Tổng kết phần văn học (tiếp) – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Tổng kết phần văn học (tiếp)

A. NHÌN CHUNG VỀ NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 193)

Học sinh tự thống kê các tác phẩm văn học trung đại đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS. Chú ý cần phân chia các tác phẩm này theo hai bộ phận văn học: chữ Hán và chữ Nôm.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 194)

  • Văn học dân gian là sản phẩm của tập thể quần chúng lao động của những tác giả vô danh và được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. Do đó, các tác phẩm văn học dân gian thường có nhiều dị bản, biến thể.
  • Văn học viết là sản phẩm của một cá nhân (hoặc tập thể) cụ thể, được sáng tác bằng chữ viết, qua các ấn phẩm sách báo, nên tác phẩm luôn được bảo đảm nguyên bản.

Như vậy, văn học dân gian và văn học viết khác nhau cơ bản về chủ thể sáng tạo, phương thức lưu truyền và tính trọn vẹn của văn bản.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 194)

Văn học dân gian với những mô típ, hình ảnh, âm điệu gợi cảm đã trở thành nguồn chất liệu phong phú bổ sung cho văn học viết.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

Vợ chàng quỷ quái tinh ma

Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau.

Ở đây, thành ngữ “kẻ cắp, bà già ” rất quen thuộc trong dân gian được tác giả vận dụng rất nhuần nhuyễn, hợp lí.

Trong bài Bánh trôi nước tác giả sử dụng mô-típ ‘‘thân em”  thường thấy trong ca dao, sử dụng một cách biến hoá thành ngữ “ba chìm bảy nổi” thành “bảy nổi ba chìm

 

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Trong bài thơ Con cò, Chế Lan Viên đã xây dựng một cách sáng tạo hình tượng con cò từ hình tượng con cò trong ca dao: “Con cò mà đi ăn đêm”… kết hợp được màu sắc hiện đại và âm hưởng dân gian trong tác phẩm của mình.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 194)

Trong suốt các giai đoạn của tiến trình văn học Việt Nam, tinh thần yêu nước luôn là một nội dung nổi bật.

Trong văn học dân gian, chúng ta thường thấy lòng tự hào, tự tôn dân tộc thể hiện ở cách giải thích nguồn gốc của người Việt (Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên), ở ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm, tấm lòng quyết chiến bảo vệ bờ cõi được gửi gắm trong hình tượng người anh hùng làng Gióng (Truyền thuyết Thánh Gióng).

Trong văn học viết, lòng yêu nước cũng là một dòng mạch không bao giờ ngừng tuôn chảy.

Đọc Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt (?), chúng ta thấy vang vọng lời khẳng định chủ quyền dân tộc, lời cảnh cáo đanh thép đối với giặc ngoại xâm. Đó là gì nếu không phải chính là tiếng nói của lòng yêu nước? Tấm lòng ấy, ở Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, lại bộc lộ qua ước mơ xây dựng một non sông vững bền muôn thuở: ‘‘Non nước ấy ngàn thu

Thế kỉ XV, khi dân tộc ta chiến thắng quân Minh, bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vang lên như một bản tuyên ngôn độc lập hùng hồn, tràn đầy cảm xúc và khí thế.

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc – Nam cũng khác.

Trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, tình cảm với quê hương đất nước được gửi gắm. kín đáo trong tâm trạng kẻ lữ thứ lúc trời ngả về chiều:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Đầu thế kỉ XX, văn học nước ta được chia làm ba dòng chính: văn học cách mạng, văn học lãng mạn và văn học hiện thực. Ở mỗi khuynh hướng này, lòng yêu nước được thể hiện dưới những hình thức khác nhau: văn học lãng mạn thể hiện tình cảm yêu nước qua tình yêu những cảnh đẹp quê hương; văn học hiện thực tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến lố lăng, tàn bạo đương thời (Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Lão Hạc – Nam Cao…); còn văn học cách mạng thể hiện tinh thần yêu nước một cách trực tiếp và tích cực, đó là ý chí đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc (Những tác phẩm giàu tính chiến đấu của Hồ Chí Minh, Tố Hữu…).

Trong những năm kháng chiến chông Mĩ, chính lòng yêu nước đã tạo nên không khí hào hùng với hình tượng người lính dũng cảm, sôi nổi trong chiến đấu, không nề hà gian khổ, hiểm nguy (Bài thơ về tiểu dội xe không kính – Phạm Tiến Duật; Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê).

Cũng cần chú ý mảng tác phẩm không viết về chiến tranh như Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long; Tôi và chúng ta – Lưu Quang Vũ… Ở đó, chúng ta gặp những con người hết lòng lo nghĩ cho đất nước, công hiến sức mình xây dựng, phát triển dân tộc, dũng cảm đấu tranh với cái bảo thủ, lạc hậu để phát triển cái mới, cái tồt… Đó cũng chính là một biểu hiện của lòng yêu nưốc.

Như thế, rõ ràng tinh thần yêu nước là một nội dung luôn thường trực trong văn học Việt Nam từ trước tới nay.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 194)

Tinh thần nhân đạo thường được biểu hiện trong văn học ở các khía cạnh:

  • Thể hiện những tình cảnh éo le, những nỗi đau khổ của con người với một thái độ cảm thông, xót xa.
  • Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp hình thể cũng như phẩm cách của con người, lên tiếng bênh vực họ.
  • Lên án, phê phán những thế lực bạo tàn chà đạp con người.

Căn cứ vào các biểu hiện trên, lấy dẫn chứng trong một tác phẩm trung đại để phân tích, chứng minh nội dung nhân đạo của tác phẩm đó.

B. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 200)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Trước khi kể tên cần phải có sự phân biệt rõ khái niệm loại hình và thể loại. Cần nắm vững kiến thức về đặc trưng thể loại để sắp xếp đúng. Nhiều khi thể loại được nói rõ ngay từ tên của tác phẩm. Ví dụ: Sự tích trầu cau; Sự tích Hồ Gươm… Phân tích một cách bao quát có ba loại: tự sự, trữ tình và kịch. Nếu phân chia thành các thể loại có: thuộc thể tự sự có thần thoại, truyền thuyết, cổ tích; trữ tình dân gian tiêu biểu là ca dao, dân ca và kịch (sân khấu dân gian), trong đó có chèo và tuồng đồ.

b. Gợi ý trả lời

Trong Bài 33 đã thống kê và nêu định nghĩa tất cả các thể loại văn học dân gian, học sinh có thể tham khảo lại ở các bài trước trong sách này.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 200)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào phần trả lòi của Câu hỏi 1 nắm được tên các truyện cổ tích. Căn cứ vào đặc điểm nhân vật chính của truyện để sắp xếp.

b. Gợi ý trả lời

  • Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh.
  • Nhân vật tài năng đặc biệt: Mã Lương.
  • Nhân vật xấu xí: Sọ Dừa.
  • Nhân vật ngốíc nghếch: Chàng Ngốc.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 200)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Trước hết, cần phải vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật về phương diện câu trong bài, số chữ trong câu, cách gieo vần, phối thanh. Sau đó chỉ ra những dấu hiệu đó trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Tham khảo phần Một số thể loại văn học trung đại trong SGK Ngữ văn 9, tập hai, trang 195 – 196.

b. Gợi ý trả lời

Thể Đưòng luật là thể thơ được viết theo niêm luật được đặt ra từ thời nhà Đường, Trung Quốc. Thể thơ Đường luật có những quy định khá chặt chẽ về vần, thanh, đối, về số câu, số chữ và cấu trúc bài thơ.

Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan có thể coi là một ví dụ tiêu biểu về thể thất ngôn bát cú Đưòng luật bằng chữ Nôm.

B: Thanh bằng (gồm các thanh huyền, thanh ngang).

T: Thanh trắc (gồm các thanh sắc, ngã, hỏi, nặng).

U: gieo vần bằng, hoặc trắc (ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8).

1 2 3 4 5 6 7
1. Bước tới Đèo Ngang bóng xế
T T B B T T B
2. Cỏ cây chen đá, chen hoa
T B B T T B B
3. Lom khom dưói núi tiều vài chú
B B T T B B T
4. Lác đác bên sông chợ mấy nhà
T T B B T T B
5. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
T T B B B T T
6. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
B B T T T B
7. Dừng chân đứng lại trời non nước
B B T T B B T
8. Một mảnh tình riêng ta với ta
T T B B B T B

 

  • Số câu, số chữ: Bài thơ có tám câu (bát cú) và mỗi câu bảy chữ (thất ngôn) theo cấu trúc: đề (câu 1, 2), thực (câu 3, 4), luận (câu 5, 6) kết (câu 7, 8).
  • Vần: bài thơ gieo vần bằng là vần “a, oa”.
  • Luật: phải tuân theo quy tắc “nhị, tứ, lục phân minh”. Nghĩa là, thanh của chữ thứ tư ở tất cả các câu đều ngược với thanh của chữ thứ hai và thứ sáu. Ví dụ câu 1, chữ thứ tư là thanh bằng thì chữ thứ hai và thứ sáu là thanh trắc. Tất cả các câu đều tuân thủ chặt chẽ quy tắc này.
  • Niêm (dính – ở đây có nghĩa là cùng cấu trúc về thanh điệu).

+ Câu 1 phải niêm với câu 8: thanh của chữ thứ hai, tư và sáu của câu 1 và T B T và câu 8 cũng vậy.

+ Câu 2 niêm vổi câu 3: thanh của chữ thứ hai,, thứ tư và sáu của câu 2 là B T B và câu 3 cũng vậy.

+ Tương tự câu 4 niêm vói câu 5.

+ Câu 6 niêm với câu 7.

  • Đối: các cặp đối:

+ Câu 3 và câu 4.

+ Đối về ý:

Câu 3 nói về hình bóng những chú tiều đang lom khom dưới núi. Câu 4 nối về những mái nhà lác đác bên sông.

+ Đối về thanh:

Câu 3 có thứ tự các thanh ngược vối câu 4, trên là bằng thì dưới là trắc và ngược lại.

+ Đối về từ loại:

Câu 3 từ ở vị trí đó thuộc từ loại tính từ thì câu 4 cũng là tính từ: lom khom – lác đác; danh từ: núi – sông…

Câu 3 có từ chỉ số lượng thì câu bốn từ ở vị trí tương ứng cũng chỉ số lượng: vài – mấy.

+ Câu 5 và câu 6: phân tích tương tự.

Như vậy, có thể nói bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan đã tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy tắc của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Xem thêm Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 200)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Căn cứ vào Mục lục cuối SGK thống kê tên các truyện thơ Nôm đã học trong chương trình THCS. Sau đó xem lại nội dung của tác phẩm và các câu hỏi trong sách phần Đọc – hiểu để tóm tắt tác phẩm.

b. Gợi ý trả lời

Những truyện thơ Nôm trong chương trình THCS là Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

  • về tóm tắt Truyện Kiều, có thể tham khảo phần trả lời Câu hỏi 2 sau bài Giới thiệu về Truyện Kiều trong cuôn Giúp em học tốt ngữ vần 9, tập 1.
  • Truyện Lục Vân Tiên có thể tóm tắt như sau:

Lục Vân Tiên là tên của nhân vật chính trong truyện. Vốn là một chàng học trò văn võ song toàn, Lục Vân Tiên đã đính ước với con gái Võ Công là Võ Thể Loan. Trên đường lên kinh ứng thí, chàng đã cứu Kiều Nguyệt Nga thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Đang chuẩn bị thi, Lục Vân Tiên nghe tin mẹ mất liền bỏ thi về nhà chịu tang mẹ. Trên đường về nhà, chàng khóc nhiều quá nên mù cả hai mắt. Chàng bị Võ Công từ hôn, lại bị hai người bạn là Trịnh Hâm và Bùi Kiệm hãm hại, nhưng lần nào chàng cũng được cứu thoát. Chàng được tiên ông cho thuốc và đôi mắt sáng trở lại. Lục Vân Tiên đi thi và đỗ Trạng nguyên. Chàng được cử đi đánh giặc Ô Qua. Còn về phần Kiều Nguyệt Nga, sau khi được Lục Vân Tiên cứu thoát, đã vẽ bức hình chàng và ngày đêm mang theo mình bức hình ấy. Bị cha con nhà Thái sư hãm hại, Kiều Nguyệt Nga bị đem đi cống giặc Ô Qua. Nàng đã nhảy xuống sông tự vẫn nhưng lại được cứu sống. Lục Vân Tiên đi lạc, vô tình thấy bức hình, chàng đã nhận ra Kiều Nguyệt Nga. Hai người đã sống bên nhau hạnh phúc trọn đời.

  • Cốt truyện của hai truyện thơ Nôm trên đây có sự tương đồng. Nhân vật chính của truyện đều là những “trai tài gái sắc”, vừa có tài năng, vừa có hạnh phúc. Nhưng họ luôn luôn phải chịu một cuộc đời nhiều sóng gió, trắc trở, gian truân. Họ thường bị nhiều kẻ xấu hãm hại nhưng sau đó lại được nhiều người tốt che chở, giúp đỡ. Trải qua bao thăng trầm, giông bão của cuộc đời họ lại được đoàn tụ và sống hạnh phúc bên những người thương yêu. Truyện thơ Nôm luôn kết thúc rất có hậu: kẻ xấu thì bị trừng phạt, người tốt được hạnh phúc, báo đáp xứng đáng. Nó phản ánh quy luật cuộc sống mà từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết: ở hiền gặp lành, còn gieó gió thì gặp bão.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 200)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Thể thơ lục bát được sử dụng rất phổ biến trong ca dao vì với giai điệu ngọt ngào, dàn trải, cách hiệp vần nhịp nhàng là thuận lợi để tác giả miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Nên chọn một bài hoặc một khổ thơ trong một bài ca dao quen thuộc để phân tích. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng sử dụng thể thơ này. Có thể nói đến Nguyễn Du thì thể thơ dân tộc bình dị này đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Có thể chọn một đoạn thơ đặc sắc miêu tả rõ nhất tâm trạng của Thuý Kiều trong các đoạn trích nêu trong SGK.

b. Gọi ý trả lời

Về ca dao có thể lấy bài:

Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tở

Thương thay con kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mòi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời

Dẫu kêu ra máu có người nào nghe.

(Tham khảo bài phân tích trong cuốn Giúp em học tốt Ngữ văn 7, tập một, phần viết về những bài ca dao…)

Trong các đoạn trích Truyện Kiều ở SGK, các em có thể chọn một đoạn trong Kiều ở lầu Ngưng Bích:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 201)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Theo gợi ý của câu hỏi, xem lại nội dung của tác phẩm trong SGK. Chú ý cách xây dựng nhân vật và cách kể chuyện của các tác phẩm thuộc các giai đoạn lịch sử khác nhau.

b. Gợi ý trả lời

Tuy cùng thuộc thể loại tự sự, nhưng truyện ngắn hiện đại có nhiều đổi mới về phương thức tự sự, miêu tả so với truyện ngắn trung đại. Truyện ngắn trung đại sử dụng đa dạng các cách trần thuật, di chuyển các điểm nhìn (từ người trần thuật khách quan ở bên ngoài đến điểm nhìn từ bên trong nhân vật). Cách trần thuật từ ngôi thứ nhất (người kể chuyện xưng “tôi” trong câu chuyện) thường chỉ thấy xuất hiện trong truyện hiện đại. Như thế, câu chuyện sẽ được kể một cách sinh động hơn, cụ thể hơn. về xây dựng nhân vật cũng có nhiều điểm khác biệt. Nhân vật trong truyện trung đại thường chỉ xuất hiện qua lời kể của người khác, qua hành động và đối thoại, ít được thể hiện trực tiếp nội tâm, ít chú trọng khắc hoạ cá tính, vì thế thường thuộc nhân vật loại hình, được xây dựng trên một chuẩn mực nhất định, nên khá đơn giản và câu nệ. Trong truyện hiện đại, nhân vật được khắc hoạ từ nhiều phương diện: ngoại hình, hành động và nhất là nội tâm, qua lời trần thuật và lời đốĩ thoại, độc thoại của chính nhân vật. Nhiều khi nhân vật đó được tác giả đặt vào những tình huông, xung đột buộc nhân vật phải bộc lộ sâu sắc tính cách, tâm trạng. Nhân vật trong truyện do đó cũng thuộc nhiều loại: nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng, nhân vật chức năng…

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận