Truyền thống tôn sư trọng đạo xưa và nay – Tài liệu ôn thi THPTQG

Đang tải...

Tài liệu ôn thi THPTQG Ngữ Văn

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu ôn tập những kiến thức cần ghi nhớ về tác giả – tác phẩm, được trình bày dưới dạng các câu hỏi tổng hợp. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết:

Sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề thầy giáo là nghề cao quý”. Anh, chị hiểu câu nói trên như thế nào và suy nghĩ của gì về ý thức “tôn sư trọng đạo”? Trong xã hội hiện nay, truyền thống đó còn được duy trì không?

—–~~~—–

I. Yêu cầu của đề

  • Nội dung: Hiểu được câu nói của Thủ tướng khi nhận định về nghề dạy học, đó là nghề cao quý và được xã hội tôn vinh, coi trọng. Từ đó suy nghĩ về việc “tôn sư trọng đạo” trong nhà trường và xã hội hiện nay.
  • Phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận.
  • Tư liệu: Đời sống xã hội và sách báo.

II. Lập dàn ý

Thân bài

*Vì sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại đánh giá: “Nghề thầy giáo là nghề cao quý”?

  • Nghề thầy giáo hay còn gọi là nghề dạy học.

+ Thầy dạy truyền đạt cho người học những tri thức khoa học về đời sống tự nhiên và xã hội, xây dựng nhân cách con người.

+ Đào tạo nguồn “nguyên khí” quốc gia, đóng góp vào sự phát triển, thịnh vượng của xã hội và đất nước. Vai trò của người thầy vô cùng quan trọng.

  • Xã hội đã tôn vinh họ là những “kĩ sư tâm hồn”,“nghề trồng người”, “nghề cao quý”… Chính vì vậy cố Thủ tướng đã nói: “Nghề thầy giáo là nghề cao quý”.

*Nhân dân ta đã coi trọng nghề thầy giáo như thế nào?

  • Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học. Họ luôn răn dạy con cháu: “Không thầy đố mày làm nên”,“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Qua sông phải bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Nhân dân đánh giá cao vai trò người thầy trong việc truyền dạy kiến thức, dạy kĩ năng sống, nhân cách làm người cho thế hệ trẻ… Bởi thế, người học luôn có ý thức tôn sư trọng đạo. Ngày xưa vị trí của người thầy được đặt ngang hàng “quân – sư – phụ”.
  • Tôn sư trọng đạo là truyền thống đạo lí của dân tộc, biết tri ân người truyền kiến thức cho mình, cho mình một linh hồn sống, cho mình tri thức làm người. Người trọng đạo sẽ tôn sư, biết quý trọng tri thức của thầy sẽ trọng thầy; ngược lại, không tôn trọng thầy sẽ không trọng đạo. Ngày 20 – 11 hàng năm là ngày của Nhà giáo Việt Nam, đó cũng là sự tôn vinh của xã hội, là truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

*“Tôn sư trọng đạo” trong xã hội hiện đại liệu có còn là một truyền thống?

  • Xã hội hiện đại, nhu cầu học càng phát triển, nhưng mối quan hệ thầy trò và sự tôn vinh nghề thầy giáo lại có chiều sa sút.

+ Phần lớn mọi người vẫn biết gìn giữ truyền thống đạo lí, coi trọng người thầy, kính thầy mà giữ đạo, tuy nhiên nhiều người lại coi quan hệ thầy – trò chỉ là một quan hệ xã hội thông thường có tính thương mại và có thể mua bán được, chẳng hạn đến học thì trả tiền, có tiền thì có thể yêu sách với thầy bất cứ điều gì. Thậm chí có những cha mẹ học sinh vì bức xúc về một vấn đề nào đó mà có những lời lẽ thiếu tôn trọng, xúc phạm nhân phẩm, đe doạ, thậm chí có những hành động bạo lực với thầy.

+ Bên cạnh đó, chế độ ưu đãi của xã hội đối với đời sống người dạy học chưa đảm bảo. Chính vì vậy, bên cạnh những thầy cô giáo vẫn luôn ngày đêm trau dồi kiến thức, nhân cách để trở thành Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, xứng đáng với nghề cao quý, thì một số cá nhân người thầy đã làm hoen ố nghề cao quý, vi phạm đạo đức nhà giáo, dẫn đến người học coi thường, không còn tôn trọng.

  • Xét đến cùng, nghề thầy giáo đúng là một nghề cao quý, là kĩ sư tâm hồn, tham gia sự nghiệp trồng người, tạo ra cho xã hội một sản phẩm đặc biệt, đó là con người – các thế hệ tương lai xây dựng và bảo vệ đất nước. Con người là nguyên khí quốc gia, nguyên khí suy thì nước yếu, nguyên khí mạnh thì nước giàu và mạnh. Vì thế vai trò của người thầy trong bất kì xã hội, thời đại nào cũng rất quan trọng, nên cần được tôn vinh, quan tâm.

Kết bài

Nêu ý thức của bản thân về mối quan hệ thầy – trò, từ đó xác định việc học kiến thức ở thầy để trở thành con người có ích.

» Xem thêm : Sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay – Tài liệu ôn thi THPTQG tại đây. 

 

 

 

 

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận