Tổng kết phần văn – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Tổng kết phần văn ngữ văn 8

1. Câu hỏi 3 (SGK, trang 144)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào mục lục cuối SGK Ngữ văn 8, tập hai, để nắm được tên tác phẩm và nhớ lại nội dung tác phẩm. Nếu không nhớ, có thể xem lại nội dung từng tác phẩm trong sách và căn cứ vào thời điểm sáng tác, các đặc điểm nghệ thuật để phân loại các tác phẩm đó.

b. Gợi ý trả lời

Ở chương trình Ngữ Ưăn 8 có năm văn bản nghị luận (bài 22, 23, 24, 25 và 26). Trong đó, có bốn văn bản thuộc nghị luận trung đại. Bài 26 (cũng như các văn bản nghị luận học ở lớp 7) là tác phẩm nghị luận hiện đại. Tất cả những văn bản này đều có đặc trưng của thể loại nghị luận, nhưng giữa các tác phẩm nghị luận trung đại và tác phẩm nghị luận hiện đại có sự khác biệt nổi bật.

 – Nghị luận hiện đại không phân chia thành các thể loại rạch ròi. Trong khi đó, các tác phẩm nghị luận trung đại lại gồm nhiều thể loại phân biệt chủ yếu ở chức năng (chiếu, hịch, cáo…). Mỗi thể nói trên của văn bản nghị luận trung đại lại có những quy tắc chặt chẽ riêng.

Ví dụ:

Chiếu là thể văn vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Bài chiếu thường thể hiện những tư tưởng chính trị lớn lao, đề cập đến những vấn đề quan trọng đối với đất nước.

Hịch là thể văn nghị luận thời xưa thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật của thể hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm của ngưòi nghe. Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu.

  • Các văn bản nghị luận trung đại ở các bài 22, 23, 24, 25 đều được viết bằng tiếng Hán, mang văn phong cổ. Thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Từ ngữ cổ: cách xưng hô: trẫm, khanh…

+ Cách diễn đạt cổ: trong bài văn dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh thường giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng (tiêu biểu ở “Hịch tướng sĩ ”).

Trong khi đó, văn phong ở tác phẩm nghị luận hiện đại thường viết giản dị, câu văn gắn với lòi nói thường ngày, gần đời sống hơn.

  • Văn bản nghị luận trung đại mang dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng “thiên mệnh” trong bài “Chiếu dời đô”, đạo “thần chủ” trong“Hịch tướng sĩ”, lí tưởng “nhân nghĩa” trong “Nước Đại Việt ta ”, tâm lí “sùng cổ” (noi theo tiền nhân, tìm khuôn mẫu ở thời đại đã qua) dẫn đến việc dùng phổ biến các điển tích, điển cố.

2. Câu hỏi 4 (SGK, trang 144)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Tham khảo phần Ghi nhớ về các tác phẩm nghị luận (bài 22, 23, 24, 25 và 26) trong SGK Ngữ văn 8, tập hai, để nắm được một số nét chính về nội dung và nghệ thuật. Căn cứ vào những đặc điểm thể loại nghị luận để chứng minh sau đó lấy dẫn chứng từ các văn bản cụ thể..

b. Gợi ý trả lời

Dù được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau, với những mục đích khác nhau, nhưng tất cả các tác phẩm trên đều mang đặc điểm chung của thể văn nghị luận: Tác phẩm có kết cấu chặt chẽ, hệ thống lí lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục. Các văn bản được chia thành các phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ Hịch tướng sĩ có kết cấu gồm 4 phần: phần mở đầu nêu vấn đề; phần hai: nêu lên truyền thông vẻ vang và những tấm gương trong sử sách để tạo sự tin tưởng; phần ba: nhận đinh tình hình và phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc và quyết tâm cứu nưóc; phần kết thúc: nêu lên chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh. Những lí lẽ nêu ra ở phần trước sẽ là cơ sở cho những lí lẽ ở phần sau.

+ Hệ thống dẫn chứng được đưa ra trong các tác phẩm đều được dẫn từ những nguồn tư liệu xác thực và rất đáng tin cậy: sử sách Trung Quốc, lịch sử nước nhà (trong “Hịch tướng sĩ ”, “Thiên đô chiếu ”, “Nước Đại Việt ta”) hay từ chính sự kiện mà tác giả trực tiếp chứng kiến (trong ‘‘Thuế máu “).

  • Các văn bản nghị luận trên không chỉ có lí mà còn rất có tình: thể hiện cảm xúc sâu sắc của ngưòi viết. Tình cảm, thái độ của tác giả có thể được biểu lộ qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhưng chủ yếu nhất vẫn là bộc lộ kín đáo qua hệ thống lập luận. Điều quan trọng là ngưòi viết thể hiện được niềm tin, thái độ (khẳng định, phê phán) hay một khát vọng mạnh mẽ đối với vấn đề đã đưa ra.

Có thể lấy một đoạn văn trong “Hịch tướng sĩ” làm ví dụ:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân nàv phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Đoạn văn đã thể hiện nỗi đau đớn đến tận cùng của một vị thống lĩnh phải chứng kiến cảnh nước nhà bị kẻ thù giày xéo, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm và một lòng căm giận ngùn ngụt như lửa.

Chính đặc điểm kết hợp chặt chẽ giữa hai yếu tố có lí và có tình đã làm nên hấp dẫn đặc biệt của các tác phẩm nghị luận đó, có tác động rất lớn đến nhiều thế hệ độc giả.

Xem thêm Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Ngữ văn lớp

8 tại đây.

3. Câu hỏi 5 (SGK, trang 144)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại phần trả lời ở câu hỏi 3 và những ghi chú trong SGK về các tác phẩm này. Cán cứ vào những hiểu biết về thể loại và hoàn cảnh sáng tác, vấn đề mà tác phẩm đề cập để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng.

b. Gợi ý trả lời

  • Về nội dung tư tưởng:
  • Ba tác phẩm này đều là những áng văn chương bất hủ đề cập đến những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, đồng thời gắn liền với các tên tuổi chói lọi trong lịch sử dân tộc. “Chiếu dời đô ” là lời tuyên bố về quyết định dời đô từ Hoa Dư ra thành Đại La (nay là thủ đô Hà Nội). Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ vói một triều đại, một giai đoạn mà đối với sự hưng thịnh, tồn vong của cả dân tộc. “Hịch tướng sĩ ” là lòi kêu gọi tướng sĩ đoàn kết cùng vị thống lĩnh trước hoạ xâm lăng của phong kiến phương Bắc. “Nước Đại Việt ta” (trích trong “Bình Ngô đại cáo”) là một bản tuyên ngôn độc lập của người

Đại Việt sau chiến thắng chống giặc Minh xâm lược. Chính vi thế, các tác phẩm này không chỉ mang tư tưởng, tình cảm của cá nhân kiệt xuất mà phần nào đã đúc kết tinh thần, ý chí của cả dân tôc trong những thời đại oanh liệt.

  • Cả ba văn bản đều thể hiện một cách hùng hồn, tha thiết lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào và tinh thần dân tộc sâu sắc.
  • Tuy nhiên, nét chung này thể hiện ở từng tác phẩm qua những sắc thái cụ thể. Chẳng hạn, ở “Chiếu dời đô ” nổi bật là ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh, mong muốn non sông muôn thuở phát triên bền vững, ơ “Hịch tướng sĩ ”, nổi bật là lòng căm thù sục sôi lũ giặc ngang ngược, bạo tàn; là tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc trước hoạ xâm lăng. Điểm nổi bật trong “Nước Đại Việt ta” là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về quyền độc lập, tự chủ của dân tộc, về truyền thông anh hùng, bản sắc văn hoá của đất nước Đại Việt.
  • Về hình thức thể loại:
  • Ba văn bản: “Chiếu dời đô ”, “Hịch tướng sĩ ” và “Nước Đại Việt tạ ”, đều thuộc thể loại nghị luận trung đại. Tuy mỗi tác phẩm ra đời trong một hoàn cảnh và được viết vói một mục đích khác nhau nhưng tất cả chúng đều là những áng văn chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Các tác phẩm này đều có những đặc điểm chung về hình thức nghệ thuật. Cả ba văn bản đều có kết cấu chặt chẽ, hệ thống luận chứng đưa ra rất sắc bén, xác thực nên có tính thuyết phục cao. Lời lẽ rất trang trọng, cổ điển với nhiều điển tích, điển cố, nhất là trong lịch sử Trung Quốc.
  • Do thuộc ba thể khác nhau của văn nghị luận trung đại, lại được sáng tác với những mục đích khác nhau tuỳ vào nhiệm vụ lịch sử nên ba tác phẩm cùng có những sự khác nhau về hình thức.

4. Câu hỏi 6 (SGK, trang 144)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại văn bản “Nước Đại Việt ta” và những ghi chú về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” trong SGK Ngữ văn 8, tập hai, trang 66, 67. Có thể tham khảo phần trả lòi cho câu hỏi 3 ở cuốn Giúp em học tốt ngữ văn 8, tập hai để trả lời câu hỏi này.

b. Gợi ý trả lời

“Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428) sau khi quân ta đã đại thắng giặc Minh xâm lược. Bài cáo này được đánh giá là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta bởi nhiều lí do:

Với niềm tự hào, tự tôn dân tộc, Nguyễn Trãi đã thay đổi lời vua Lê Thái Tổ tuyên bố về nền độc lập tự chủ của dân tộc Đại Việt trên nhiều phương diện: lãnh thổ, văn hiến, phong tục tập quán, chủ quyền.

Tác giả đã sử dụng giọng văn hùng hồn, lí lẽ rất sắc bén để chứng minh nền độc lập tự chủ của dân tộc ta được xác định “đã lâu” nên không có kẻ thù nào có thể xâm phạm. Trong từng câu chữ thể hiện khí phách, tinh thần, ý chí và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của toàn dân tộc.

Bài “Sông núi nước Nam ” (tương truyền do Lí Thường Kiệt sáng tác) được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta ở thế kỉ XI. Áng “thiên cổ hùng văn” “Bình Ngô đại cáo ” của Nguyễn Trãi cũng là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc sau khi đã đánh đổ ách đô hộ của nhà Minh ở thế kỉ XV. Ý thức về nền độc lập dân tộc là điểm chung của hai văn bản này, nhưng đến “Nước Đại Việt ta ”, ý thức ấy đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn.

  • Trong bài thơ “Sông núi nước Nam ”, ý thức về nền độc lập dân tộc được khẳng định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền. Ngoài hai phương diện đó, đến “Nước Đại Việt tạ ”, ý thức này được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới đầy ý nghĩa: nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, truyền thông lịch sử anh hùng. Sự khẳng định nền độc lập dân tộc ở “Sông núi nước Nam” chịu sự chi phối rõ của tư tưởng thiên mệnh (định phận ở sách trời). Đến “Nước Đại Việt ta ”, nền độc lập dân tộc còn được gắn liền cùng bao nhiêu triều đại tồn tại, phát triển vững bền, cùng những tấm gương anh hùng “đời nào cũng có”. Rõ ràng, ý thức về dân tộc của Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta” ở thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc và toàn diện hơn nhiều so với ý thức dân tộc trong “Sông núi nước Nam ” ở thế kỉ XI của Lí Thưòng Kiệt.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận