Tranh làng Hồ – tuần 27 – tiếng việt 5

Đang tải...

Tranh làng Hồ

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

tr / ch: tranh, trưóc, trong tranh, trồng trọt, trang trí, trắng điệp, chuột, chiếu, chăn nuôi, hoa chanh, chất liệu;

x /s: nghệ sĩ, cuộc sống, sự, sáng tạo, màu sắc, sống động;

l / n: làng, lần, lề phô, lòng, lành mạnh, lắm, lợn ráy, đen lĩnh, lá tre, là, tố nữ, Hà Nội, nỗi, đất nước;

d / r / gi: dừa, âm dương, có duyên, dân tộc, dáng người, rất, rơm bếp, rụng lá, giải;

khoáy

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung

Nhà văn Nguyễn Tuân được coi là một trong 9 tác giả của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt.

Ông sinh năm 1910, mất năm 1987, quê ở Hà Nội. Ông có một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. Năm 1996, ông được Nhà nưóc Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tranh làng Hồ ca ngợi những người nghệ sĩ tranh dân gian của làng Đông Hồ đã tạo ra những tác phẩm tranh truyền thống đặc sắc của dân tộc. Đồng thời, tác giả cũng nhắc nhở mọi người hãy biết gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.

2. Nội dung chính

Tranh dân gian làng Hồ là tranh của người làng Đông Hồ, thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh vẽ trên giấy dó. Một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam rất nổi tiếng như tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh hứng dừa, tranh tố nữ…

Kỹ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt, tinh tế. Màu đen của tranh rất Việt Nam: màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của coi chiếu và lá tre mùa thu, màu trắng điệp càng ngắm càng ưa nhìn với những hạt cát nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.

Tác giả biết ơn và khâm phục các nghệ sĩ vẽ tranh làng Hồ: “từ ngày còn ít tụổi, tôi đã thích”  tranh làng Hồ, “thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân“. Những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã thổi vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi, lòng yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi. Kỹ thuật làm tranh làng Hồ đã đạt tới sự tinh tế, thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt. Họ xứng đáng với tên gọi “những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân”.

3. Liên hệ bài đọc / Mở rộng kiến thức

Tranh làng Hồ đã nổi tiếng khắp cả nước và cả thế giới bởi cách làm tranh đặc biệt và sự hồn nhiên, trong sáng, thuần phác của tranh với những màu sắc rất dân dã. Tranh dân gian đã làm nên tên tuổi cho làng Đông Hồ của tỉnh Bắc Ninh.

Làng tranh dân gian Đông Hồ

Đông Hồ là một làng nghề quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cái tên Đông Hồ đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam nhờ những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.

Tranh làng Đông Hồ không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Những người vẽ mẫu và người khắc ván chắc hẳn phải có trình độ rất cao, có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đồng quê sâu sắc mới có thể làm ra nhưng ván in tinh xảo đến thế.

Giấy dùng in tranh là loại giấy dó mịn mặt. Trưóc khi in, giấy được bồi điệp làm nền. Chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ.

(Theo Cẩm nang du lịch Việt Nam)

Xem thêm Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận