không?)

– Câu đầu cóIt seems that+ mệnh đề, lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi.

      Ví dụ: It seems that you are right, aren’t you? (Có vẻ như bạn đúng, phải không?)

– Chủ từ là mệnh đề danh từ, dùng “it” trong câu hỏi đuôi.

      Ví dụ:

– What you have said is wrong, isn’t it?(Bạn đã nói sai, đúng chứ?)

– Why he killed himself seems a secret, doesn’t it? (Lý do anh ấy tự sát vẫn còn là một bí mật, đúng chứ?)

– Sau câu mệnh lệnh cách (Do…/Don’t do v.v…), câu hỏi đuôi thường là …will you?

      Ví dụ:

– Open the door, will you? (Bạn mở cửa được chứ?)

– Don’t be late, will you? (Đừng đi muộn, được chứ?)

– Câu đầu là WISH, dùng MAY trong câu hỏi đuôi

Ví dụ: I wish to study English, may I? (Tôi ước được học tiếng Anh, có được không nhỉ?)

– Chủ từ là ONE, dùng you hoặc one trong câu hỏi đuôi

      Ví dụ: One can be one’s master, can’t you/one? (Bạn có thể làm thầy của ai đó, đúng chứ?)

– Câu đầu có MUST, must có nhiều cách dùng cho nên tùy theo cách dùng mà sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau

– Must chỉ sự cần thiết: ð dùng needn’t

Ví dụ: They must study hard, needn’t they? (Họ cần phải học hành chăm chỉ, phải không?)

– Must chỉ sự cấm đoán: ð dùng must

Ví dụ: You mustn’t come late, must you? (Bạn không được đi muộn, phải không?)

– Must chỉ sự dự đoán ở hiện tại: ð dựa vào động từ theo sau must

Ví dụ: He must be a very intelligent student, isn’t he? (Anh ta ắt hẳn là 1 học sinh rất thông minh, phải không?)

– Must chỉ sự dự đoán ở quá khứ (trong công thức must + have + PII:ðdùng là have/has

Ví dụ: You must have stolen my bike, haven’t you? (Bạn chắc chắn đã lấy cắp xe của tôi, phải không?)

– Câu cảm thán, lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, dùng is, am, are

Ví dụ:

– What a beautiful dress, isn’t it? (Chiếc váy thật đẹp, không phải sao?)

– How intelligent you are, aren’t you? (Bạn thật thông minh, nhỉ?)

– Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel+ mệnh đề phụ, lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.

      Ví dụ:

– I think he will come here, won’t he? (Tôi nghĩ anh ấy sẽ đến, nhỉ?)

– I don’t believe Mary can do it, can she? (Tôi không tin Mary có thể làm được, đúng không?)

(Lưu ý: Mệnh đề chính có NOT thì vẫn tính như ở Mệnh đề phụ)

Cùng mẫu này nhưng nếu chủ từ không phải là I thì lại dùng mệnh đề đầu làm câu hỏi đuôi.

Ví dụ: She thinks he will come, doesn’t he?(Cô ấy nghĩ anh ta sẽ đến đây,đúng không?)

– USED TO:từng (diễn tả thói quen, hành động thường lặp đi lặp lại trong quá khứ). Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID.

Ví dụ: She used to live here, didn’t she? (Cô ấy từng sống ở đây, đúng không?)

– HAD BETTER: “had better” thường được viết ngắn gọn thành ‘D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy ‘D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ: He’d better stay, hadn’t he? (Anh ấy nên ở lại, nhỉ?)

– WOULD RATHER:“would rather” thường được viết gọn là ‘D RATHERnên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ: You’d rather go, wouldn’t you? (Bạn nên đi, không phải sao?)

3. Cách dùng chính

– Nếu lên giọng ở phần câu hỏi đuôi, thì có nghĩa là bạn chưa chắc chắn và muốn biết câu trả lời

      Ví dụ:

– You want to hang out with me, don’t you? (Cậu có muốn hẹn hò với mình không?)

– John doesn’t speak Japanese, does he? (John có nói được tiếng Nhật không?)

– Nếu xuống giọng ở phần câu hỏi đuôi, thì có nghĩa bạn đã biết câu trả lời và kiểm tra lại đáp án từ phía người được hỏi, hoặc chỉ đơn giản là một câu nói chứ không phải câu hỏi.

      Ví dụ:

– You want to hang out with me, don’t you? (Cậu muốn hẹn hò với tôi à?)

– John doesn’t speak Japanese, does he? (John không nói được tiếng Nhật nhỉ.)

3. Dấu hiệu nhận biết

Trong câu có hai mệnh đề, mệnh đề sau là một trợ động từ (có hoặc không có NOT) và một đại từ nhân xưng như: isn’t it, does he, will they, do you, …

B. VOCABULARY – TỪ VỰNG

Từ mới Phiên âm Nghĩa
affect /əˈfekt/ tác động, ảnh hưởng
block /blɒk/ gây ùn tắc
cheat /tʃiːt/ lừa đảo
crime /kraɪm/ tội phạm
criminal /ˈkrɪmɪnl/ kẻ tội phạm
density /ˈdensəti/ mật độ dân số
diverse /daɪˈvɜːrs/ đa dạng
effect /ɪˈfekt/ kết quả
explosion /ɪkˈspləʊʒn/ bùng nổ
flea market /fliːˈmɑːkɪt / chợ trời
hunger /ˈhʌŋɡə(r)/ sự đói khát
major /ˈmeɪdʒə(r)/ chính, chủ yếu, lớn
malnutrition /ˌmælnjuːˈtrɪʃn/ bệnh suy dinh dưỡng
megacity /ˈmeɡəsɪti/ thành phố lớn
overcrowded /ˌəʊvəˈkraʊdɪd/ quá đông đúc
poverty /ˈpɑːvərti/ sự nghèo đói
slum /slʌm/ khu ổ chuột
slumdog /slʌmdɒɡ/ kẻ sống ở khu ổ chuột
space /speɪs/ không gian
spacious /ˈspeɪʃəs/ rộng rãi

    Tải tài liệu về TẠI ĐÂY 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận