Tục ngữ về con người và xã hội – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

I – GỢI DẪN

  1. Đại ý :

Với hình thức ngắn gọn nhưng cũng rất giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ,… những câu tuc ngữ về con người và xã hội đã đề cao giá trị con người, đồng thời đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

  1. Chú giải:

Ngoài các cách gieo vần tương tự như ở bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, các câu tục ngữ về con người và xã hội còn nổi bật ở những khía cạnh khác :

–   Sử dụng các hình ảnh so sánh, hoán dụ, các phép đối,… hiệu quả.

–   Đưa ra những câu tục ngữ có nghĩa đôi lập nhưng không loại trừ nhau mà còn bổ sung cho nhau. Ví dụ như hai câu 5, 6:

+ Không thầy đồ mày làm nên.

+ Học thầy không tày học bạn.

Không nên căn cứ vào ý nghĩa của câu sau để phủ nhận vai trò của người thầy cũng như đề cao vai trò của bạn quá mức. Thực ra, đây chỉ là những cách nói hình ảnh. Nói đến “thầy” là nói đến nhà trường, đến những tri thức sách vở, còn nói đến “bạn” là nói đến thực tiễn đời sống muôn màu vẻ. Có câu “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”, tri thức đời sống rất quan trọng nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của nhà trường, của tri thức sách vở trong việc mở mang vốn tri thức, bồi dưỡng phấm chất, nhân cách của con người. Tri thức sách vở và tri thức đời sống đều cần thiết, không loại trừ nhau, trái lại, phải bổ sung cho nhau để con người được hoàn thiện.

  1. Cách đọc :

Cách đọc tục ngữ cơ bản giống nhau, đều phải đảm bảo đọc đúng Vần, đúng nhịp. Ngay cả với những câu tục ngữ có hình thức ca dao (“Một cây làm chẳng nên non…”) thì tính chất đúc rút kinh nghiệm vẫn là chủ yếu, cần đọc rõ ràng, rành mạch, không cần chú ý nhiều đến yếu tố truyền cảm.

Khác với những câu tục ngữ viết về thiên nhiên và lao động sản xuất, những câu tục ngữ viết về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung biểu hiện. Những câu tục ngữ này chú trọng tôn vinh những giá trị cao đẹp của con người, đưa ra những lời nhận xét, khuyên răn về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có trong cuộc sống. Nội dung các câu tục ngữ chủ yếu chỉ quan hệ giữa người với người trong xã hội thường được tuân theo một chuẩn mực đạo đức luân lí nhất định. Chuẩn mưc đạo đức đó đã được cộng đồng chấp nhận và được người dân lao động sử dụng như một nguyên tắc sinh sống và giao tiếp hằng ngày.

Phần lớn các câu tục ngữ đều đi đến khẳng định những giá trị cao đẹp của con người, bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc : “Một mặt người bằng mười mặt của”, “Thương người như thể thương thân”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Những câu tục ngữ này từ lâu đã đi sâu vào tâm hồn người Việt vì nó gợi lại những truyền thống thương yêu – đoàn kết, thái độ trân trọng, niềm tri ân cao cả của dân tộc. Những ngày giỗ Tổ, những ngày Hội Gióng là những ngày hội tỏ lòng biết ơn người dựng nước và giữ nước. Trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau đã được phát huy mạnh mẽ. Phong trào “Hũ gạo kháng chiến” – toàn dân bớt gạo ăn để nuôi binh sĩ, phong trào “Mùa đông chiến sĩ’ – nhân dân may áo ấm gửi cho bộ đội… mãi mãi là những biểu tượng đẹp đẽ khẳng định sức mạnh đoàn kết, cổ vũ động viên nhân dân ta đánh thắng quân thù. Ngày nay trên đất nước ta, hễ vùng nào gặp thiên tai, khó khăn thì nhân dân cả nước hướng về, động viên thiết thực. Các câu tuc ngữ khẳng định một truyền thống vô cùng quý báu tạo thành sức mạnh của dân tộc ta có thể chống chọi với giặc ngoại xâm giữ nguyên bờ cõi, lại có thể chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp và phát triển.

Bên cạnh đó, có một số câu tục ngữ phản ánh cái nhìn của nhân dân trong cách đánh giá một con người : “Một mặt người bằng mười mặt của”, “Cái răng cái tóc là góc con người”, “Học ăn học nói, học gói học mở”, “Đói cho sạch rách cho thơm”,… Con người chính là phần thưởng cao quý nhất tạo hoá đã tặng cho nhân thế. Mọi của cải vật chất dù có giá trị lớn lao đến đâu cũng không thể so sánh với giá trị của con người. Tuy nhiên, nhân dân cũng đưa ra cách đánh giá con người ở cả hai phương diện nội dung và hình thức. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá là phẩm chất đạo đức của con người, nhân cách và tư chất năng lực của người đó. Một con người dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng phải giữ cho tinh thần mình được trong sạch, khắng định một nhân cách cao đẹp đáng quý — “Đói cho sạch…”. Nhưng sẽ là thiếu công bằng nêu người bình dân chỉ cốt cái nội dung bên trong mà không chú trọng đến hình thức bên ngoài. Người dân lao động không hề coi nhẹ cái đẹp, cái lịch sự tao nhã “Cái răng “Học ăn học nói…”. Hình thức biểu hiện nội dung, góp phần nâng cao giá trị của nội dung. Một con người có nhân cách tốt, phẩm hạnh cao cả lai có một dung mạo dễ ưa, trang phục gọn gàng, cử chỉ lịch thiệp thì con người đó càng được mọi người quý trọng. Những câu tuc ngữ trên đã dạy cho con người những quy tắc ứng xử giao tiếp rất có ý nghĩa trong cuộc sống.

Tục ngữ được cấu tạo chủ yếu trên cơ sở thực tế, do lí trí nhiều hơn cảm xúc vì nội dung biểu hiện trong tục ngữ thường là những tư tưởng sắc bén, chặt chẽ. Câu tục ngữ nêu lên mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân lao động đúc kết một cách đúng đắn “Không thầy “Học thầy không…”. Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau, cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

Bài học được rút ra từ những câu tuc ngữ cho đến bây giờ vẫn có ý nghĩa thiết thực.

III-LIÊN HỆ

  1. “Qua thực tế đấu tranh khó khăn và gian khổ trên một đất nước có nhiều thiên tai, địch hoạ, nhân dân Việt Nam đã rút được nhiều kinh nghiệm quý báu ở những cuộc đấu tranh chốhg thiên nhiên, chống xâm lăng, chống áp bức bóc lột trong xã hội và có những nhận xét khá sâu sắc về cuộc đời. Có nhận xét và phê bình ấy của nhân dân Việt Nam đã biểu hiện bằng lời ca, truyền từ đời nọ qua đời kia và từ địa phương này sang địa phương khác. Nhiều câu đã thành những câu châm ngôn cho toàn xã hội.

Cái điều độc đáo của trí óc nhân dân lao động Việt Nam là ở những trường hợp rất khó khăn và gian khổ, nhân dân Việt Nam tuy đôi khi cũng có những phút bực bội, chán nản, nhưng nói chung không bao giờ tuyệt vọng, phần nhiều là vui, phấn khởi, có tinh thần xây dựng, bền bỉ trong chiến đấu.

Chứng cớ là trong tục ngữ, ca dao của ta, đã biểu hiện nhiều nhận xét dí dỏm, tinh vi, pha giọng trào lộng, châm biếm, cả những bài vè, những truyện tiếu lâm của nhân dân Việt Nam cũng biểu lộ óc nhận xét, phê bình sắc cạnh và chua chát. Hễ xảy ra một việc chướng tai gai mắt, một việc đồi phong bại tục, một việc phạm đến quyền lợi chung của nhân dân trong làng xóm hay trong phố phường là có ngay những câu chuyện có nhiều tình tiết phổ biến khắp nơi, có ngay những bài vè truyền đi, trẻ già đều thụộc. Nhiều câu rút ở các bài vè trở thành tục ngữ ca dao, có tính chất phổ biến kinh nghiệm hay răn đời”.

VŨ NGỌC PHAN (Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1978)

  1. “Tục ngữ Việt Nam phản ánh một cách trung thành truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao động Việt Nam. Trong truyền thống tư tưởng ấy, chúng ta thấy có cả tư tưởng chính trị – xã hội và những yếu tố của tư tưởng triết học. Trong thế giới quan và nhân sinh quan của nhân dân lao động Việt Nam, những phần ưu tú nhất đã được giữ gìn một cách trân trọng trong tục ngữ.

Những câu tục ngữ thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa chân chính của nhân dân lao động. Tư tưởng nhân đạo này trước hết biểu hiện ở sự quý trọng con người : “Người ta là hoa đất”, “Người sống, đống vàng”, “Người như hoa ở đâu thơm đó”,…

Trong quan niệm của nhân dân lao động, con người đáng quý không phải ở chỗ nó là con người chung chung, mà ở chỗ nó là con người sáng tạo, con người làm ra mọi của cải vật chất và tinh thần : “Người làm ra của, của không làm ra người”, “Một mặt người hơn mười mặt của”, “Người sống của còn, người chết của hết”,…

[…] Tục ngữ Việt Nam phản ánh khá đầy đủ những đức tính của nhân dân lao động Việt Nam, như đức cần cù, tinh thần lạc quan, óc thưc tế, tình thương yêu giai cấp, ý thức cao về cái đẹp của tâm hồn, về danh dư, và các đức tính khác như lòng chung thuỷ, nết thật thà…”.

CHU XUÂN DIÊN (Văn học dân gian Việt Nam, Sđd)

File PDF

Xem thêm

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận