Tổng kết phần văn – Sách giáo khoa văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Tổng kết phần văn ngữ văn lớp 8

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 130)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào mục lục ở cuối SGK Ngữ văn 8 (hai tập) để nắm được tên tác phẩm và tác giả của mỗi bài. Sau đó, có thể mở lại sách đọc lại phần Ghi nhớ và Kiến thức cần đạt ở mỗi bài để nắm được nội dung chính của tác phẩm. Cần căn cứ vào văn bản gốc để nhận dạng thể loại của tác phẩm đó (nhất là với các bài thơ chữ Hán).

b. Gơi ý trả lời

Tổng kết phần văn ngữ văn lớp 8

Tổng kết phần văn ngữ văn lớp 8

Tổng kết phần văn ngữ văn lớp 8

Tổng kết phần văn ngữ văn lớp 8

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 130)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Căn cứ vào thống kê ở trên để nhận dạng thể loại các bài thơ trên. Có để xem lại phần nội dung văn bản và các chú thích về các bài thơ ở SGK Ngữ văn 8, tập một, trang 146, 155 và tập hai, trang 3, 16. Từ đó so sánh những đặc điểm nghệ thuật của các bài thơ nói trên với nhau và tổng kết vài nét khái quát về “Thơ mới”.

b. Gợi ý trả lời

Các bài thơ “Vào nha ngục Quảng Đông cảm tác ” và “Muốn làm thằng Cuội ” thuộc thơ cách luật (cổ điển).

Các bài “Nhớ rừng ”, “Quê hương ” là Thơ mới.

Hai loại thơ này có sự khác biêt lớn về hình thức nghệ thuật.

Hai bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ” của Phan Bội Châu và “Muốn làm thằng Cuội ” của Tản Đà đều thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đây là thể thơ có tính quy phạm chặt chẽ về số câu (tám câu), số chữ (bảy chữ) và có luật bằng trắc, phép đối, quy tắc gieo vần. Trong cách dùng từ ngữ văn còn theo lối cũ: nhiều điển cố (sự việc và câu chữ trong sách đời trước), điển tích (những câu chuyện trong sách đời trước), hình ảnh ước lệ: hào kiệt, phong lữu, trần thế…

Ở hai bài: “Nhớ rừng” và Quê hương”, hình thức có tính chất linh hoạt, tự do hơn, không bị hạn định bởi số câu, số chữ, cách gieo vần. Bài thơ “Nhớ rừng” kéo dài tới 47 câu. Hay trong bài “Quê hương”, khi viết về người dân làng chài, tác giả đã sử dụng hình ảnh hết sức giản dị, gần gũi: “Dân chài lưới làn da ngầm rám nắng”. Cách diễn đạt tình cảm cũng dung dị, đời thưòng hơn: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ / Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”…

Thơ mới đã phá bỏ tính chất ước lệ, không hề công thức, khuôn sáo, lời thơ tự nhiên hơn, hình ảnh giản dị, gần gũi với đời thường hơn. Với sự đổi mới này, Thơ mới có thể diễn tả chân thực mọi trạng thái, cung bậc cảm xúc phong phú của con người hiện đại. Chính vì có những đặc điểm trên đây mà các bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê hương” được gọi là Thơ mới. Chúng “mới” trước hết ở sự phá cách trong hình thức nghệ thuật và sau đó là nội dung được đề cập đến trong tác phẩm.

Về yêu cầu chép các câu thơ, tuỳ theo cảm nhận của mỗi người sẽ có sự lựa chọn khác nhau. Nhưng những câu đó phải có sự đặc sắc về nghệ thuật hay có vai trò làm nổi bật tứ thơ của toàn bài. Chúng tôi xin gợi ý một số câu sau:

Dang tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

(Phan Bội Châu, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi

(Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

(Tế Hanh, Quê hương)

Xem thêm Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận