Truyện Kiều – Nguyễn Du sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Truyện Kiều Nguyễn Du

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực bậc nhất lúc đương thời.

Nguyễn Du mồ côi bố lúc 10 tuổi, 12 tuổi mồ côi mẹ. Bốn anh em cùng mẹ với ông chưa ai đến tuổi trưởng thành, gia đình bên ngoại không phải là nơi quyền quý, nên anh em Nguyễn Du phải ở với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản, đang giữ chức Tả thị lang Bộ Hình kiêm Hiệp trấn xứ Sơn Tây. Nguyễn Du sống vào giai đoạn lịch sử cuốỉ thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX đầy biến động: Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi và đỉnh cao là cuộc khỏi nghĩa Tây Sơn, đánh đổ tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, quét sạch quân Thanh xâm lược.

Trong bối cảnh lịch sử ấy, Nguyễn Du đã từng sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc. Thời gian “mười năm gió bụi” và những năm sống ỏ quê nội Hà Tình, nhà thơ đã có dịp hiểu cuộc sống của nhân dân, đã có một vốn sông phong phú, góp phần tạo nên những áng thơ bất hủ.

Nguyễn Du sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán có ba tập, gồm 243 bài: Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du mang tâm sự buồn: “Buồn thương như một tiếng đàn réo rắt, não ruột vang lên trong hầu khắp các thi phẩm của ông”.

Sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du ngoài Truyện Kiều còn nổi tiếng với Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh), Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu và tập thơ Thác lời trai phường nón.

Trong các sáng tác bằng thơ chữ Nôm của Nguyễn Du, Truyện Kiều được coi là “Tập đại thành của văn học cô điển Việt Nam”.

Truyện Kiều vừa mang giá trị hiện thực lớn và giá trị nhân đạo cao cả, vừa thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du về ngôn từ.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 80)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ phần viết về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều trong SGK. Chú ý đến bối cảnh thòi đại xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII – đầu thế ki XIX.

b. Gợi ý trả lời

Nguyễn Du sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thông văn học. Cha ông từng đỗ Tiến sĩ, giữ chức: Tê tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh.

Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Giai đoạn lịch sử này có nhiều biến động dữ dội: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, và quét sạch quân Thanh xâm lược.

Nguyễn Du vốn trung thành với nhà Lê, từng chống lại quân Tây Sơn, nhưng thất bại. Ông định tiến vào Nam theo Nguyễn Ánh. Song, việc bại lộ, ông bị bắt giam, rồi được thả.

Sau đó, Nguyễn Du đã từng sông phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 – 1796), “mười năm gió bụi”, có lúc ốm đau bệnh tật không có thuốc chữa trị.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, triệu Nguyễn Du ra làm quan. Hơn 10 năm làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du từng giữ nhiều chức sắc: Năm 1805 giữ chức Đông Các điện học sĩ, năm 1809, được bổ nhiệm làm Cai bạ Quảng Bình; đến năm 1813, được thăng Cần Chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc.

Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh và qua đòi.

Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am, hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc sống phiêu bạt, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sông phong phú, sự hiểu biết sâu sắc về nỗi khổ của nhân dân.

Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du có một khối lượng đồ sộ, đa dạng về thể loại: Thanh Hiên thi tập (sáng tác trong khoảng 10 năm gió bụi), Nam Trung tạp ngâm (thơ có tính chất bút kí, nhật kí), Bắc hành tạp lục (tập thơ viết về đề tài Trung Quốc trong chuyến đi sứ 1813 – 1814) cho thấy các mối quan tâm của Nguyễn Du về thân phận con người, về những buồn vui nhân thế.

Song phải đến truyện thơ Nôm xuất sắc Truyện Kiều, tài năng của Nguyễn Du mới bộc lộ đầy đủ.

Truyện Kiều được phóng tác, chuyển thể từ tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), song Truyện Kiều đã chuyển tải được điệu hồn dân tộc qua thể lục bát sâu lắng.

Truyện Kiều có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam, “trở thành một thứ “kinh truyện”, cuốn sách để học hỏi lẽ đời, đồng thòi cũng được coi là sách bói, thành đối tượng để tập Kiều, đố Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều, ngâm Kiều, kể chuyện Kiều…” (Nguyễn Lộc, theo cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX).

Ghi nhận những cống hiến lớn lao về nghệ thuật thơ ca và tài năng bậc thầy của Nguyễn Du, UNESCO đã công nhận Nguyễn Du là một danh nhân văn hoá thế giới.

Xem thêm Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du – Ngữ văn

lớp 9 tại đây.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 80)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ Truyện Kiều theo ba phần trong SGK. Từ đó tổng hợp kiến thức chung về Truyện Kiều để viết tóm tắt theo ba phần đó.

b. Gợi ý trả lời

Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng của một gia đình trung lưu gồm hai gái, một trai:

Một trai con thứ rốt lòng Vương Quan là chữ nối dòng nho gia Đầu lòng hai ả tố nga Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.

Trong buổi chơi xuân nhân tiết Thanh minh, Thuý Kiều gặp Kim Trọng hào hoa, phong nhã. Hai người chớm nở một mối tình tuyệt đẹp. Sau đó, hai người đã thề non hẹn biển với nhau.

Mối tình Kim – Kiều đang mặn mà thì Kim Trọng về quê chịu tang chú. Gia đình Kiều gặp gia biến, Kiều phải bán mình chuộc cha và em trai, nhò em gái là Thuý Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thuý Kiều rơi vào tay bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà. Kiều biết> mình đã rơi vào lầu xanh nên dùng dao tự vẫn nhưng không thành. Tú Bà đã thuê sở Khanh lừa Kiều đi trốn, Tú Bà bắt được, Kiều bị đánh đập hành hạ, ép nàng phải sống cuộc sống ô nhục chốn lầu xanh. Sau đó, nàng gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, nàng được chuộc ra khỏi chốn lầu xanh. Nhưng Kiều bị vợ Thúc Sinh đánh ghen, hành hạ. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà. Bạc Bà cũng là kẻ buôn người nên Kiều lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai ở đây, Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đội trời đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp nàng báo ân báo oán.

Do mắc lừa quan Tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Từ Hải phải chết đứng, Thuý Kiều bị ép phải đánh đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan.

Kiều thấy đau đốn, tủi nhục đã trẫm mình ở sông Tiền Đường. Nàng được sư Giác Duyên cứu và nương nhờ cửa Phật lần thứ hai.

Về phần Kim Trọng, sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Lúc này, chàng mới biết sự thật về gia đình Kiều. Chàng kết duyên cùng Thuý Vân, nhưng vẫn đau buồn, nhố người cũ, không quên được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết tâm đi tìm Thuý Kiều. Cuối cùng, Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Nhưng Kiều chỉ đồng ý “duyên bạn bầy” với chàng Kim.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận