Trong lòng mẹ – Niềm khao khát bất diệt về tình mẫu tử – Bài văn chọn lọc lớp 8

Đang tải...

Trong lòng mẹ – Niềm khao khát bất diệt về tình mẫu tử – Văn chọn lọc 8

______________________ BÀI SỐ 5____________________

Trong lòng mẹ – Niềm khao khát bất diệt về tình mẫu tử – Văn chọn lọc 8

Trong lòng mẹ - Niềm khao khát văn chọn lọc 8

(Trong lòng mẹ – Niềm khao khát bất diệt về tình mẫu tử)

BÀI LÀM

Trước khi trở thành một người cầm bút, trở thành một nhà văn nổi tiếng, Nguyên Hồng từng trải qua một tuổi thơ cơ cực đầy sóng giỏ: Người cha thất nghiệp, sống u uất thầm lặng rồi chết trong nghèo túng và nghiện ngập. Khi ấy Nguyên Hồng mười hai tuổi. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương sau khi chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc, khi chồng chết, vì quá cùng quẫn đã phải bỏ con đi kiếm ăn ở phương xa. Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ, sống thui thủi cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những người họ hàng giàu có, trở thành đứa bé đói rách, lêu lồng, luôn thèm khát tình thương yêu. Kể lại tâm sự và cảnh ngộ của đứa bé “côi cút cùng khổ” mà chú bé Hồng là nhân vật chính – tập hồi kí Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương, đăng báo nam 1938, in thành sách năm 1940) cua Nguyên Hồng còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng ghê rợn của xã hội đồng tiền – cái xã hội mà cánh cửa nhà thờ đêm Nôen cũng chỉ mở rộng đón những người giàu sang “khệnh khạng bệ vệ” và khép chặt trước những đứa trẻ nghèo khổ “trơ trọi hèn hạ”; cái xã hội của đám thị dân máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo và lạnh nhạt; cái xã hội đầy những thành kiến cổ hủ bủa vây và bóp nghẹt quyền sống của người phụ nữ. 

Trong lòng mẹ là đoạn văn trích từ chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Bằng giọng văn giản dị và tự nhiên, Nguyên Hồng lôi cuốn người đọc vào một câu chuyện cảm động và hết sức thương tâm về cảnh ngộ éo le của mình: “Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về…” Cứ thế, sau lời dẫn, dòng tự sự như được khơi nguồn, mở ra nội dung chính khi nhân vật bà cô xuất hiện:

“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

– Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”.

Thông thường, câu hỏi đó có thể đã được trả lời – nhất là đối với chú bé vốn dĩ thiếu thốn một tình thương nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, bé Hồng chợt động lòng trắc ẩn và trở nên ngẫm ngợi. “Nên hay không nên trả lời, mà nếu có trả lời theo hướng – nếu không thì sẽ ra sao?”. “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô ấy chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà bị cái tội góa chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”. Vậy đã rõ – nhận ra ý nghĩa của biểu hiện không bình thường trong thái độ “cười hỏi” của cô – trái tim nhạy cảm cùng “tình yêu và lòng kính mến mẹ” đã giúp chú bé thông minh lựa chọn. Điều đáng chú ý là ở đây bà cô cười hỏi chứ không phải lo lắng hỏi hay nghiêm nghị hỏi. Chính vì vậy quá trình từ toan trả lời có đến cúi đầu không đáp là cả một thử thách phức tạp của tâm lí tình cảm và lí trí. Nhưng hằng thường trực, chỉ.một khoảng thời gian im lặng ngắn sau câu hỏi của cô, kí ức chú bé đã đầy ắp hình ảnh mẹ – với đầy đủ đường nét đặc tả và tâm tư nặng trĩu: nét mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ, cùng với tình cảm sâu kín thiêng liêng… tất cả những yếu tố đó trở thành một đối tượng với “ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô” và trở thành động lực ứng đối bật ra:

“Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

– Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.

Câu trả lời là một phần kết quả của tình yêu sâu nặng và niềm cảm thông bao la của chú bé Hồng với mẹ. Cuộc đối thoại tưởng chừng sẽ chấm dứt câu trả lời có vẻ “bất cần” mà thực sự ra là đầy suy nghĩ ấy. Nhưng không! Đấy mới chỉ là khúc dạo đầu của một “trò chơi” thâm hiểm và ma quái, bởi tiếp đó là: “Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

– Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”.

Có phải do choáng váng trước: “Hai con mắt long lanh” của cô “chằm chặp đưa nhìn” hay dường như nhận ra mình đã bị cuốn vào thảm kịch có tính toán trước của cô – Hồng đã “im lặng, cúi đầu xuống đất” và lòng thắt lại, khóe mặt cay cay? Trớ trêu thay, cái giọng “ngọt” của bà cô cứ bình thản đến điếng người! Thiếu thốn tình cảm đã nhiều, đắng cay cơ cực cũng từng không ít.

Nhưng giọng nói, nét mặt, ánh mắt của cô sau hai câu hỏi càng khiến chú bé Hồng ngập tràn đau đớn. Ngỡ chỉ có thế, chỉ đến thế là cùng – lời lẽ và những gì ba cô cố tình gợi ra ngỡ đã đủ (thậm chí quá đủ) nhấn chìm và xé nát một tâm hồn thơ dại vốn đã chịu quá nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Và dẫu chú bé đã im lặng cúi đầu, bà cô vẫn chưa buông:

“Cô tôi liền vỗ vai tôi cười và nói rằng:

– Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”.

Đến câu này, người hỏi không chỉ lộ rõ sự ác ý, mà còn chuyển sang chiều hướng nhục mạ. Mới nghe trả lời, lần trước thì cô “hỏi luôn” và lần này thì “liên vỗ vai tôi mà nói…” Lời lẽ của cô càng lúc càng dồn dập có ý không nương. Nếu như câu hỏi thứ nhất chỉ mang tính chất gợi ra sự tò mò “vào chơi”; nêu như câu hỏi thứ hai khích lệ sự ham muốn đắp bù thiếu hụt (rất thường tình) – thì ở câu thứ ba, tâm địa người hỏi đã mồn một phơi bầy; khiến người nghe dường như không thể kìm được tình cảm của mình nữa! Chú bé không thê “cười đáp lại”, không chỉ “im lặng cúi đầu” mà lòng quặn thắt phẫn uất dồn lên: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cỗ”. Trái tim cậu rung lên nức nở, có cảm giác tác giả vừa viết vừa nén lòng nuốt hận, vừa bàng hoàng thấm thìa dư vang cay đắng, trạng thái trầm uất nghẹn ngào tỏa lan tới toàn cơ thể.

Thêm một lần nữa chú bé Hồng nhận ra sự cay độc trong câu hỏi có hai tiếng “em bé” mà bà cô cố tình “ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can như ý cô tôi muốn”. Còn gì cay đắng hơn khi vết thương lòng bị người khác – lại chính là cô mình – cứ xăm xoi hành hạ “ngân dài ra thật ngọt thật rõ”? Đòn đã điểm trúng huyệt. Nếu điều cô nói là sự thật thì sự thật quá phũ phàng! Trong cuộc đối thoại này, người hỏi và người đáp rõ ràng không hề cân sức. Một bên là người lớn trải đời chù động và có sẵn tâm địa độc ác cùng lời lẽ cười cợt xúc Xiểm phụ họa; một bên là chú bé đáng thương và bị động, chỉ có vốn liếng duy nhất là tình thương yêu mẹ. Mỗi câu hỏi như một lần cào gai, xát muối vào tâm hồn non nớt, khổ đau. Mỗi lần hỏi, người cô như mỗi lần đẩy cháu mình vào tận cùng bế tắc. Nhưng rồi tựa vào chính ngõ cụt ấy để lấy hơi, để nhận diện… cái phản ứng “bật tường” vì thế đã xảy ra. “Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi: “Sao cô biết mợ con có con”.

Không còn là tiếng cười tự cân bằng lí trí (có màu sắc thách thức) ban đầu tiếng cười dài trong tiếng khóc ở đây thể hiện sự hóa thân cao trào của bi kịch. Trong khi đó đối lập với trạng thái tâm hồn u ám thê lương của người cháu là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê rợn của người cô: “Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe”. Câu chuyện mô tả khá tỉ mỉ tình trạng bi quẫn của người mẹ Hồng ở một phương trời xa lạ khiến “cô tôi chưa dứt câu, cỗ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng”. Đến đây, cao trào của bi kịch, cao trào của sự uất ức khổ đau đã lên đỉnh điểm. Chi tiết trong lời kể càng tường minh cụ thể bao nhiêu, người nghe càng xót xa đứt ruột bấy nhiêu: cậu vần vơ giả thiết: “Giá như những cỗ tục đã đày đọa mẹ tôi là một hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Tiết tấu câu văn đến đây bỗng mạnh mẽ, hình ảnh bỗng dồn dập như hô ứng – tưởng chừng như chú bé Hồng sau những căng thẳng nghĩ suy đã tìm được chỗ dựa, thở dốc và lặng đi… khiến hai câu sau của cô dẫu “đỗi giọng”, “vỗ vai” (thực ra là thay đỗi đấu pháp tấn công) cũng vẫn bị rơi vào trống vắng, hoàn toàn trống vắng, chẳng nghĩa lí gì nữa. Chú bé Hồng đang duy nhất nung nấu những giả tưởng mạnh mẽ, hình ảnh dồn dập… cho hả giận mà thôi.

Hai câu hỏi sau vẻ như chú bé Hồng không nghe thấy, hay nghe thấy mà không trả lời – khiến bà cô rơi vào tình thế “độc diễn” lạc lõng không lời đáp. Giữa hai cô cháu là một khoảng im lặng và tẻ nhạt vô hình.

Sự trở về đột ngột của người mẹ đúng ngày giỗ thật bất ngờ. Cái nút của câu chuyện bật mở. Bóng tối những ngày qua vụt tắt, tâm hồn chú bé tràn ngập ánh ngày, bắt đầu từ phút giây linh diệu “Chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi…”. Một thế giới của cử chỉ vội vã, lập cập. Một thế giới của động tác vồ vập, líu ríu. Đó cũng là thế giới của sẻ chia, an ủi, giàn giụa nước mắt và rỡ ràng sức sống. Xúc cảm lan nhanh như chớp, rực lên những tình cảm choáng ngợp nao lòng; “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nỗi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt…”. Đoạn văn miêu tả kết hợp với tự bạch một cách tài tình, thể hiện một cách tinh tế trạng huống và sự phát triển tâm lí trong cái thế giới tưng bừng mãnh liệt của sự hồi sinh. Nhưng từ “mẹ tôi” như sáng lên, tràn ngập âm vang và đầy kiêu hãnh! Mùi quần áo, cảm giác ấm áp, hơi thở gụi gần tỏa từ nơi mẹ như thắp lên sức sống khôn cùng, thức dậy và bừng lên từ tâm khảm những tìm cảm ruột thịt thiêng liêng. Trong trạng thái vui sướng khôn cùng ấy, Nguyên Hồng đã viết những câu văn thấm đẫm tình mẫu tử: “Phải bé lại và lăn vào trong một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Không hạnh phúc nào sánh nỗi hạnh phúc được “lăn vào”, “áp mặt”… đón nhận sự yêu chiều của mẹ, có lẽ bởi vậy – suốt đoạn đường từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, chú bé Hồng không thể nhớ mẹ đã hỏi và đã trả lời mẹ những câu gì, mà chỉ bồng bềnh trôi trong vui sướng, vì thế những câu nói xúc xiểm của người cô ác nghiệt cũng chỉ là “thoáng qua”, và “bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa”. Câu văn sáng bừng nét hồn nhiên thơ dại và lấp lánh vẻ đẹp nhân bản. Những tủi cực dồn nén bấy nay dường như tức khắc bị xua tan, nhường chỗ cho ăm ắp tình cảm mẹ con đậm đà ấm áp.

Trong lòng mẹ đem đến cho người đọc một cảm xúc đặc biệt. Môi trạng huống, sắc thái khổ đau và hạnh phúc của nhân vật chính (chú bé Hông) trong truyện vừa gây xúc động mạnh mê vừa có ý nghĩa lay thức những tình cảm nhân văn. Người đọc dường như hồi hộp cùng mạch văn và con chữ, cùng ghê rợn một hình ảnh bà cô thâm độc, cùng đau xót với một người cháu đáng thương, và như cũng chia sẻ hạnh phúc bàng hoàng trong tiếng khóc nức nở của chú bé khi gặp mẹ. Giọng văn của Nguyên Hồng khi thong thả lạnh lùng, khi thiết tha rạo rực, giản dị mà lôi cuốn bởi cách kể lớp lang và ngôn ngữ giàu hình ảnh, tạo nên những chi tiết sống động đặc sắc và thấm đẫm tình người.

Trong lòng mẹ khẳng định chân thành và cảm động Niềm khao khát bất diệt về tình mẫu tử đã . Có ý kiến cho rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng; ông luôn yêu thương, bênh vực, đứng về phía những số phận yêu đuối, đau khổ, lầm than, bị dập vùi và bất hạnh. Điều đó thể hiện rõ nét qua việc xây dựng và lí giải thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông. Luôn dành cho nhân vật phụ nữ và trẻ thơ những rung cảm sâu xa nhất, nhà văn đã thể hiện quan điểm thực sự tiến bộ trong việc phản ánh nỗi đau khổ và những khát vọng cuộc đời cao đẹp của họ.

(TS. Nguyễn Trọng Hoàn – Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 12 – Năm 2001)

Trong lòng mẹ – Niềm khao khát bất diệt về tình mẫu tử – Văn chọn lọc 8

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Hãy chứng minh đánh giá của Thạch Lam về đoạn trích Trong lòng mẹ: Nguyên Hồng đã miêu tả thành công những rung động cực điểm của một linh hồn bé dại

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận