Tổng hợp những bài văn mẫu hay nhất lớp 5

Đang tải...

DÀN Ý: Tả một  ngày  mùa hè
I. Mở bài:
 Giới thiệu mùa hè
Ví dụ:
Em thích nhất là mùa hè trong bốn mùa của năm. Mùa hè em được nghỉ học đi du lịch cùng gia đình và bạn bè, không phải học tập căng thẳng nữa.
II. Thân bài: Tả cảnh mùa hè
1. Tả bao quát cảnh mùa hè

Mùa hè nắng gắt

Mùa hè trời rất oi bức và khó chịu

Tiếng ve kêu râm rang khắp mọi nơi

Những cành phượng nở đỏ rực cả vùng trời

  1. Tả chi tiết cảnh mùa hè
    a. Tả cảnh buổi sáng mùa hè

Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớm

Những giọt sương vẫn còn đọng trên những ngọn cỏ

Cây côi dường như được tiếp nước vào buổi tối nên rất xanh tươi

Những chú chim hót ríu rít

Những chú ve kêu râm rang

  1. Tả cảnh buổi trưa mùa hè

Trời nắng gắt hơn lúc sáng

Những tia nắng rất chói chang và bức bối

Cây cối đang đứng hiêng ngang dưới nắng

Những chú ve vẫn kêu

Ngoài đường nắng rất gắt, ai ra đường cũng trùm khăn kín mít

  1. Tả cảnh buổi chiều mùa hè

Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần

Thời tiết bắt đầu dịu lại

Những chú chim nhảy nhót

Mọi người tụ tập hóng gió

Ngoài trời những đứa trẻ chơi các trò chơi vui vẻ

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa hè
Ví dụ:
Em rất thích mùa hè mặc dù mùa này nóng nhất trong các mùa nhưng nó có những điểm rất thú vị. em rất thích mùa hè vì em sẽ được vui chơi và nghỉ ngơi. Hãy tả cảnh buổi sáng mùa hè trên quê hương em, dàn ý như sau:

Mở bài: Có thể nêu một số ý: Giới thiệu chung về khung cảnh định tả (thời gian, không gian, điểm nhìn…); nêu cảm nhận chung của em về cảnh buổi sáng mùa hè ở quê hương.

Thân bài: Tả được cảnh thiên nhiên và con người trong buổi sáng mùa hè trên quê hương (miêu tả theo một trình tự nhất định – trình tự thời gian, không gian…);

Cảnh thiên nhiên: Miêu tả được cây cối, hoa lá, khí hậu, tiết trời… mang đặc điểm mùa hè (vừa yên ả, thanh bình vừa tươi vui, náo nức, đầy sức sống):

Bầu trời, ánh nắng, cơn gió nhè nhẹ… những đặc trưng thời tiết mùa hè; cánh đồng lúa chín vàng, hương lúa thơm ngào ngạt…; cây cối còn ướt sương, um tùm sum suê hoa trái, toả bóng mát;

Hoa lá với nhiều sắc màu: Tiêu biểu hình ảnh những hàng phượng hoa đỏ rực trên nền lá xanh non hoà lẫn với màu xanh của trời, những cây bằng lăng nở tím cả góc trời…;

Chim chóc ca vang, âm thanh tiếng ve ngân tạo nên bản nhạc vui tươi náo nức; không gian ngào ngạt hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh.

Một vài hoạt động của con người trong buổi sáng mùa hè: đi chợ, đi làm… nhộn nhịp, tấp nập, háo hức.

Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em về buổi sáng mùa hè trên quê hương.

Đêm trăng

Bài tham khảo 1

1) Mở bài

Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:

* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất

* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu

2) Thân bài

Tả cảnh đêm trăng:

* Lúc xẩm tối:

+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao

+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng

+ Gió thổi mát rượi

+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười

* Lúc trăng lên:

+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung

+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..

+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng

+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình

3) Kết bài

Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:

– Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh

– Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy

– Càng thêm yêu mến quê hương

Bài tham khảo 4

  1. I) Mở bài: Như thường lệ, giữa tháng trăng sáng vằng vặc, em lại ra vườn ngắm trăng.
  2. II) Thân bài:
  3. Trời vừa chập choạng tối:

– Màn đêm buông xuống phủ trùm lên cảnh vật.

– Nhà nhà đang lên đèn.

– Trăng từ từ lên cao ở phía ngọn cau.

  1. Trời đang vào đêm:

– Không gian trong vắt.

– Cảnh vật lặng im như nghiêm trang chờ đón vầng trăng lên ngự trên đỉnh đồi.

  1. Trong đêm:

– Trăng cao sáng vằng vặc như gương.

– Trong vườn lá cây xanh rì thấm đẫm ánh trăng.

– Nước ao lóng lánh, tiếng tôm búng càng tiếng cá đớp trăng.

– Tiếng côn trùng rỉ rả đây đó như vui hát dưới trăng.

  1. Vào khuya:

– Tiếng gió khẽ khàng lay động cành cây ngọn lá.

– Ánh trăng lung linh làm lóng lánh giọt sương đêm.

– Mọi vật như sống động hơn, huyền ảo hơn.

– Trăng vàng tràn đầy ánh sáng.

III) Kết bài:

– Đêm trăng sáng đẹp càng làm em yêu mến quê hương mình hơn.

  1. Mở bài:

Tả cơn mưa mùa hạ

Mưa vào buổi chiều, em đang ở hiệu sách

  1. Thân bài:

– Lúc sắp mưa:

+Mây đen kéo về, những đám mây lớn, nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời

+Gió ào ào, thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, gió càng mạnh

+Cảm giác oi ả, ngột ngạt

– Lúc bắt đầu mưa:

+Những giọt mưa lác đác rơi: lẹt đẹt….lẹt đẹt, lách tách

+Không khí mát lạnh, dễ chịu

– Lúc mưa to

+Mưa ù xuống, mưa rào rào trên sân gạch, sầm sộp, rào rào, mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối, tiếng giọt ranh đổ ồ ồ

+Nước mưa chuyển động: lăn xuống, xiên xuống, kéo xuống, lao xuống,…. lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt ngửa, giọt bay, tỏa trắng xóa, nước chảy đỏ lòm bốn bề sân, quần quận rồi vào các rãnh cống, mưa xối nước

+Tiếng sấm, chớp

– Lúc mưa tạnh

+Cảnh vật tươi tắn,mới mẻ…mưa đã ngớt, trời rạng dần, mấy con chim từ gốc cây hót râm ran

+Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt

+Sau trận mưa, đường phố được dội rửa sạch bong

+Tiếng gọi nhau í ới, tiếng còi xe máy, ô tô lại vang lên inh ỏi

+Trẻ con nô đùa trên hè phố, đường phố lại bắt đầu đông vui và náo nhiệt

+Con người vội vã trở lại với các công việc

  1. Kết bài

Cơn mưa đem lại cảm giác dễ chịu, làm cho cây cối tươi tốt

Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: “Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa”.
a. Mở bài:
+ Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
+ Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
b. Thân bài:
– Cảnh dọc đường đi:
+ Phong cảnh, những nét đặc biệt.
+ Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
– Đến nơi:
+ Hoạt động đầu tiên.
+ Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
– Kết thúc chuyên đi:
+ Chuẩn bị trở về.
+ Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
c. Kết bài:
+ Suy nghĩ về chuyến đi.
+ Mong ước.

DÀN Ý
I. Mở bài:
 Giới thiệu mùa hè
Ví dụ:
Em thích nhất là mùa hè trong bốn mùa của năm. Mùa hè em được nghỉ học đi du lịch cùng gia đình và bạn bè, không phải học tập căng thẳng nữa.
II. Thân bài: Tả cảnh mùa hè
1. Tả bao quát cảnh mùa hè

Mùa hè nắng gắt và bức

Mùa hè trời rất oi bức và khó chịu

Tiếng ve kêu râm rang khắp mọi nơi

Những cành phượng nở đỏ rực cả vùng trời

  1. Tả chi tiết cảnh mùa hè
    a. Tả cảnh buổi sáng mùa hè

Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớm

Những giọt sương vẫn còn đọng trên những ngọn cỏ

Cây côi dường như được tiếp nước vào buổi tối nên rất xanh tươi

Những chú chim hót ríu rít

Những chú ve kêu râm rang

  1. Tả cảnh buổi trưa mùa hè

Trời nắng gắt hơn lúc sáng

Những tia nắng rất chói chang và bức bối

Cây cối đang đứng hiêng ngang dưới nắng

Những chú ve vẫn kêu

Ngoài đường nắng rất gắt, ai ra đường cũng trùm khăn kín mít

  1. Tả cảnh buổi chiều mùa hè

Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần

Thời tiết bắt đầu dịu lại

Những chú chim nhảy nhót

Mọi người tụ tập hóng gió

Ngoài trời những đứa trẻ chơi các trò chơi vui vẻ
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa hè
Ví dụ:
Em rất thích mùa hè mặc dù mùa này nóng nhất trong các mùa nhưng nó có những điểm rất thú vị. em rất thích mùa hè vì em sẽ được vui chơi và nghỉ ngơi.

Dàn ý cho bài văn tả quang cảnh trường em trước buổi học

Mở bài: 
Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) 
– vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) 
– từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)
Thân bài:
a)  Tả bao quát:

Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với biết bao điều mới lạ.

Mọi cảnh vật dường như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu.

  1. b) Tả chi tiết

Cả khu trường như người mới ngủ dậy vẫn còn chưa thật tỉnh giấc. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng vẫn chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng chừng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.

Sân trường: sạch sẽ, không có lấy một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có vài ba bạn đang ngồi ôn bài. Dưới gốc cây bàng với những tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.

Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông.

Lớp học: các bạn trực nhật đang vội vã làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế để chuẩn bị cho buổi học sớm.

Một lúc sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.

Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi sau đó vào lớp học một tiết học đầy hứng thú.

Kết bài: 
Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp. Mai đây, dù cho phải xa ngôi trường thân yêu này, thế nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường đầy thân thương.

Dàn ý cho bài văn tả cảnh đêm trăng ở quê em

Mở bài: Giới thiệu cảnh đêm trăng: Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh tiếp xúc 
Thân bài: 
a) Trước khi trời tối:

Nhà nhà chuẩn bị lên đèn điện.

Cảnh vật đều trở nên trang nghiêm khi chờ trăng lên.

  1. b) Trời tối: 

Một vầng trăng tròn vằng vặc từ từ bay lên theo gió. Ánh trăng sáng đến nơi nào, nơi đó lại cất tiếng hát, tiếng cười vui vẻ. 

Bầu trời thăm thẳm trong vắt, sao chi chít, lấp lánh đẹp vô cùng.

Dưới ánh trăng, mọi vật đều dường như to hơn, cao lớn hơn. Luỹ tre làng in từng chiếc lá tre lên mặt cỏ. 

Trên sông, con thuyền lững lờ tựa như một du khách đang dạo chơi ngắm cảnh. Tiếng mái chèo đều đặn khua động cả mặt nước yên ả. 

Con đường làng trải rộng dưới ánh trắng vàng. 

Trẻ em nô đùa chạy nhảy tiếng nói tiếng cười vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng chúng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. 

  1. c) Trời về khuya

Không gian trong vắt, tiếng con trùng kêu rả rích.

Càng lúc thì trăng càng nhỏ dần nhưng lại sáng hơn.

Kết bài: Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em chợt cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn bao giờ hết. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên có thể xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

2   Em có  nhiều dịp đi chơi xa nhà. Hãy kể lại một chuyến đi mà em nhớ nhất

  1. Mở bài

– Giới thiệu cuộc đi chơi xa nhà ( Lí do đc đi, đi vào dịp nào, đi với ai, đi đâu)

– Cảm xúc của bản thân

  1. Thân bài
  2. Trước khi đi

– Sự chuẩn bị của em và mọi người

– Tâm trạng của em

  1. Lên đường

– Thời gian xuất phát, phương tiện đi

– Quang cảnh trên đường đi

III. Tới nơi

– Thời gian đến

– Ấn tượng của em về quang cảnh thiên nhiên, con người nơi đến

– Hoạt động của em và mọi người

– Những cảnh hoặc hoặc hoạt động nào để lại ấn tượng sâu sắc, đáng nhớ trong em

  1. Kết bài

– Thời gian ra về

– Cảm nghĩ của em về chuyến đi

Bài 4 Em hãy tả lại cảnh quê em vào một ngày giữa mùa hè.

Lập dàn ý:

1.MB: Giới thiệu cảnh quê hương mình vào một ngày giữa mùa hè.

2.TB: Tập trung tả cảnh:

* Tả theo trình tự thời gian:

– Lúc trời mờ sáng: tiếng gà gáy, trời mát mẻ, không khí yên tĩnh.

– Khi trời rạng sáng: Tiếng trâu bò, tiếng chim hót, cảnh trời, không khí sáng sủa.

– Khi mặt trời lên: Mặt trời, tiếng chim hót, cánh đồng lúa, hoa nở.

– Mặt trời lên cao: ánh nắng, bầu ko khí nóng nực, hoa nở.

– Trưa: Trâu nằm nhai cỏ, trẻ nô đùa.

– Chiều: Mặt trời, các mái nhà.

– về tối: trẻ thả diều, ko khí.

* Tả theo trình tự ko gian: từ xa đến gân:

– Các mái nhà, ngõ xóm, đường làng, cây cối.

– Ngoài đồng: Cảnh đồng lúa, tiếng tu hú kêu.

– Trên trời: Mặt trời, ánh nắng, cánh diều..

– Dòng sông, những dãy núi xa.

  1. KB: Cảm nghĩ về quê hương.

*Bài 5 Hãy tả một người thân yêu gần gũi nhất với mình.

 Lập dàn ý:

  1. Mở bài: . Giới thiệu khái quát về người thân
  2. Thân bài: Chọn tả một người trong những đối tượng mà đề yêu cầu.

– Tả những nét tiêu biểu về ngoại hình.

  +Độ tuổi.

  + Khuôn mặt, nước da, tóc, mắt nhìn, trán, môi – cười, dáng người – đi lại;

   bàn tay – làm việc, khi âu yếm, giọng nói…

 – Miêu tả tính nết của nhân vật qua một số nét tiêu biểu cụ thể trong cuộc sống hàng ngày: Trong công việc, trong tình cảm gia đình.

 – Tình cảm của em với nhân vật được tả.

  1. Kết bài :

– Nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về nhân vật.

*Bài tập 1 Hãy viết thư cho bạn tả lại một cảnh đẹp của quê hươngem và mời bạn về thăm.

H/d

  1. Đầu thư

– Địa điểm, ngày tháng năm viết thư

– Lời xưng hô

  1. Phần chính

– Mục đích lí do viết thư

– Thăm hỏi sức khỏe, học tập… người nhận thư

-Thông báo tình hình của người viết

– Giới thiệu, miêu tả một cảnh đẹp của quê hương ( Cảnh đồi cọ)

+ Tả bao quát

– Từ xa nhìn lại rừng cọ trập trùng nằm kề sát bên nhau như những chiếc bát úp khổng lồ

– Cọ mọc san sát/ đoàn quân đang xếp hàng ngay ngắn

– Dưới chân đồi dòng suối uốn lượn, róc rách chảy/ daỉ lụa màu bạc trắng

+ Tả kĩ một đồi cọ

– Cọ mọc tâng tầng lớp lớp, cao thấp không đều nhau

– Thân cọ màu nâu sẫm xù xì, vươn thẳng lên trờ cao

– Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến lá nhọn dài, màu xanh thẫm/ hàng ngàn vầng mặt trời màu xanh-> Liên tưởng câu thơ: Rừng cọ ơi….. của tôi

– Búp nhọn hoắt/ những thanh gươm

– Cây cọ non e thẹn, núp dưới cây mẹ, lá nhỏ xinh/ những bàn tay vẫy vẫy theo chiều gió

– Trưa hè ở rừng cọ thật râm mát, những tia nẵng vất vả lám mới có thể lọt xuống được, người làm đồng, trẻ chăn trâu thường trú dưới tán cọ nghi ngơi hoặc tản lên đồi nhặt trái cọ già mang về ỏm

– Âm thanh :  Xạc xào rất vui tai

– Cả bốn mùa chim kéo về từng đàn, líu lo, ríu rít trong những vòm lá

– T/c của bản thân: Thích lên đồi cọ chơi, nhặt trái cọ rơi hái quả sim chín…

                               Yêu mến, tự hào…

  1. Cuối thư

– Mời bạn về chơi để thưởng thức cảnh rừng cọ

– Lời chúc, lời chào, hứa hẹn…

– Chữ kí, họ tên người viết thư

*Bài tập 2 Kì nghỉ hè vừa qua em cùng bố mẹ đi tham quan, nghỉ mát một khu du lịch nổi tiếng. Hãy viết thư cho ông bà em miêu tả lại khu du lịch đó để ông bà em được biết

H/d

  1. Đầu thư

– Địa điểm, ngày tháng năm viết thư

– Lời xưng hô

  1. Phần chính

– Mục đích lí do viết thư

– Thăm hỏi sức khỏe, học tập… người nhận thư

-Thông báo tình hình của người viết

– Giới thiệu, miêu tả khu du lịch ( Bãi biễn….)

+ Khung cảnh xung quanh bãi biển:

– Khách sạn, nhà nghỉ

– Bãi cát

– Cây cối

….

+ Cảnh biển:

– Màu nước biển

– Sóng biển, gió biển

– Những con thuyền…

+ Cảnh tắm biển, dạo chơi trên bãi cát

– Cảm giác và ấn tượng về cảnh: Đẹp, thích thú…

  1. Cuối thư

– Lời chúc, lời chào,

– Chữ kí, họ tên người viết thư

PHỐ TÍM TRUNG DU

              Một sớm mai đầu hè thức dậy, nhìn ra cửa sổ trước nhà. Chao ôi! Tím cả một khoảng trời. Bằng lăng đã nở hoa tự bao giờ.

            Em còn nhớ mấy năm trước, khi em mới học lớp hai,  phố huyện Thanh Ba quê em được làm đường mới – con đường nhựa phẳng lỳ thay thế cho con đường cũ đầy những ổ gà, ổ voi. Con đường mới có thêm  vỉa hè  cùng hàng cây được trồng dọc hai bên  dãy phố. Những cây non nhỏ, thấp hơn cả em, lần đầu có mặt ở phố huyện trung du, em và các bạn  không biết là cây gì. Mẹ em bảo “ Đó là cây  bằng lăng, bằng lăng nở hoa vào mùa hạ, con cùng bố chăm cho cây, cây sẽ tặng cho con những chùm hoa đẹp”. Em thích lắm,  sáng nào cũng cùng bố tưới cho cây. Bằng lăng lớn nhanh như thổi, chỉ mấy năm, bằng lăng đã cao chạm mái hiên ngôi nhà hai tầng, rợp bóng mát cả khoảng sân nhỏ trước nhà

             Thân bằng lăng xù xì, gần đến ngọn mới chia thành nhiều cành nhánh nhỏ. Chớm hè, lá bằng lăng xanh mướt trông giống những bàn tay đang xòe đón ánh nắng mặt trời.  Khi tụi học sinh chúng em chia tay về nghỉ hè cũng là lúc bằng lăng nở hoa. Đứng từ xa nhìn lại, cây bằng lăng như chiếc ô khổng lồ màu tím. Màu tím đậm như  sắc tím áo dài cô gái Huế  của hoa mới nở, màu tím nhạt như hoa cà của hoa nở được mấy hôm, màu trắng phớt tím của hoa sắp tàn.  Ôi,  màu tím dịu dàng, huyền ảo ấy như xua đi cái oi bức, chói chang  của  những ngày hè nắng lửa.

          Lại gần, nổi bật trên nền lá xanh biêng biếc là những bông hoa e ấp nép vào nhau thành chùm, thành cụm. Nhìn kỹ, mỗi bông có sáu cánh mỏng như cánh bướm, xen giữa sắc tím của hoa là những chùm nhị vàng tươi. Một cây bằng lăng nở hoa đã đẹp, cả dãy  bằng lăng dọc hai bên phố cùng nở hoa lại càng đẹp. Trưa hè, đứng trên tầng hai, nhìn dãy phố ngập tràn sắc tím dịu dàng, em tưởng như cả phố huyện Thanh Ba khoác trên mình bộ áo tím mộng mơ. Khác với hoa ngọc lan hay hoa sữa, người tinh tế mới cảm nhận được mùi hương thoang thoảng của bằng lăng, nhưng ai đã ngửi một lần rồi sẽ nhớ mãi…

            Khoảng ba bốn tuần gì đó, những bông bằng lăng màu tím đậm dần chuyển sang màu tím nhạt rồi lặng lẽ rời cành, quan sát kỹ em thấy lộ ra những quả nhỏ li ti. Để rồi, mỗi sớm mai thức dậy, khoảng sân nhà em như được trải một tấm thảm màu tím tuyệt đẹp. Chỉ mươi ngày sau, em ngước nhìn những quả bằng lăng đã bằng ngón tay cái. Thoạt nhìn chúng giống như những chùm nhãn trĩu quả. Khi quả to hơn một chút, bằng ngón chân cái thì bao bọc xung quanh mỗi quả là năm cái tai giống như tai của quả hồng nhưng dày hơn và cứng cáp hơn. Lúc này đã vào giữa hạ, những chú kiến Vống thi nhau xây tổ trên các cành cây. Tổ kiến Vống nhỉnh hơn bát ăn cơm một chút, bác thợ săn mang tên kiến Vống ngày đêm cần mẫn bắt những chú sâu cuốn lá làm hại bằng lăng.

             Rồi thu sang, những quả bằng lăng xanh mượt chuyển sang màu nâu vàng, và bắt đầu nứt nẻ, tách vỏ. Đông đến, lá bằng lăng héo quắt, rụng đầy sân. Cây bằng lăng lúc này trông khẳng khiu, nâu xám nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp mạnh mẽ vững chãi chống trọi với những cơn gió lạnh buốt của những ngày giá rét.

 Hạ đã qua từ lâu, cả một dãy bằng lăng vẫn đứng đấy, trầm ngâm, ngẫm ngợi, chắc rằng nó đang mong chờ một mùa hè mới đến để được khoe sắc tím, tô điểm thêm cho phố huyện Thanh Ba quê em.Và em, và bằng lăng lại chờ đợi một mùa hè mới để được sống trong  những kỷ niệm ấu thơ với con phố em thầm gọi tên ” Phố tím trung du”.

                                             Nguyễn Thu Nga

                                  Học sinh lớp 6A1(khóa 2014-2018)

                                   Trường THCS2 Thị trấn Thanh Ba

BÀI LÀM

Bằng lăng – loài hoa in dấu nhiều kỉ niệm học trò đang nở rộ khắp các con đường. Hoa bằng lăng vào hè thật đẹp, rực rỡ và dịu dàng…

Những bông hoa bằng lăng nở rộ trên nhiều góc phố Hà Nội. Chiều mùa hè thật thi vị khi hai ông bà ngồi tâm sự dưới gốc cây, mẹ đưa con đi dạo mát, còn những đứa trẻ thích thú hái, nhặt những bông hoa tím biếc… Cây bằng lăng không cao lắm, nhìn lùm lùm như chiếc mâm xôi. Tán cây khá rậm, mọc xòe giống như cái ô che mưa nắng. Suốt cả mùa đông không thấy hoa bằng lăng, nhớ vô cùng cái màu tím vừa dịu dàng nhưng cũng rất rực rỡ ấy. Bất chợt những cơn mưa rào đổ xuống, sau vài trận nắng gắt mùa hạ đến, thế là hoa bằng lăng ào tới, đột ngột và nên thơ.

Hoa bằng lăng nở trước hoa phượng nên khi hoa phượng thực sự đỏ chói thì bằng lăng cũng đã lụi tàn. Những cánh hoa tím ấy đã khiến cho bầu trời Hà Nội rực rỡ dưới nắng hè. Hoa nở như vỡ òa trên phố. Hoa bằng lăng xuất hiện như lời nhắc nho nhỏ: “Mùa hạ đã về”. Những đoá hoa tiếp nối nhau hình tháp, cháy rực hết mình trong nắng lửa mùa hè. Người ta đã rất khâm phục những bông bằng lăng, xòe rộng cánh hoa trong nắng gắt chói chang. Những đoá hoa cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kì. Hoa mọc thành chùm sát nhau nên càng rực rỡ. Ấn mình trong lớp cánh tím mỏng ấy là màu vàng của nhị hoa. Màu vàng ấy càng khiến hoa bằng lăng thêm hấp dẫn trong nắng chiều. Đi dưới con đường trải đầy cánh hoa bằng lăng, người lớn có cảm giác mình đã thêm chín chắn, trẻ con thấy háo hức với một mùa hè sôi động.

 

Tuy màu tím của hoa bằng lăng rất ấn tượng nhưng nó không cho hoa sự rực rỡ, chói ngời như những loài hoa khác. Hoa bằng lăng cũng rất e lệ. Ban đầu, hoa chỉ lác đác vài ba nhánh, vài ba cây rồi mới nở rộ nhanh chóng. Dường như hoa cũng chơi trò ú tim. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ như hoa phượng kêu gọi kì nghỉ hè.

Người Hà Nội ai cũng tha thiết với màu bằng lăng của mùa hè như với hương hoa sữa của mùa đông. Màu tím ngút ngàn của hoa khiến lòng người nao nao nhớ những kỉ niệm thời đi học.

Đề bài: Em hãy miêu tả một cây hoa, loài hoa đẹp trong trường mà em thích nhất 

Ở cổng trường em có hai dãy cây hoa bằng lăng rất đẹp làm cho trường em ngày càng trở nên xanh, đẹp hơn. Em rất thích ngắm dãy bằng lăng mỗi khi đến trường.

Khi em bắt đầu vào lớp một thì dãy bằng lăng đã có rồi. Cây bằng lăng cao, nhiều tán lá xum xuê. Vào mùa hè lá bằng lăng có màu xanh thẫm tỏa bóng mát hai bên cổng trường. Khi mùa xuân đến thì lá có màu xanh biếc.

Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ thì bằng bàn tay em gần giống như cây của lá vốn mà bà em trồng trong vườn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá. Cây bằng lăng rất nhiều lá tạo lên bóng mát lớn cho chúng em vui đùa trong những giờ ra chơi.

Mùa hè đến cây bằng lăng bắt đầu nở hoa. Hoa bằng lăng rất đẹp có màu tím nhạt kết thành từng chùm. Nhìn từ xa mỗi một cây hoa bằng lăng như một cái ô tím để che đi ánh nắng oi ả của mùa hè. Cánh hoa bằng lăng nhỏ mỏng như lụa. Bên trong bông hoa là nhụy vàng có mùi thơm thoang thoảng. Thu hút nhiều loài ong,bướm đến. Những chú chim cũng góp tiếng hót níu lo của mình để cùng hòa ca làm cho không khí đẹp đẽ vui tươi hẳn lên.

Khi hoa bằng lăng rụng là lúc cây bằng lăng bắt đầu ra quả. Quả bằng lăng lúc to có hình hơi tròn màu xanh khi dần về già quả bằng lăng tự tác ra từng múi. Trong từng múi là hạt của cây bằng lăng nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn theo hạt bằng lăng bay đi rải khắp mọi vùng đất.

Ngày nào đi học em cũng thích ngắm nhìn hai dãy bằng lăng. Em cảm thấy dãy bằng lăng rất đẹp lại tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi. Dưới mỗi gốc cây là mỗi gốc tuổi thơ của chúng em tại mái trường tiểu học thân thương. Để từ đó em càng ngày càng yêu thương ngôi trường của em nhiều hơn.

Cọ là loại cây rễ chùm như cây dừa, cây cau, cây tre. Rễ cọ bám vào đất đồi lan toả, tự kiếm tìm dinh dưỡng để nuôi cây lớn lên từng ngày. Mỗi năm cây cọ chỉ cho ra đời đúng 12 lá, ứng với 12 tháng của năm. Thân cọ đẹp khắc khổ, nhưng tất cả những thứ trên cây cọ đều phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người. Cọ là thứ cây có giá trị sử dụng lớn.

 

                                HÀNG PHƯỢNG VÀ TIẾNG VE NGÀY HÈ

“Mỗi mùa hoa phượng nở

Lại ve kêu gọi hè

Ai bạn cùng sách vở

Buồn vui theo tiếng ve”

Sắc phượng và tiếng ve, ngân nga đã là hình ảnh quen thuộc của tuổi học trò dưới mái trường thân yêu. Cứ mỗi khi mùa hè tới, tôi lại được ngắm mhìn hàng phượng vĩ trên sân trường cùng với âm thanh rộn rã của  tiếng ve .

Vào mỗi buổi sáng sớm, bầu trời trong xanh như một tấm gương khổng lồ. Hàng phượng thức dậy sau một giấc ngủ dài. Những chú ve dậy sớm cất lên tiếng ca đánh thức không gian tĩnh mịch của buổi sáng sớm. Mặt trời từ từ nhô lên, chiếu những tia nắng đầu tiên xuống mặt đất. Cả đất trời tràn ngập ánh sáng rực rỡ, chan hòa. Cả hàng phượng thẳng tắp như hàng duyệt binh. Thân cây to sù sì những cái bướu. Rễ cây nổi lên mặt đất như những con rắn đang bò. Lá phượng xanh nhỏ li ti như những lá me xếp xen kẽ nhau. Lúc này những chú ve đã thức dậy thi nhau cất lên những tiếng ca theo từng đợt, thánh thót, ngân vang.

            Vào buổi trưa hè, nắng càng thêm chói chang, gay gắt. Hàng phượng lúc này như những chiếc ô  khổng lồ che mát cho sâu trường. Nhìn từ xa, có chiếc ô màu xanh lá đan xen những bông hoa đỏ, có chiếc ô  rực rỡ  đỏ tươi chẳng khác nào mâm xôi gấc. Những bông hoa phượng đỏ  như thắp lên ngọn lửa hồng – ngọn lửa của niềm tin hi vọng mời gọi hạ về. Sắc đỏ tươi của hoa phượng gợi tôi nhớ đến tình cảm bạn bè. Những bông hoa có năm cánh màu đỏ tươi như sắc cờTổ Quốc. Trong mỗi bông hoa những chiếc nhị dài, cong cong đang cố gắng vươn lên. Đâu đó trên các cành cây, tán lá, các chú ve không hề mệt mỏi, vẫn  mải miết dạo bản nhạc mùa hè: ve… ve … ve…, ve…ve…ve.

Cả không gian tràn ngập tiếng ve. Những âm thanh náo nức với những cung bậc khác nhau. Tiếng ve kim thánh thót ngân dài, tiếng ve sầu vừa trầm vừa đục, còn tiếng ve con lại trong veo, …Âm thanh của tiếng ve đã làm cho buổi trưa hè thêm sôi động. Tiếng ve kêu râm ran đánh thức trong lòng tôi nỗi nhớ trường, nhớ lớp chỉ mong sao mùa hè qua thật mau để được gặp lại thầy cô, bạn bè.

Buổi chiều bóng nắng đổ dài, không khí mát mẻ và dễ chịu hơn. Thỉnh thoảng lại có một cơn gió thoảng qua làm cho những cánh hoa phượng lìa cành, nghiêng mình theo làn gió đáp nhẹ xuống đất. Có cánh  hoa lưu luyến như không muốn rời xa bè bạn, có cánh hoa khi đã gần rơi xuống đất lại còn muốn cất mình bay lên cao … Cả không gian tràn ngập sắc hoa phượng đỏ. Tôi và các bạn khác nhặt những bông hoa ép vào cuốn sổ tay thành những hình bông hoa nở hay hình con bướm làm kỉ niệm tuổi thơ.

Tuổi học trò yêu sắc đỏ hoa phượng, yêu tiếng ve rộn rã. Hoa phượng từ lâu đã được coi là bạn của tuổi thơ, là hoa học trò. Mai này, có xa quê hương, xa trường, xa lớp thì những kỉ niệm tuổi thơ cùng với hàng phượng và tiếng ve sẽ còn mãi trong tôi.

   (Nguyễn Quang Hưng – học sinh lớp 6 trường THCS2 Thị trấn Thanh Ba Khóa 2009-2013)

 

Thời thơ bé dưới mái trường tiểu học là quãng thời gian hạnh phúc nhất của một đời người. Mỗi khi nhớ về thời thơ ấu, quá khứ lại gợi lên trong tôi nỗi nhớ bạn bè, thầy cô , mái trường tha thiết và một loài cây mà tôi vô cùng yêu quý, trân trọng. Loài cây ấy đẫ quá quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương: cây “hoa học trò”.

     Ngày đầu tiên tới trường, tôi đã ngây ngất trước màu lá xanh non mượt mà ấy. Tôi vô cùng thích thú khi đừng trước một “cây me khổng lồ”. Cái ý nghĩ ngây thơ ngày ấy tôi vẫn giữ mãi trong lòng kể cả bây giờ- khi tôi đã rời xa mái trường tiểu học thân thương.

     Ngày chia tay mái trường, từng chiếc lá ve vuốt vương vấn trên mái tóc tôi. Tôi đã khóc, buồn vô cùng vì phải xa bạn bè, thầy cô, cây phượng và mái trường tiểu học- nơi đã lưu giữ những kỉ niệm đệp nhất trong tuổi thơ tôi. Trong giờ phút chia tay đầy cảm động ấy, tôi chợt thất phượng đáng yêu và gần gũi biết nhường nào! Với tôi, phượng vẫn mãi là 1 người bạn gần gũi, tri âm, tri kỉ của tôi, cùng chia sẻ những kỉ niệm vui buồn . Phuợng vẫn mãi sống trong tâm hồn tôi, tâm hồn một con người thơ dại.

   Thu về, lá phượng ngả sang màu vàng. Từng đợt, từng đợt lá rụng tạo thành những tấm thảm vàng dưới gốc phượng. Chúng tôi thường nhặt lá rụng chơi nấu bếp hay tung lên đầu nhau thành những chiếc vòng như vương miện. Có những lúc lại tung lên trả lại cho cây nhưng nó chẳng thể trở lại cành, mà rơi xuống đất rồi nó ngây thơ ngước nhìn lên, mỉm cười …Chúng tôi thường lấy quả phượng để chơi trò trận giả hay lấy hạt của nó để chia nhau ăn. Phượng gọi về bao kỉ niệm của tuổi học trò…

      Đông đến, HS phải trốn trong lớp áo dày, trông chẳng khác gì những chú gấu bông đáng yêu. Phượng vẫn đùa nghịch với cơn gió mùa đông, vẫn mỉm cười hạnh phúc.Sân trường lạnh lẽo nhưng vẫn ấm áp bởi bước chân học trò. Phượng vẫn cùng chúng tôi đùa vui, cùng chạy nhảy dưới những cơn gió lạnh lẽo. Phượng ngước nhìn bầu trời xám xịt, mong sao đông qua nhanh. Phượng cũng giống như một người bạn, biết quan tâm đến lũ học trò chúng tôi đấy chứ! Những ngày lạnh lẽo cuối cùng trôi đi, nắng vàng trở lại sưởi ấm sắc trời.

     Xuân về, sân trường rộn lên một niềm vui. HS trở lại trường sau những ngày ngỉ tết vui vẻ càng làm không khí thêm rộn rã. Chúng tôi trò chuyện say sưa về những ngày đi chơi tết, phượng chăm chú lắng nghe. Nó lại mỉm cười hiền dịu, thân thương.Chưa kịp giã biệi mùa xuân thì mùa ôn thi đã đến…

      Hè về, mùa thi cũng tới. Phượng mừng khi thấy những đứa bé của nó học hành chăm chỉ nhưng cũng không giấu được nỗi buồn chia tay. Lúc ấy, HS mới đẻ ý tới màu hoa học trò đỏ tươi trên nhành lá. Đứa nào đứa ấy say sưa ngắm nhìn không biết chán. Hoa phượng đày kiêu sa nhưng có nét gì thầm kín đến mê say. Mỗi lần nhìn là một lần thích thú, mỗi lần nhìn là một lần ghi nhớ, là một lần thấy yêu thương phượng hơn. Kì thi sắp tới rồi, lòng HS giống như cây phượng – băng khuâng, xao xuyến đến bồi hồi. Những ngày cuối cùng chúng tôi tới lớp là lúc cây phượng rực rỡ, tươi tắn nhất. Dường như, cây hoa học trò muốn trước khi chúng tôI rời khỏi cánh cổng trường tiểu học, trong lòng ai cũng chỉ lưu giữ những  kỉ niệm đẹp. Ba ngày…hai ngày …một ngày…Buổi cuối cùng rồi, chúng tôi lặng lẽ bước đi, hoa phượng rơi trên mái tóc cũng không làm ai để ý. Cánh cổng trường đóng lại, phượng nồng nàn nhìn theo bóng dánh những đứa học trò thân yêu.

        Cây phượng mùa nào cũng đẹp nhưng nó chưa bao giờ đẹp bằng lúc này, khi bàn tay tôi chạm vào thân cây xù xì  của nó. Những vết sờn ấy ẩn chứa vô vàn kỉ niệm. Mai đay, dẫu có đi đến bất cứ nơi nào thì hình ảnh của cây phượng vẫn ngự trị vĩnh hằng trong trái tim tôi như ngọn nến không bao giờ tắt. Ôi! Phượng và tuổi thơ mới tuyệt vời làm sao!

      1/ Mở bài:

 

–          Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?…)

–          Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

–  Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

–   Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

–  Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

–   Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

–  Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

–  Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

–  Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

–  Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

–  Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

–  Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

–  Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

–  Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

–   Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

–  Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

–  Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

–  Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

–  Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

–  Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

–  Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

–  Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

–  Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

–  Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

–  Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

Cảm nghĩ về mẹ

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không được chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 38, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương?
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đến thế những món rau luộc, thịt của mẹ quá luôn.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

                                      Nụ cười của mẹ
Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.
Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy. Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.
Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao. Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức…
Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi…

                                                     Lớp 8A- THCS Thanh Ba 2-Thanh Ba- Phú thọ

Hạ ơi! Hạ về mang bao niềm vui cho những đứa trẻ. Có thể thở phào nhẹ nhõm sau những ngày học tập vất vả, hạ về mang háo hức của một chuyến đi xa. Vui sướng làm sao khi một buổi về quê thả mình vào tiếng sáo diều vi vu; một buổi chiều lộng gió ngồi ngắm cảnh hoàng hôn thơ mộng bên dòng sông Thao cuồn cuộn. Bạn bè rủ nhau lên đồi hái sim. Quả sim tím ngọt lịm mang cái vị ngọt ngào của vùng đồi trung du. Hạ về cùng những cơn mưa bất chợt. Sau cơn mưa, cá rô rạch nước lên ngược dòng, cua bò đầy đông, mỗi đứa một giỏ, lội xuống đồng bắt cua tát cá. Vị ngọt ngào của những giọt mưa mùa hạ làm cho ta cảm thấy nó đág yêu và gần gũi biết nhường nào. Hạ ơi! Khi cái nắng của hạ nhạt đi là khi ta nhận ra năm học mới sắp bắt đầu…

 

ĐỀ BÀI: Cảm nghĩ về một  người mà  em yêu quí  nhất trong gia đình

BÀI1:

Ai cũng có người để yêu thương, trân trọng. Con, một cô bé giàu tình cảm cũng vậy. Và con yêu nhất bố, bố ạ. Là con người của công việc, mẹ rất ít khi có thời gian chăm sóc con. Và bố đã thay mẹ làm công việc ấy. Đó cũng là lí do con yêu bố nhất.

Trong mắt con, bố luôn là một người bố vĩ đại nhất trên thế giới này. Con yêu mái tóc của bố, mái tóc đã điểm bạc theo thời gian. Con rất thích được nhổ tóc bạc cho bố. Hồi nhỏ, con nhổ cho bố, mỗi lần con nhổ nhầm sợi đen, bố lại bắt con đền mười sợi trắng, mỗi lần con chăm nhổ tóc sâu, bố âu yếm ôm con vào lòng và hôn một cái thật kêu. Con yêu bờ vai của bố. Thật là vui khi con đi học về, con lại được tựa vào vai bố như kết thúc một ngày học tập mệt mỏi. Con yêu đôi tay của bố, đôi tay to bản nhưng làm bếp rất khéo. Con yêu cách gọi con dậy của bố, làm con thức giấc ngay trong lần gọi đầu tiên. Con yêu cách bố dạy con làm bài, luôn luôn cặn kẽ và dễ hiểu, thậm chí còn hơn cả cô giáo của con. Con yêu cách bố làm các món ăn. Tuy có lúc hơi cháy nhưng thật thơm và ngon nhờ sự sáng tạo của bố. Con yêu cách bố giảng hoà với mẹ mỗi khi gia đình xảy ra “chiến tranh lạnh’’.

Và cuối cùng, con yêu bố vì bố là một người vô cùng chu đáo. Chưa bao giờ bố để con phải đợi bố mỗi khi con tan trường. Chưa bao giờ con phải tắm nước lạnh bởi bố không bao giờ quên bật bình nóng lạnh. Chưa bao giờ con phải than phiền vì bố quên không mua cho con một cái gì mà bố đã hứa. Chưa bao giờ con cảm thấy bố không tốt.

Bố hiền lắm! Mỗi khi con bị điểm kém hay mắc lỗi, bố đều không đánh và chỉ cho con khuyết điểm của mình. Bố luôn là người bạn giúp con trút bầu tâm sự. Bố luôn là thầy giáo của con mỗi khi con gặp bài khó. Bố luôn là tia nắng mặt trời rực rỡ trong mùa đông, an ủi con mỗi khi con buồn, khích lệ con mỗi khi con vui.

Mỗi khi bố vắng nhà, con đều cảm thấy buồn và cô quạnh. Hồi nhỏ, con thường xé lịch đi cho bố về mau rồi hôm nào cũng gọi điện hỏi thăm bố, để được nghe giọng nói ấm áp của bố. Con thường đợi bố hàng giờ ở trước cửa ngày bố về rồi tinh nghịch ôm bố, xách vali vào rồi hỏi chuyện bố líu lo. Bố rất tôn trọng con! Bố thường lắng nghe mọi ý kiến của của con kể cả việc nho nhỏ như trước khi mua một chiếc áo. Bố là người biết giữ lời hứa, dù bận thế nào cũng cho con đi công viên theo lời hứa. Bố luôn luôn là niềm tự hào của con.

Có một bài hát đã nói: “Bố! Bố là tất cả”. Đúng, bố là tất cả với con. Một quà tặng quý giá nhất mà ông trời đã ban cho con. Dù có thế nào, con cũng luôn cố gắng học tập thật tốt cho bố vui lòng, để đền đáp công ơn dưỡng dục của bố. 

Bài 2:        

Trong trái tim mỗi con người, luôn có hình bóng của người mình yêu thương nhất, người đó có thể là bà, là mẹ, là những người thân. Tôi cũng vậy và trong trái tim tôi luôn in đậm hình ảnh của một người, đó là ông nội tôi.

Trong cuộc đời của tôi, ông luôn là người thân yêu nhất của tôi. Ông tôi có mái tóc bạc trắng như cước, nước da nâu đòi mồi và đôi mắt màu xanh luôn tiếp thêm cho tôi niềm tin và sức mạnh. Tôi còn nhớ ông tôi phải dùng răng giả, mỗi buổi sáng ông tháo bộ răng ra và cọ, ngày đó tôi còn thơ bé, hăng hái giúp ông. Có lần tôi ngây thơ hỏi: “Ông ơi, sao răng cháu không tháo ra được như ông? ”. Ông tôi chỉ cười và ôm tôi vào lòng, bằng đôi bàn tay gầy guộc nhưng vô cùng ấm áp.

Những ngày tháng sống bên ông là những ngày tháng êm đềm nhất, tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi. Ông và tôi thường đi chơi ngoài đồng nội và bên bờ những dòng sông. Tôi tung tăng chạy nhảy khắp nơi và hái những bông hoa đồng nội về tặng mẹ, tặng ông. Tôi kết, gài hoa lên đầu ông và cả hai ông cháu cùng cười như nắc nẻ. Tôi còn nhớ những món ăn do ông nấu. Món ăn nào cũng ngon và mềm khiến tôi rất thích vì ngày đó tôi bị sún răng. Nhưng món ăn khiến tôi mãi mãi không quên chính là món rau muống luộc “nhừ tử ”, chỉ cần cho vào miệng ăn mà không cần nhai. Mặc dù đây là món ăn giản dị nhưng dù đã thưởng thức rất nhiều món ăn ngon, tôi vẫn thấy không ngon bằng món rau muống luộc của ông ngày nào.

Ông tôi là người rất hiền từ và việc gì ông cũng giải quyết thấu đáo. Mọi việc tôi đều hỏi ý kiến ông, từ chuyện tôi làm vỡ cái lọ hoa đến chuyện ở lớp có bạn này nghịch nngợm, mình phải làm thế nào để các bạn hết nghịch, hết nói bậy, hết tính xấu, ông đèu cho tôi những lời khuyên bổ ích. Ba tôi kể ngày ba tôi còn bé, ông đã phải làm việc vất vả để nuôi bốn người con ăn học. Ông tôi phải làm đủ mọi việc, từ khuôn vác đến làm phụ bếp trong nhà ăn, ông không quản ngại để kiếm tiền nuôi gia đình, cho các con ăn học để sau này đỡ khổ.

Ông yêu thương hết lòng mà có lần tôi đã làm ông phải khổ. Hôm đó là ngày nghỉ, như thường lệ tôi và ông sẽ ra đồng nội hái hoa và ra bờ sông nghịch nước. Nghĩ đến những phút giây vui chơi rất vui vẻ, tôi nằng nặc kéo ông đi mặc dù ông  bảo ông đang mệt. Rất thương cháu, ông đã đi chơi với tôi. Tối hôm đó ông rất mệt và không muốn ăn cơm. Hôm sau ông bắt đầu phát bệnh, ông ho ra máu, ông ho rất nhiều, rất nhiều, mỗi lần ông ho lại khạc ra cả đờm lẫn máu. Bố mẹ tôi nhanh chóng đưa ông vào bệnh viện. Bác sĩ nói ông tôi bị bệnh lao, bệnh này rất nguy hiểm và không thể chữa được vì ông tôi đã trong thời gian phát bệnh. Những ngày tiếp đó tôi vô cùng lo sợ, nhỡ đâu ông tôi sẽ mất đi. Tôi khóc sướt mướt, tôi chỉ muốn xé tan mình ra thành trăm mảnh, tôi tự dằn vặt mình, tôi hận tôi lắm.

Và điều tôi lo sợ đã trở thành sự thật, khi tôi đi học về đã thấy mọi người tụ họp ở nhà tôi, đang bàn về chuyện ông tôi. Tôi đang ngơ ngác chẳng hiểu gì thì mẹ bảo tôi lên gác. Tối hôm đó mẹ tôi đi mua bóng đèn, khi về tôi đã thấy ông ở nhà. Nhưng ông không còn mỉm cười và ôm tôi vào lòng như trước nữa. Ông nằm đó, bất động. Một không khí lạnh lẽo bao trùm lên căn phòng. Tôi bỗng oà khóc vì hiểu ra ông tôi không còn, ông tôi đã mất. Tôi đến bên ông mà nức nở: “Ông ơi sao ông lại bỏ cháu mà đi, sao ông lại bỏ cháu mà đi? ”. Tôi đau đớn, buồn bã và ngất đi bên ông. Những ngày sau đó tôi đau khổ vô cùng, tôi  muốn gào thét lên tại sao tạo hoá bất công, mang đi người mà tôi yêu quý nhất. Tôi thấy lòng mình hụt hẫng và trống trải, tôi hiểu tôi đã vĩnh viễn mất đi người ông mà không bao giờ tìm lại được.

Ông đã mất nhưng hình ảnh của ông vẫn luôn ở trong trái tim tôi. Tôi cảm thấy ông vẫn luôn theo từng bước tôi đi, vẫn dõi mắt nhìn theo tôi trên đường đời. Và tôi luôn muốn nói với ông một điều: “Ông ơi, cháu mãi mãi nhớ lời ông dạy, ông là người cháu kính yêu nhất! ”.

Giờ đây tôi luôn cố gắng học thật tốt để có thể trở thành bác sĩ. Bởi điều tôi mong muốn là không c Nhµ em tuy nhiều người nhưng người mà em yêu quí nhất cũng là người yêu thương em nhất là mẹ của em.

Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Làn da mẹ sạm đen vì mẹ phải dầm mưa dãi nắng, đi sớm về khuya. Bù lại mẹ có đôi mắt đen láy. Mỗi khi nhìn vào đôi mắt ấy, em có thể cảm nhận được tình yêu thương bao la, rộng lớn mẹ dành cho em. Mái tóc mẹ không được mượt mà như tóc người khác. Nó rất xơ. Tuy vậy, mái tóc ấy luôn được mẹ chải gọn gàng và được mẹ buộc gọn lên bằng một sợi dây chun giản dị. Bàn tay mẹ khô ráp nhưng em lại rất thích được mẹ vuốt má mình bằng đôi bàn tay ấy vì đôi bàn tay của mẹ luôn làm ấm má em. Cũng đôi bàn tay ấy đã tần tảo nuôi em khôn lớn … Công việc của mẹ rất bận rộn. Hằng ngày, mẹ phải thức dậy từ 6 giờ sáng để đi chợ và về nhà vào khoảng 8, 9 giờ tối. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng sau buổi làm mẹ vẫn đi chợ đêm để mua sẵn những thực phẩm tươi ngon  cho cả nhà. Quần áo mọi người trong nhà lúc nào cũng thơm tho bởi có bàn tay mẹ giặt giũ. Trong ngôi nhà em lúc nào cũng rực rỡ và ngát hương với lọ hoa hồng mẹ cắm thật đẹp trong chiếc bình sứ Giang Tây. Vào những ngày lễ quan trọng như Valentin, Giáng sinh, ngày Phụ nữ Việt Nam 8/3 hay như ngày 20/11 vừa rồi, mẹ rất bận. Cửa hàng luôn đông khách mẹ bán hàng đến tận 9 giờ đêm mới về. Em thương mẹ lắm nên vẫn thường đợi  mẹ về để ăn cơm cùng mẹ. Nhìn gương mặt mệt mỏi của mẹ, em càng hiểu và cảm thông với nỗi vất của mẹ.

Mẹ nhập hàng vào mỗi buổi chiều, lúc mẹ ghi hàng, nào là sổ sách, giấy nợ; nào là tên các loại hàng mới nhập, những thùng hàng mới lên bao nhiêu là thứ nằm la liệt trên nền nhà. Mẹ còn phải tính toán, cộng rất nhiều khoản tiền lớn. Nhìn mẹ vật lộn với những con số, em vừa thương vừa cảm phục mẹ. Những lúc như vậy, em thường giúp mẹ tính những con số lớn (vì em đã dùng thành thạo máy tính) có khi em đọc tên và số lượng các loại hàng cho mẹ ghi. Hai mẹ con lắm khi làm việc đến tận 11, 12 giờ. Mệt và buồn ngủ lắm nhưng em rất vui vì giúp được mẹ.

Vào những buổi chiều không phải đi học thêm, em ra chợ trông hàng, bán hàng hộ mẹ. Khoảng 6 giờ rưỡi, em từ chợ trở về, người mệt nhoài. Em càng thương mẹ hơn vì em còn mệt như vậy, huống chi mẹ ở ngoài chợ cả ngày, trời thì nóng bức … chắc mẹ sẽ mệt lắm … Em càng hiểu thêm biết chừng nào nỗi vất vả, khó khăn của mẹ. 

Đối với mọi người trong nhà, mẹ luôn cư xử nhẹ nhàng. Em biết để có thể làm được như vậy, mẹ đã phải rất cố gắng. Lẽ ra do áp lực công việc, ai cũng dễ cáu bẳn, chỉ cần một lỗi nhỏ là có thể gắt um lên … nhưng mẹ thì khác, kể cả khi em mắc lỗi, mẹ cũng rất dịu dàng khiến em cảm thấy mẹ giống như một thiên thần vậy. Hàng xóm xung quanh có ai cần giúp đỡ mẹ không hề từ chối nên ai cũng yêu quí mẹ.

Có lần em mải chơi không học bài, khi cô giáo gọi lên bảng kiểm tra, em đã không trả lời được và em bị một điểm kém, buổi tối cô gọi điện đến nhà để thông báo với gia đình về tình hình học tập của em, mẹ nghe điện, nghe xong mẹ lặng lẽ về phòng, vẻ mặt buồn bã. Em chỉ kịp nhìn thấy giọt nước mắt lăn trên má mẹ, hình như mẹ khóc. Em ân hận quá.

            Từ dạo ấy, em chăm chỉ học tập để đạt được kết quả tốt cho mẹ vui lòng. Em nhớ mãi lời một bài hát Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào. Mẹ của em là như thế đấy. Lời hát chân tình về mẹ sẽ theo con đi suốt cuộc đời mẹ ạ!

Mùa hè, đối với học sinh là mùa của những chùm phượng đỏ thắm, chùm bằng lăng dịu dàng tím biếc, mùa của những buổi chia tay đầy cảm động. Còn đối với riêng tôi, mùa hè là mùa mà bàng lên ngôi. Tôi yêu và gắn bó với cây bàng trước cửa lớp tôi đã mấy năm nay. Với tôi, từ lâu cây bàng ấy đã là người bạn thân thiết nhất.

      Khi những tiếng ve đầu tiên bắt đầu ngân lên báo hiệu mùa hè đến, cũng là lúc dòng nhựa chảy trong bàng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dòng nhựa ấy tiếp sức để những chiếc lá bàng mới ngày nào còn bé bỏng non nớt, giờ đã xanh ngắt xòe to. Nhiều lúc tôi thấy mình thật vô tâm khi không để ý rằng bàng đã phải làm việc siêng năng suốt ba mùa để bây giờ xòe tán xanh che mát cho chúng tôi. Bàng cũng thật hào phóng khi thỉnh thoảng nhờ chị gió gửi cho tôi mấy chiếc lá để làm quạt. Cũng chính lúc này, bàng nở những chùm hoa trắng muốt, nhỏ li ti. Mỗi làn gió nhè nhẹ thoảng qua cả thảm hoa bàng lại trải đều quanh gốc, trên lối nhỏ đường tôi lên lớp hay vương đầy trên mái tóc dài óng ả của các nữ sinh.

     Nhắc tới hoa bàng, tôi lại bật cười vì những kỷ niệm ùa về trong tâm trí. Nhớ lần sắp nghỉ hè năm ngoái, tôi đang buồn rầu ngồi dưới gốc thì bỗng bàng gửi tặng  tôi một trận mưa hoa tuyệt đẹp. Dù đã ngắm nhiều, nhưng được đứng dưới khung cảnh ấy, tôi chắc rằng, không chỉ mình tôi là không kìm được dòng cảm xúc rạo rực, dâng trào. Tôi lâng lâng, xao xuyến, không biết tự bao giờ, những phiền muộn trong lòng chợt trôi đi đâu hết, chỉ còn lại cảm giác thật êm dịu, nhẹ nhõm. Câu nói của ai đó mà tôi đã khắc sâu trong lòng giờ mới có dịp ngẫm lại: “ Chỉ có thiên nhiên thay đổi được lòng người”. Dòng ký ức của tôi với bàng sao mà mênh mông quá, để liệt kê hết thì thời gian luôn luôn là ngắn ngủi. Nhưng không thể không nói đến những buổi chiều hè nắng gắt, bàng che mát để tôi ngồi học, và cả những dòng tâm sự miên man của tôi mỗi khi tôi có chuyện buồn mà bàng đã lắng nghe và cùng chia sẻ.

Trần Diệu Thúy – Lớp 7A4- THCS chuyên Trần Đăng Ninh- Nam Định

 

      ĐỀ BÀI:  Loài cây em yêu

 Bài 1:                                                          CÂY BÀNG

                                                                        

Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến cánh hoa đào Nhật Tân tươi thắm, đến bát canh sấu ngày hè làm dịu mát cái nắng gắt gay, đến hương hoa sữa dịu dàng vương vấn từng bước chân trên phố . Và, đã là người Hà Nội, có lẽ tuổi thơ ai cũng ít nhất từng nếm vị thơm bùi của quả bàng khi gió lạnh se se…

    Không hiểu sao, tôi lại yêu nhất cây bàng vào mùa thu, khi nắng thu vàng dịu như mật ngọt làm sáng bóng lên từng mặt lá. Ai thấy mình đẹp mà chẳng vui. Cây bàng thay aó đẹp cũng vui. Bàng xôn xao dõi theo bước chân em bé cắp sách tới trường ngày khai giảng, biết khi chiều về, thể nào bé cũng đến gốc cây, chăm chú tìm giữa tán lá những đốm sáng vàng. Quả bàng đấy! Trong bàn tay thơ bé, trái bàng nhỏ xinh xinh đã ngọt ngào toả hương…

   Tiết trời sang đông. Từng đợt gió làm con người phải co lại trong chiếc áo ấm. Bàng thì ngược lại cứ nhẩn nha thả từng chiếc lá xuống như em bé chơi đếm ngón tay. Những chiếc lá từ lúc ở trên cành đã kiêu hãnh đón làn gió lạnh từ phương Bắc tràn về, tự thấy mình khô se đi rồi dứt khoát bứt cuống mà nhẹ nhõm rơi xuống. Bấy nhiêu lá là bấy nhiêu áo cho Mẹ đất đang ấp ủ những mầm non. Sau khi cởi bỏ tấm áo đẹp của mình, bàng chỉ còn tấm thân sần sùi với những cành khẳng khiu. Bàng thu mình ngủ ngon lành trong tiếng ru của gió. Cứ ngủ ngon bàng nhé bàng, đẻ xuân về rồi vươn mình bừng dậy…

   Một giấc đêm của ta qua  nhanh bao nhiêu thì giấc ngủ đông của bàng cũng chóng hết bấy nhiêu. Mọi người đều mong chờ cái thời khắc thiêng liêng khi mùa xuân mang theo hi vọng gõ cửa từng nhà. Cô bé nhặt trái bàng hôm nào xúng xính trong bộ quần áo mới, mang một chữ “ Lộc ” thắm đỏ dán lên cây. Cô bé yêu cây bàng, bé có thấy cây bàng đang vươn lên hãnh diện hay không? Có đấy, vì ngày nào cô bé cũng ra đây tâm sự với cây bàng, để một ngày mừng rỡ reo vui: cây bàng có trồi non rồi! Đúng đấy nhờ chữ “ Lộc ” của cô bé, bàng đang khoe những cái trồi nhỏ xúi đầy cành. Cũng như chúng ta chứng kiến một em bé ra đời sau bao nhiêu khó khăn của người mẹ mà thôi. Cảm giác vui sướng nhẹ nhõm này, chẳng phải ai cũng biết được đâu. Giữa mùa xuân cả đất trời chàn một màu xanh ngọc bích, làm nên sắc màu ấy, bàng cũng góp phần.

   Rồi những hạt mưa phùn lắc rắc nhường chỗ cho nắng gắt, cơn giông chiều. Cô bé dáo diết chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm nên chẳng mấy khi đến chơi với bàng nữa. Bàng buồn hui. Những chồi non đã khoẻ khoắn vươn ra xoè tán, khoác chiếc áo mới cho bàng. Sau mỗi lần tắm dưới những giọt nước trĩu nặng mát lạnh của cơn mưa rào, những chioếc lá lại càng sáng bóng hơn, xanh mướt một màu. Nhưng bàng còn đẹp với ai, khi hầu hết con người bây giờ sống như máy, vội vã đi, hối hả vềhọ đắm chìm trong khói bụi cuộc sống, nhưng chẳng bao giờ dừng chân xem cây cối bên đường thay đổi thế nào. Bàng thấy tiếc cho họ. Sao họ không như bàng đây, lim dim mắt nghỉ ngơi giữa tiếng dế, tiếng ve râm ran. Trong bàng đang dạo rực tuôn chảy dòng nhựa sống được những cái rễ chắc khoẻ cắm sâu vào lòng đất cần cù đưa lên. Bàng hoà phóng gửi tặng dòng nhựa đó cho những chú ve nhỏ và được đền đáp bằng dàn đồng ca suốt cả một mùa hè…

   Một ngày của bàng bằng một năm đời người. Từ một mầm cây nhỏ, bàng đã lớn, đã thấy, đã nghe, đã chứng kiến bai điều trong cuộc sống…Cô bé nhặt trái bàng ngày nào giờ đã trưởng thành. Đôi lúc trở lại góc phố xưa cô vẫn ngước đôi mắt ướt nhìn lên tán bàng. Bàng lại nghiêng tán toả bóng vỗ về cô…

   Cứ thế, bao nhiêu thế hệ người hà nội sinh ra, lớn lên. Còn bàng, bàng vẫn đứng đấy, mỗi mùa thu về lại thả những quả bàng cho những cô bé và xoè tán chở che cho những đứa trẻ lang thang không mái ấm…

Nguyễn Linh Nga – Lớp 7B- Trường Thực nghiệm Giảng Võ- Hà Nội

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

          Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

          Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

          Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

          Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

          Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

          Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

          Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

 Tải về >> tại đây

Xem thêm 

Chuyên đề trọng âm – Tài liệu Tiếng Anh >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận