Tổng kết từ vựng – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Tổng kết từ vựng ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài tổng kết giúp học sinh củng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9:

  • Từ đơn và từ phức;
  • Thành ngữ;
  • Nghĩa của từ;
  • Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;
  • Từ đồng âm;
  • Từ đồng nghĩa;
  • Từ trái nghĩa;
  • Cấp độ khái quát của nghĩa;
  • Trường từ vựng.

I. Từ dơn và từ phức

  • Khái niệm từ đơn, từ phức.
  • Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng. Ví dụ: học, ngủ, chơi, chạy…
  • Từ phức: là từ gồm hai hay nhiều tiếng. Ví dụ: nhà cửa, học tập, sách vở…

1. Các loại từ phức:

+ Từ ghép là từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: ông bà, cha mẹ, anh chị, bàn ghế…

+ Từ láy: là từ được tạo ra bằng quan hệ láy âm giữa các tiếng. Ví dụ: róc rách, khúc khích, đo đỏ, xanh xanh…

2. Xác định từ ghép, từ láy.

  • Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
  • Từ láy: nho nhỏ, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.

3. Xác định từ láy có sự “giảm nghĩa” và từ láy có sự “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc.

  • Từ láy có sự “giảm nghĩa”: trăng trắng, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
  • Từ láy có sự “tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

II. Thành ngữ

1. Khái niệm thành ngữ.

Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Ví dụ:

Giấu đầu hở đuôi.

Khôn nhà dại chợ.

Thua keo này bày keo khác…

  • Về cấu tạo: Các yếu tố trong thành ngữ có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể xen một yếu tố khác từ ngoài vào.
  • Về mặt ý nghĩa: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, nói quá…

2. Xác định thành ngữ, tục ngữ và giải thích nghĩa của chúng.

a. Tục ngữ

  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách, đạo đức của con ngưòi.

b. Thành ngữ

  • Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
  • Chó treo mèo đậy: Muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, vối mèo thì phải đậy lại.
  • Được voi đòi tiên: Tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn.
  • Nước mắt cá sấu: Lấy sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm lừa người khác.

3. Tìm thành ngữ, giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.

a. Hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:

  • Kén cá chọn canh: Kén chọn quá kĩ lưỡng, cầu kì.

Còn duyên kén cá chọn canh

Hết duyên phá giá theo anh ăn mày.

(Ca dao)

  • Lo bò trắng răng: Lo lắng không đâu, vu vơ, không phải trách nhiệm của mình.

Anh không uiệc gì phải lo bò trắng rặng.

b. Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:

  • Cây nhà lá vườn: Vật có sẵn trong nhà, không phải bỏ tiền ra mua.

Gọi là chút cây nhà lá vườn, mời bác ăn thử.

  • Lá thắm chỉ hồng: chỉ nhân duyên vợ chồng.

Dù khi lá thắm chỉ hồng,

Nên chăng thì củng tại lòng mẹ cha.

(Nguyễn Du)

4. Hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ

Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ.

(Tú Xương)

 

III. Nghĩa của từ

1. Khái niệm nghĩa của từ.

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Trong mỗi chú thích gồm hai bộ phận: phần từ, được chú thích và phần chú thích nghĩa của từ. Phần chú thích nghĩa của từ là phần nêu lên nghĩa của từ.

2. Chọn cách hiểu đúng.

Đế chọn đúng, em cần biết:

  • Mẹ có nghĩa là “người phụ nữ có con, nói trong quan hệ với con”.
  • Mẹ trong Thất bại là mẹ thành công có nghĩa là “cái gốc, cái chính từ đó sinh ra những cái khác”.
  • Bà có nghĩa là “người phụ nữ thuộc thế hệ sinh ra cha hoặc mẹ”.

Từ đó, em có thể chọn cách hiểu đúng là cách hiểu (a): Nghĩa của từ Mẹ là “người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con”.

3. Xác định và giải thích cách giải thích đúng.

Nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ là: bản chất từ loại của vế được giải thích và vế dùng để giải thích phải đồng nhất.

Độ lượng là tính từ, vì vậy vế dùng để giải thích là tính từ. Do đó, cách giải thích (b) Độ lượng là: rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ là đúng.

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa củạ từ

1. Khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

Từ nhiều nghĩa là từ có hai hay nhiều nghĩa.

Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo những từ nhiều nghĩa.

Ví dụ:

Mắt:

  • Cơ quan để nhìn của người hay động vật: nhìn tận mắt, nháy mắt.
  • Chỗ lồi lõm giống hình con mắt, mang chồi, ở một số thân cây: mắt tre, mắt cây.
  • Bộ phận giông hình con mắt ở ngoài vỏ một số quả: mắt dứa, mắt na.
  • Lỗ hở đều đặn ở các đồ đan: mắt võng, mắt lưới.

ở ví dụ trên, mắt (1) là nghĩa gốc. Nghĩa chuyển được lần lượt đánh số từ (2) cho tới nghĩa cuối cùng có trong một từ nhiều nghĩa. Vậy từ mắt có ba nghĩa chuyển.

2. Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa ở hai câu thơ của Nguyễn Du:

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

Được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên đây không phải là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa mà chỉ cách chuyển nghĩa tạm thời và không làm thay đổi nghĩa của từ. Đây chỉ là cách chuyển nghĩa mang sắc thái chủ quan của tác giả.

Xem thêm Đồng Chí – Ngữ Văn lớp 9 tại đây.

V. Từ đồng âm

1. Khái niệm từ đồng âm.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. Ví dụ:

Con ngựa đá(1) con ngựa đá(2).

  • đá(1): động từ, chỉ hành động.
  • đá(2): danh từ, chỉ chất liệu.

Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa vối hiện tượng từ đồng âm:

  • Từ nhiều nghĩa là từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
  • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

2. Xác định từ nhiều nghĩa và từ đồng âm.

a. Từ lá là từ nhiều nghĩa:

Lá (trong Lá không còn màu xanh), bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yêu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây.

Do đó, từ lá (trong lá phổi) có thể coi là kết luận chuyển nghĩa của từ lá trên.

b. Từ đường là từ đồng âm:

  • Đường (trong đường ra trận) có nghĩa là: lốì đi nhất định.
  • Đường (trong ngọt như đường) có nghĩa là: chất kết tinh vị ngọt, thường chế từ mía hoặc củ cải đường.

Vì vậy, hai từ này không có mối liên hệ về nghĩa vối nhau.

VI. Từ đồng nghĩa

1. Khái niệm từ đồng nghĩa.

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ:

  • Nghĩa giống nhau: mùa hè, mùa hạ…
  • Nghĩa gần giống nhau: chết, mất, toi, hi sinh, tử trận, từ trần.

Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. ,

2. Chọn cách hiểu đúng.

Trong các cách hiểu, cách hiểu (d): Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng là đúng.

3. Từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi vì:

  • Xuân: Mùa chuyển tiếp từ đông-sang hạ, thòi điểm ấm dần lên, thường coi là mùa mỏ đầu của năm. Chính vì ý nghĩa như vậy, nên trong văn chương, người ta thường dùng từ xuân để tính năm, thời gian đã trôi qua hay tuổi con người. Có thể coi đây là trường hợp chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ: Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuôi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả.

VII. Từ trái nghĩa

1. Khái niệm từ trái nghĩa.

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Ví dụ: Sau này, khi em đã lớn, em vẫn nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ (Những tấm lòng cao cả).

Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau (xét trên một cơ sở chung nào đó). Ví dụ:

nhỏ >< to (kích thước)

nhỏ >< lớn (tuổi tác)

2. Xác định các cặp từ có quan hệ trái nghĩa.

Các cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa – gần, rộng – hẹp,…

3. Sắp xếp các cặp từ trái nghĩa:

  • Nhóm 1 (cùng nhóm với sống – chết), chẵn – lẻ, chiến tranh – hoà bình.
  • Nhóm 2 (cùng nhóm với già – trẻ): yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo.
  • Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ

VIII. Khái niệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.

1. Khái niệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.

  • Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
  • Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ khác.
  • Một từ ngữ có nghĩa rộng đối vói những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối vối một từ ngữ khác. Ví dụ:

Từ hoa có nghĩa rộng hơn nghĩa của từ hoa hồng, hoa cúc…

Từ hoa hồng, hoa cúc có nghĩa hẹp hơn nghĩa của từ hoa.

Từ hoa lại có nghĩa hẹp hơn nghĩa của từ thực vật.

2. Lập sơ đồ về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.

 

Các em có thể dùng từ điển để giải thích nghĩa của các từ trong sơ đồ trên.

IX. Trường từ vựng

1. Khái niệm trường từ vựng.

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Ví dụ: trường từ vựng mắt có những trường từ vựng nhỏ sau:

  • Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi…
  • Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh, toét, mù, loà…

2. Phân tích trường từ vựng trong đoạn trích:

Trong đoạn trích, tác giả đã dùng các từ cùng trường từ vựng: nhà tù, những người yêu nước, cuộc khởi nghĩa, bể máu. Các từ này được dùng liên tiếp trong các câu nhằm miêu tả sự tàn ác, dã man của bọn thực dân Pháp đối với đồng bào yêu nưóc ta. Việc sử dụng các từ láy góp phần làm tăng giá trị biểu cảm, khiến cho đoạn trích có sức tố cáo mạnh mẽ.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận