Tổng hợp về ngữ pháp – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Tổng hợp về ngữ pháp ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài tổng kết là giúp học sinh hệ thống hoá được các kiến thức về từ loại và cụm từ.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU NỘI DUNG TỔNG KẾT

I. Từ loại

1. Danh từ, động từ và tính từ

Tổng hợp về ngữ pháp ngữ văn lớp 9

Tổng hợp về ngữ pháp ngữ văn lớp 9

2. Các từ loại khác

Tổng hợp về ngữ pháp ngữ văn lớp 9

II. Cụm từ.

Tổng hợp về ngữ pháp ngữ văn lớp 9

Xem thêm Luyện tập viết biên bản tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

I. Từ loại

1. Bài tập này yêu cầu các em xác định các từ in đậm dẫn ở (SGK, trang 130): từ nào là danh từ, từ nào là động từ và từ nào là tính từ.

Tổng hợp về ngữ pháp ngữ văn lớp 9

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Thêm các từ dẫn ở bài tập trong SGK, trang 130, 131 vào trước những từ thích hợp với chúng.
  • Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc từ loại nào?

Tổng hợp về ngữ pháp ngữ văn lớp 9

3. Danh từ có thể đứng sau những từ như những, các, một…

Động từ có thể đứng sau những từ như hãy, đã, vừa…

Tính từ có thể đứng sau những từ như rất, hơi, quá…

4. Bài tập này yêu cầu các em điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ và tính từ vào những cột để trống.

Tổng hợp về ngữ pháp ngữ văn lớp 9

5. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Các từ in đậm trong những đoạn trích dẫn ở SGK, trang 131, 132 vốn thuộc loại nào;
  • ở trọng các đoạn trích đó, chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào.

a. Từ tròn vốn là tính từ, ở đoạn trích này, nó được dùng như một động từ (chỉ hoạt động).

b. Từ lí tưởng vốn là danh từ, ỏ đoạn trích này, nó được dùng như một tính từ (chỉ tính chất).

c. Từ băn khoăn vốn là tính từ, ở đoạn trích này, nó được dùng như một danh từ (chỉ hiện tượng, kết hợp được với từ những).

6. Bài tập này yêu cầu các em xếp các từ in đậm trong những câu dẫn ở SGK, trang 132 vào cột thích hợp (theo mẫu).

Tổng hợp về ngữ pháp ngữ văn lớp 9

7. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Tìm những từ chuyên dùng ỏ cuối câu để tạo nên câu nghi vấn.
  • Cho biết các từ ấy thuộc loại nào.

Những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo nên nghi vấn là: à, ư, nhỉ, hả…

Những từ này thuộc loại tình thái từ.

II. Cụm từ

1. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ.
  • Nêu những dấu hiệu để nhận biết đó là cụm danh từ.

a. – Cụm danh từ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó:

+ Phần trung tâm của cụm danh từ là danh từ: ảnh hưởng.

+ Phần phụ trưóc là từ chỉ lượng: tất cả, những.

+ Phần phụ sau là chỉ từ: đó.

  • Cụm danh từ một nhân cách rất Việt Nam:

+ Phần trung tâm của cụm danh từ là danh từ: nhân cách.

+ Phần phụ trước của cụm danh từ là từ chỉ lượng: một.

  • Cụm danh từ một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam,rất hiện đại. + Phần trung tâm của cụm danh từ là danh từ: lối sông.

+ Phần phụ trước là từ chỉ lượng: một.

b, c: Học sinh tự làm.

Gợi ý: Phần trung tâm của các cụm danh từ: ngày (b), tiếng (c).

2. Bài tập nêu hai yêu cầu:

  • Tìm phần trung tâm của các cụm động từ.
  • Nêu ra những dấu hiệu để nhận biết đó là cụm động từ.

a. – Cụm động từ sẽ ôm chặt lấy cổ anh:

+ Phần trung tâm của cụm động từ là động từ: ôm.

+ Phần phụ trước của cụm động từ là phụ từ chỉ thời gian: sẽ.

  • Cụm động từ đã đến gần anh:

+ Phần trung tâm của cụm động từ là từ: đến.

+ Phần phụ trưốc của cụm động từ là phó từ: đã.

  • Cụm động từ sẽ chạy xô vào trong lòng anh:

+ Phần trung tâm của cụm động từ là: chạy.

+ Phần phụ trước của cụm động từ là phụ từ chỉ thời gian: sẽ.

b. – Cụm động từ vừa lên cải chính:

+ Phần trung tâm của cụm động từ là động từ: lên.

+ Phần phụ trước của cụm động từ là phụ từ chỉ thời gian: vừa.

3. Bài tập nêu hai yêu cầu:

  • Tìm phần trung tâm của các cụm tính từ;
  • Nêu ra những dấu hiệu để nhận biết đó là cụm tính từ.

a. – Cụm tính từ rất Việt Nam:

+ Phần trung tâm của cụm tính từ là tính từ: Việt Nam.

+ Phần phụ trước của cụm tính từ là phụ từ chỉ mức độ: rất.

  • Cụm tính từ rất bình dị:

+ Phần trung tâm của cụm tính từ là tính từ: bình dị.

+ Phần phụ trưốc của cụm tính từ là phụ từ chỉ mức độ: rất.

  • Cụm tính từ rất phương Đông:

+ Phần trung tâm của cụm tính từ là tính từ: phương Đông.

+ Phần phụ trước của cụm tính từ là phụ từ chỉ mức độ: rất.

  • Cụm tính từ rất mới:

+ Phần trung tâm của cụm tính từ là tính từ: mới.

+ Phần phụ trước của cụm tính từ là phụ từ chì mức độ: rất.

  • Cụm tính từ rất hiện đại:

+ Phần trung tâm của cụm tính từ là tính từ: hiện đại.

+ Phần phụ trưốc của cụm tính từ là phụ từ chỉ mức độ: rất.

b. Cụm tính từ sẽ không êm ả:

  • Phần trung tâm của cụm tính từ là tính từ: êm ả.
  • Phần phụ trước của cụm tính từ là phụ từ chỉ thời gian: sẽ, là từ phủ định: không.

c. – Cụm tính từ phức tạp hơn:

+ Phần trung tâm của cụm tính từ là tính từ: phức tạp.

+ Phần phụ sau của cụm tính từ là phụ từ: hơn.

  • Cụm tính từ cũng phong phú và sâu sắc hơn:

+ Phần trung tâm của cụm tính từ là tính từ: phong phú, sâu sắc.

+ Phần phụ trước của cụm tính từ là phụ từ: cũng.

+ Phần phụ sau của cụm tính từ là phụ từ: hơn.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận