Tuyên bố thế giới với sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Đang tải...

Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 35)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc sơ qua toàn bộ bản tuyên bố. Có thể căn cứ vào dấu hiệu hình thức: chia thành các điều, đánh theo thứ tự 1, 2, 3… những chữ in đậm ở đầu các phần để tìm ra bố cục của bài. Sau đó tìm ra nội dung của từng phần và mối quan hệ giữa chúng.

b. Gợi ý trả lời

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là văn bản trích trong “Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” họp tại trụ sỏ Liên hợp quốc tại Niu Oóc (New York) ngày 30 – 9 – 1990.

Văn bản được trích ở đây gồm 17 điểm chia làm 4 phần:

Phần 1: Điều 1 và Điều 2: Nêu lên mục đích và tuyên bố chung của hội nghị là lòi kêụ gọi toàn thể nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

Phần 2: Điều 3 đến Điều 7: Nêu lên sự thách thức đối với thế giới trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Phần 3: Điều 8 và Điều 9: Nêu ra cơ hội để thực hiện cam kết này.

Phần 4: 8 điều còn lại: Nêu ra các nhiệm vụ cấp bách cần phải làm để thực hiện cam kết về quyền trẻ em.

Cấu trúc của văn bản rất chặt chẽ và hợp lí. Lòi kêu gọi mở đầu hướng về những tổ chức, và tất cả các quốc gia hãy bảo đảm quyền lợi chính đáng cho trẻ em. Phần Sự thách thức nói lên thực trạng, tình trạng sống còn, đau khổ của trẻ em trên thế giới. Hai điều ở phần Cơ hội chỉ ra hoàn cảnh xã hội và lịch sử thuận lợi để thực hiện cam kết. Phần Nhiệm vụ là nội dung chính của văn bản tuyên bố Tính pháp lí, tính cộng đồng, tính nhân đạo bao trùm văn bản này.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 35)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ văn bản từ Điều 3 đến Điều 7 (Phần Sự thách thức). Đọc từng đoạn để tìm ra nội dung chính, cách triển khai hệ thống lập luận của tác giả.

b. Gơi ý trả lời

Trong đoạn văn này tác giả đã nêu lên sự thách thức, phản ánh tình trạng, điều kiện sống của trẻ em trên thế giới. Thực tế đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên thế giới là vô số trẻ em phải chịu những nỗi đau do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-pác-thai. Những cuộc chiến tranh xâm lược, chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo đã gây ra những thảm hoạ, bất hạnh cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực. Hàng triệu người đã bị đẩy vào cảnh không nhà, thậm chí phải rời bỏ quê hương mình, trở thành những ngưòi tị nạn sống lang thang trên đất người trong đó tỉ lệ rất lớn là trẻ em. Không những thế, ở các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, trẻ em không được đáp ứng ngay cả những nhu cầu tối thiểu để tồn tại: lương thực, chăm sóc sức khoẻ. Chính vì vậy, hình ảnh những đứa trẻ bị chết vì đói, vì bệnh dịch, ốm đau trở nên rất quen thuộc và diễn ra hằng ngày ở các khu vực này. Ở nhiều quốc gia, trẻ em còn trở thành nạn nhân của hành động bóc lột, lạm dụng sức lao động một cách vô nhân đạo. Vì các em còn quá nhỏ lại không thể tự đứng ra bảo vệ cho quyền lợi của mình nên đã bị những ông chủ bóc lột một cách tàn tệ, thậm chí có thể dẫn đến kiệt quệ. 0 Điều 6, tác giả còn nêu lên một con số đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), hoặc do điều kiện sông quá tồi tệ. Con số đó chắc chắn sẽ làm nhiều người giật mình và thậm chí nghi ngà. Nhưng đó là một thực tế không thể phủ nhận nếu chúng ta tiếp tục duy trì một môi trường sống với quá nhiều sự đe doạ, hiểm hoạ. Tất cả những thực trạng về điều kiện sống của trẻ em đã nêu lên những điều kiện tốt đẹp nhất để phát triển thì lại phải gánh chịu bao nỗi bất hạnh cả về thể xác và tâm hồn. Hậu quả là tỉ lệ trẻ em tử vong, vì rất nhiều nguyên nhân trở thành một con số khổng lồ. Nếu các em may mắn vượt qua được thì cũng khó để trở thành những con người hoàn thiện về thể chất và nhân cách.

Đoạn văn rất ngắn nhưng đã nêu lên thực trạng của trẻ em trên thế giới và nguyên nhân của những nỗi bất hạnh. Tác giả không nói đến một quốc gia nào cụ thể nhưng lại khiến bất cứ người đọc dù là ở quốc gia, khu vực nào cũng phải suy nghĩ. Những thông tin bản Tuyên bố đưa ra gợi lên trong lòng chúng ta sự xót thương cho nỗi bất hạnh của vô số trẻ em không may mắn trên thế giới.

Xem thêm Các phương châm hội thoại ( tiếp ) Ngữ

văn 9 tại đây. 

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 35)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc Điều 8 và 9, hãy cho biết tác giả đã đề cập đến những cơ hội gì? Các điều thuận lợi đó được nêu ra dựa trên những cơ sở nào? Có thực tế, khả thi không?

b. Gợi ý trả lời

Ở đoạn văn trên tác giả đã nêu lên thực trạng trẻ em trên thế giới đang phải gánh chịu những nỗi bất hạnh do thiên tai, bệnh dịch và hành động của chính con người gây nên. Những thông tin ấy khiến không ít người cảm thấy bi quan về viễn cảnh tốt đẹp của thế hệ tương lai trên thế giới. Nhưng tác giả đã không dừng lại ở việc chỉ nêu lên nguyên nhân, hiện trạng mà còn nói rõ cơ hội để khắc phục. Hiện thực đó dù khó khăn, lâu dài nhưng không phải là không có cách giải quyết. Bởi hiện nay, chúng ta đang nắm trong tay những điều kiện hết sức thuận lợi, có đủ các phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, giúp các em loại trừ một phần rất lớn những nỗi khổ đau và nhất là tạo cho các em điều kiện để phát triển theo đúng tiềm năng. Trong đó Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được nhiều nước cùng kí kết và thực hiện sẽ là cơ sở pháp lí hữu hiệu để các nước trên thế giới cùng quan tâm, tôn trọng đến quyền và phúc lợi của trẻ em.

Bầu không khí chính trị quốc tế đang được cải thiện (cuộc chiến tranh lạnh kéo dài suốt gần nửa thế kỉ đã chấm dứt, các nước đã cam kết không chạy đua vũ trang hạt nhân…) sẽ là một thuận lợi cho kế hoạch đáp ứng nhu cầu thiết yếu và chính đáng của trẻ em. Bởi chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược của Mĩ và cho dưới tên lửa vượt đại châu có thể cứu trợ cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới… Và những cơ hội ấy đã được tận dụng trong 15 năm qua, làm cho công việc bảo vệ và phát triển trẻ em trên nhiều khu vực, nhiều quốc gia thu được nhiều thành tựu tốt đẹp.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 35)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ phần Nhiệm vụ từ Điều 10 đến Điều 17, trong đó đề cập đến nhiệm vụ gì, liên quan đến những nhu cầu nào của trẻ em. Những nhiệm vụ đó có thể giải quyết được những vấn đề gì mà thực trạng đề ra.

b. Gợi ý trả lời

Phần Nhiệm vụ gồm 8 điều cũng là 8 nhiệm vụ cấp bách đời hỏi các quốc gia cùng phải thực hiện để khắc phục những tình trạng mà tác giả đã nêu ra ở phần Sự thách thức. Có thể thấy, những nhiệm vụ được tác giả đề cập đến mang tính toàn diện, liên quan đến quyền lợi và nhu cầu thiết yếu của trẻ em. Để khắc phục tình trạng có tới trẻ em chết do suy dinh dưỡng mỗi ngày, hoặc hiện tượng vô số trẻ em phải gánh chịu cảnh đói khổ triền miên cần tăng cưòng sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng. Đối với những trẻ em tàn tật và có hoàn cảnh sống khó khăn cần phải được quan tâm nhiều hơn để chia sẻ, làm giảm nỗi đau bất hạnh của các em. Miện nay, tình trạng phân biệt nam nữ, coi thường vai trò của phụ nữ còn khá phổ biến ỏ nhiều quốc gia nên bản Tuyên bố đã nêu ra nhiệm vụ bảo đảm quyền bình đắng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu. Không chỉ quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, tác giả còn nêu lên giải pháp và giáo dục, và đảm bảo một môi trường sông tự do để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Nhưng để giải quyết được những nhiệm vụ đó cần có giải pháp mang tính cốt yếu là phát triển kinh tế và đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững ở tất cả các nước. Điều 17 chỉ ra điều kiện đê thực hiện những nhiệm vụ đã nêu ra cần những nỗ lực liên tục, phối hợp trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế. Bởi đây không phải là vấn đề nội bộ của riêng một quốc gia nào, một khu vực nào. Nó là vấn đề mang tính toàn cầu và vì thế, cũng cần đòi hỏi những giải pháp mang tính quốc tế thì việc thực thi mới có thể đạt hiệu quả cao. Đó là quan điểm rất xác đáng, đúng đắn mà tác giả đã thể hiện trong bản Tuyên bố này 

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 35)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Tổng hợp lại những phần trả lời cho các câu hỏi trên nắm được nội dung chính của toàn văn bản. Những nội dung, tư tưởng ấy cho chúng ta nhận thức gì về vấn đề trẻ em trên thế giới?

b. Gợi ỷ trả lời

Bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có một cấu trúc hợp lí, chặt chẽ; những con số thuyết phục đã giúp chúng ta nhìn nhận đúng đắn, chân thực về tình trạng trẻ em trên toàn thế giới. Người đọc không khỏi đau xót khi thấy rằng trên thế giới còn hàng triệu trẻ em vẫn đang phải gánh chịu bao nỗi bất hạnh, khổ đau về thể xác và tinh thần, phải sống trong điều kiện sống vô cùng tồi tệ. Nhưng chúng ta cũng tin tưởng, lạc quan khi tác giả đã nêu ra những cơ hội, những điều kiện thuận lợi để khắc phục tình trạng trên.

Đọc văn bản này chúng ta mới cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của vấn đề nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc trẻ em, đó thực sự là một sự nghiệp vô cùng lớn đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và toàn thế giới. “Trẻ em là tương lai của Tổ quốc”; “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, những câu khẩu hiệu ấy bỗng trở nên thân thiết với mỗi con ngưòi. Vấn đề chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của trẻ em là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho tất cả các quốc gia trên thế giới và do đó cần có sự nỗ lực của từng quốc gia và hợp tác quốc tế.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận