Unit 1: My Friends (Grammar, Review of simple tenses) – Bài giảng Tiếng Anh 8

Đang tải...

Unit 1: My Friends

(Grammar)

Review of simple tenses

 

1/ Present simple (Thì hiện tại đơn)

2/ Past sỉmple (Thì quá khứ đơn)

3/ (not) adjective + enough + to-infinitive, Too + adjectỉve + to-infinitive

1/ Present simple (Thì hiện tại đơn)

I/ Hình thức :

* Câu khẳng định – Affirmative:

CHÚ Ý: Thêm ‘-s’ hoặc ‘-es’ khi chủ ngữ là: He, She, It, hoặc danh từ số ít. Với động từ ‘Have’, chúng ta đổi thành ‘has’ khi dùng với chủ từ: He, She, ỉt, hoặc với danh từ số ít. Ví dụ:

* Câu phủ định – Negative:

CHÚ Ý: Dùng nguyên mẫu (không thêm ‘-s/-es’) sau ‘don’t’ và ‘doesn’t’.

* Câu hỏi – Question:

CHÚ Ý: * Dùng nguyên mẫu (không thêm ‘-s/-es’) sau ‘Do’ và ‘Does’.

* Cách thêm “s” và “es” vào động từ ở ngôi thứ ba số ít:

a/ Thêm ‘s’ vào hầu hết động từ khi chủ ngữ là ‘He, She, It’ hoặc danh từ số ít, Ví dụ:

– He sings

– She cooks

– It rains

b/ Thêm ‘es’ khi động từ tận cùng có: ‘s, ch, sh, z, x, o’. Ví dụ:

– He misses – He goes

– She watches – She fixes

– It finishes – It buzzes

c/. Khi động từ tận cùng có ‘y’, mà trước nó là phụ âm thì ta đổi ‘y’ thành ‘i+es.

Ví dụ:

– He replies

– She cries

– It carries

CHÚ Ý: Khi động từ tận cùng có ‘y’ nhưng trước ‘y’ là nguyên âm thì không thay đổi, và chỉ thêm ‘s’.

Ví dụ:

– He says

– She enjoys

– It plays

* Cách đọc V và “es” cuối động từ : có ba cách đọc khác nhau căn cứ theo âm cuối của động từ nguyên mẫu:

II/ Cách dùng:

1/ Chúng ta dùng thì hiện tại đơn để diễn tả những thói quen sinh hoạt hàng ngày trong hiện tại. Ví dụ:

– My grandparents live in the countryside.

(Ông bà tôi sống ở thôn quê.)

– I visit my grandparents twice a month.

(Tôi thăm ông bà tôi mỗi tháng hai lần.)

CHÚ Ý: Khi dùng thì hiện tại đơn để nói về thói quen hàng ngày, chúng ta thường dùng thêm các trạng từ thường xuyên (adverbs of irequency): alivays, usually, often, sometimes, rarely, never, ever, …. Ví dụ:

– My grandfather usually gets up early in the morning.

(Ông tôi thường thức dậy sớm vào buổi sảng.)

– My grandmother often makes me a cake when I stay there.

(Bà tôi thường làm bánh cho tôi khi tôi lưu lại đó.)

2/ Chúng ta cũng dùng thì hiện tại đơn để diễn tả những sự thật luôn luôn đúng. Ví dụ:

– The Sun rises in the east and sets in the west.

(Mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây.)

– The Earth moves around the sun. The Moon moves around the Earth. (Trái đất quay quanh mặt trời. Mặt trăng quay quanh Trái đất.)

2/ Past simple (Thì quá khứ đơn)

I/ Hình thức:

* Câu khẳng định – Affirmatỉve:

CHÚ Ý: Khi dùng thì quá khứ, chúng ta thêm ‘-ed’ cho một số động từ: watch – ivatched, và một sô” động từ khác lại có hình thức thay đổi bất qui tắc: meet

– met, go – went, ….

* Câu phủ định – Negative:

CHÚ Ý: Chúng ta dùng hình thức nguyên mẫu (không thêm ‘-ed’) của động từ sau trợ động từ ‘didn’t / did not’.

* Câu hỏi – Question:

CHÚ Ý: Chúng ta cũng dùng hình thức nguyên mẫu của động từ sau trợ động từ ‘Did’.

II/ Cách dùng: Chúng ta dùng thì quá khứ đơn để diễn tả một hành động đã xảy ra và chấm dứt trong quá khứ. Ví dụ:

– Hoa received a letter from her íriend yesterday.

(Hoa đã nhận một lá thư của bạn cô ấy ngày hôm qua.)

– Nam met Mr. Thanh after class this morning.

(Nam đã gặp thầy Thanh sau giờ học sáng nay.)

CHÚ Ý: Khi dùng câu quá khứ, chúng ta thường dùng thêm các cách nói thời gian như: yesterday, last week (last month, …), two days ago, in June, in 2007,….

Ví dụ:

– I sent a letter to my íriend two days ago.

(Tôi đã gửi một lá thư cho bạn tôi hai hôm trước.)

– In 2007, I began to study at this school.

(Vào năm 2007, tôi bắt đầu học tại trường này.)

III/ Cách viết “-ed” :

a/ Hầu hết động từ hợp qui tắc được thêm “-ed” mà không cần có thay đổi nào. Ví dụ:

work – worked

help – helped

press – pressed

b/ Động từ tận cùng có “y” mà trước nó là phụ âm, thì đổi “y” thành “i+ed”.

Ví dụ:

cry – cried

carry – carried

study – studied

CHÚ Ý: Động từ tận cùng là “y” mà trước nó là nguyên âm thì không thay đổi khi thêm “-ed”.

Ví dụ:

stay – stayed

play – played

enjoy – enjoyed

c/ Động từ một vần tận cùng có một phụ âm mà trước nó có một nguyên âm, thì nhân đôi phụ âm rồi thêm “-ed”.

Ví dụ:

rob – robbed

fit – fitted

stop – stopped

drop – dropped

CHÚ Ý: Các động từ tận cùng là “x” hoặc “w” thì không nhân đôi:

fix – fixed

bow – bowed

d/ Động từ hai vần chỉ nhân đôi khi trọng âm đặt ở vần thứ hai.

Ví dụ: prefér – preférred

permít – permítted

occúr – occúrred

CHÚ Ý: Không nhân đôi phụ âm khi trọng âm đặt ở vần thứ nhất.

Ví dụ: lísten – lístened

vísit – vísited

háppen – háppened

ópen – ópened

Động từ hai vần tận cùng có “l” mà trọng âm đặt ở vần thứ nhất, thì có thể

nhân đôi hoặc không cần nhân đôi “l” khi thêm “-ed”.

Ví dụ: trável – traveled / travelled

cáncel – canceled / cancelled

IV/ Cách đọc “-ed” : có thể đọc ba cách khác nhau căn cứ theo âm cuối của động từ nguyên mẫu.

3/ (not) adjective + enough + to-infinitive

((không) đủ…. để làm gì)

Too + adjectice + to-infinitive

(quá…đến nỗi không thể làm …)

1/ (not) adjective + enough + to-infinitive: cấu trúc này có ý nghĩa ‘(không) đủ (+ tính từ) để làm gì’. Chú ý: chúng ta phải đặt tính từ trước ‘enough’. Ví dụ:

– Nam is not tall enough to reach the top of the blackboard.

(Nam không đủ cao để với tay tới đỉnh tấm bảng đen.)

– Mr. Lam is not young enough to play football.

(Ông Lâm không còn đủ trẻ để thi đấu bóng đá.)

– I’m not strong enough to lift this refrigerator.

(Tôi không đủ mạnh để nhấc cái tủ lạnh này lèn.)

CHÚ Ý: Chúng ta có thể thêm ‘for somebody’ vào cấu trúc này: ‘(not) adjective + enough + for somebody + to-infinitive’: (không) đủ (+ tính từ) để cho ai có thể làm gì. Ví dụ:

– This problem is not easy enough for me to understand.

(Vấn đề này không đủ dễ để tôi có thể hiểu được.)

– This room is not large enough for five people to live in.

(Căn phòng này không đủ rộng để cho năm người có thể ở được.)

2/ ‘Too + adjective + to-infinitive’: cấu trúc này có ý nghĩa ‘quá (+ tính từ) đến nỗi không thề làm được’. Ví dụ:

– Nam is too short to reach the top of the blackboard.

(Nam quá thấp đến nỗi không thể với tay tới đỉnh bảng đen.)

– Mr. Lam is too old to play football.

(Ông Lâm quá già không thể thi đấu bóng đá được.)

– I’m too weak to lift this refrigerator.

(Tôi quá yếu không thể nhấc cái tủ lạnh này lên được.)

CHÚ Ý: Chúng ta có thế thêm ‘for somebody’ vào cấu trúc này: ‘Too + adjective + for somebody + to-infinitive’: ‘quá (+ tính từ) đến nỗi người nào không thể làm được’. Ví dụ:

– This refrigerator is too heavy for me to lift.

(Cái tủ lạnh này quá nặng, tôi không thể nhấc lên dược.)

– This jacket is too small for you to wear.

(Cái áo khoác này quá nhỏ, bạn không mặc được.)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận