Tổng kết phần văn học – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Tổng kết phần văn học ngữ văn lớp 9

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 181)

(Chú ý phần hướng dẫn trong SGK – trang 181)

Tổng kết phần văn học ngữ văn lớp 9

Tổng kết phần văn học ngữ văn lớp 9

Tổng kết phần văn học ngữ văn lớp 9

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 181)

(Nên tham khảo thêm phần khái quát chung ở trước mỗi cụm bài cùng thể loại trong cuốn sách này).

  • Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tô’ tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  • Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.

+ Nhân vật bất hạnh.

+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.

+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.

+ Nhân vật là động vật.

Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đôi vối cái ác, cái tốt đối vói cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

  • Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
  • Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  • Ca dao – dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đòi sông nội tâm của con ngưòi.

Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian, thể ca dao.

  • Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đòi sông, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
  • Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

Xem thêm Tổng kết phần văn học (tiếp) tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 182)

a. Truyện:

  • Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Hồ Nguyên Trừng).
  • Con hổ có nghĩa (Vũ Trinh).
  • Chuyện người con gái Nam, Xương (Nguyễn Dữ).
  • Hoàng Lê nhất thôhg chí (Ngô gia văn phái).

b. Truyện thơ:

  • Truyện Kiều (Nguyễn Du).
  • Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu).

c. Thơ:

  • Thất ngôn bát cú:

+ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).

+ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

  • Tứ tuyệt:

+ Thiên Trường vãn vọng (Trần Nhân Tông).                                          ,

+ Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải).

+ Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt).

+ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).

  • Song thất lục bát: Sau phút chia li (Trích “Chinh phụ ngâm khúc ” – Đoàn Thị Điểm).
  • Lục bát: Bài ca Côn Sơn (Dịch thơ “Côn Sơn ca ” – Nguyễn Trãi).

4. Văn nghị lụận:

  • Chiếu: Chiếu dời đô (Lí Thái Tổ).
  • Hịch: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn).
  • Cáo: Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi).
  • Bản tấu: Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp).

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 182)

1. Truyện ngắn – phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự.

2. Tiểu thuyết – phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự.

3. Kí – phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự.

4. Tuỳ bút – phưdng thức biểu đạt chủ yếu: biểu cảm + tự sự.

5. Thơ – phương thức biểu đạt chủ yếu: biểu cảm.

6. Kịch – phương thức biểu đạt chủ yếu: hành động và ngôn ngữ kịch.

7. Văn nghị luận – phương thức biểu đạt chủ yếu: lập luận.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận