Tổng kết về ngữ pháp – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Tổng kết về ngữ pháp ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài tổng kết giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức về câu.

A. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

I. Thành phần chính và thành phần phụ

1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu.
  • Nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần.

a. Thành phần chính và các dấu hiệu để nhận biết:

  • Vị ngữ là thành phần chính (thành phần bắt buộc) của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì?

Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ trong câu.

  • Chủ ngữ là thành phần chính (thành phần bắt buộc) của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lòi cho các câu hỏi Ai? Con gì? hoặc Cái gì?

Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ trong câu.

b. Thành phần phụ và các dấu hiệu để nhận biết:

  • Trạng ngữ là thành phần phụ (thành phần không bắt buộc) được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chôn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức… diễn ra sự việc nêu trong câu.

về hình thức:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

  • Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với,…

2. Bài tập này yêu cầu các em phân tích thành phần của các câu dẫn ở SGK, trang 145.

a. Đôi càng tôi mẫm bóng.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trong đó: – Chủ ngữ: Đôi càng tôi.

  • Vị ngữ: mẫm bóng.

b. Sau một hồi trống thức vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiền rồi đi vào lớp.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong đó:

  • Trạng ngữ: Sau một hồi trông thúc vang dội cả lòng tôi.
  • Chủ ngữ: Mấy người học trò cũ.
  • Vị ngữ: Đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.

c. Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, củng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác…

(Băng Sơn, u tôi)

Trong đó:

  • Khởi ngữ: Còm tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc.
  • Chủ ngữ: Nó.
  • Vị ngữ: vẫn là người bạn (…) hay độc ác.

Xem thêm Các kiểu câu – Ngữ văn lớp 9 tại đây.

II. Thành phần biệt lập

1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Kể tên các thành phần biệt lập của câu.
  • Nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu.

Các thành phần biệt lập của câu và dấu hiệu nhận biết chúng.

  • Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
  • Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của ngưòi nói (vui, buồn, mừng, giận…).
  • Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
  • Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

Thành phần phụ chú thường được đặt:

+ Giữa hai dấu gạch ngang.

+ Giữa hai dấu phẩy.

+ Giữa hai dấu ngoặc đơn.

+ Giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.

Dấu hiệu để nhận biết các thành phần biệt lập chính là vai trò của chúng đối với nội dung của câu: chúng không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Cũng vì vậy, chúng được gọi chung là thành phần biệt lập.

2. Bài tập này yêu cầu các em xác định thành phần biệt lập trong các câu ở SGK, trang 145, 146.

a. Có lẽ: thành phần tình thái.

b. Ngẫm ra: thành phần tình thái.

c. Dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,… thành phần phụ chú.

d. Bẩm: thành phần gọi – đáp. Có khi: thành phần tình thái.

e. Ơi. thành phần gọi – đáp.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận