Tôi và chúng ta – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Tôi và chúng ta ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) sinh ra ở huyện Hạ Hoà, Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng nhưng suốt thời đi học ông sống tại Hà Nội. Từ năm 18 tuổi, Lưu Quang Vũ đã xung phong vào bộ đội, đến cuối năm 1970, xuất ngũ. Thòi gian này ông đã bắt đầu làm thơ. Nhưng đến đầu những năm 80, ông hầu như chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu và gặt hái được nhiều thành công: Bảy huy chương vàng trong các kì hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc; hai lần được giải thưởng của Hội Văn nghệ Hà Nội…

Các tác phẩm chính: Hương cây – Bếp lửa (thơ, in chung, 1968); Diễn viên và sân khấu (tiểu luận, in chung); Mùa hè đang đến (truyện, 1983); Mây trắng của đời tôi (thơ, 1989),.. và hơn 50 kịch bản đã được dàn dựng: Sống mãi tuổi 17 (1979); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981 – 1984); Lời thề thứ 9 (1988), Điều không thể mất (1988),…

Lưu Quang Vũ đã từng tâm niệm: “Trong quan niệm của tôi, thơ và kịch rất gần nhau (…) Những động lực “xúi giục” tôi viết kịch củng là những động lực khiến tôi làm thơ, đó là khát vọng muốn được bày tỏ, muốn được tự thể hiện tâm hồn mình và thế giới xung quanh, muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến. Đối với tôi công việc sáng tác là niềm vui lớn và củng là nỗi khổ lớn. Thấy mình đã cố công, cố sức mà nghệ thuật thật sự, điều mình mơ ước thật sự vẫn còri xa lắm ở phía trước ”…

Năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

Về tác phẩm Tôi và chúng ta xem trong SGK.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 180)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Xem phần giới thiệu chung về tác phẩm (Ngữ văn 9, tập hai, trang 179) để thấy mâu thuẫn cơ bản của cả vở kịch và ý nghĩa thực tiễn của mâu thuẫn ấy. cảnh ba chính là thời điểm phát triển gay gắt, bộc lộ trực tiếp xung đột này. Ngoài ra, dựa vào đặc điểm của hai tuyến nhân vật, vấn đề trung tâm được đưa ra trong cuộc họp xí nghiệp để trả lòi.

b.  Gợi ý trả lời

Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch mà đã được thể hiện trực tiếp ở cảnh ba là mâu thuẫn giữa những người bảo thủ, cứng nhắc, cố níu kéo, bảo vệ cho các nguyên tắc đã cũ kĩ, lạc hậu, kìm hãm sản xuất với những người mang tư tưởng tiến bộ, muôn đổi mới phương thức quản lí, sản xuất nhằm mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân và cho xã hội.

Trong thực tế, nước ta vào những năm 80 đang ở thời điểm chuyển mình mạnh mẽ. Trong tình hình kinh tế – xã hội đầy biến động, vấn đề cấp thiết đặt ra phải tìm được đường lối đúng đắn, phù hợp vối yêu cầu phát triển của xã hội. Vấn đề mà vở kịch đặt ra đã giúp mọi người nhận thấy sự cấp thiết và tầm quan trọng của việc thay đổi tư duy, cách tổ chức quản lí trong tình hình ấy. Vì vậy, giá trị thực tiễn của vở kịch được đánh giá là rất cao.

Xem thêm Tổng kết phần văn học – Ngữ văn lớp 9

tập 2 tại đây.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 180)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Cần hiểu tình huống kịch là một hoàn cảnh được sắp xếp sao cho ở thời điểm đó, với những sự kiện đó, xung đột kịch được bộc lộ đầy đủ nhất. Dựa vào những lời ở đầu cảnh, chức danh của các nhân vật để xác định tình huống kịch ở đoạn trích này.

b. Gợi ý trả lời

Tình huống của cảnh ba là việc Giám đốc Hoàng Việt tổ chức cuộc họp công bố “Kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp Chính trong cuộc họp này, mâu thuẫn đã được bộc lộ.

Những người trong cuộc họp đã chia làm hai phe đối lập nhau. Đó là sự đối lập về tư tưởng. Quyết định của Giám đốc Hoàng Việt là sự công bô” bản báo cáo của kĩ sư Lê Sơn, cái bắt tay của bà Bỗng, ông Quých… là sự chính thức “tuyên chiến” của những con người có tư duy đổi mới với hệ thống quản lí cũ kĩ, lạc hậu, bảo thủ.

Mâu thuẫn cơ bản phát triển ngày càng gay gắt theo mức độ phản ứng của phái đối lập: phe bảo thủ. Trước tiên là sự phản đối, nêu khó khăn của Trưởng phòng Tổ chức lao động vì chỉ tiêu biên chế của xí nghiệp chỉ có giới hạn. Tiếp theo là Trưởng phòng Tài vụ không đồng ý tuyển thêm công nhân hợp đồng vì “không có quỹ lương cho thợ hợp đồng Bà ta không chịu xuất tiền ngay cả khi đã có chữ kí của Giám đốc. Mâu thuẫn được đẩy thêm một bưóc khi Giám đốc quyết định bãi bỏ chức quản đốc phân xưởng dẫn đến phản ứng của Quản đốc Trương. Rõ ràng, cuộc đấu tranh với tư tưởng thủ cựu đã động chạm đến quyền lợi của nhiều cá nhân. Điều này báo hiệu những âm mưu phá hoại của những kẻ vụ lợi, bảo thủ về sau. Cuối cùng là sự phản đôi gay gắt của Phó giám đốc Nguyễn Chính. Vị Phó giám đốc vừa lí luận, vừa đưa lí do quyết định của Giám đốc ‘‘chưa có trong Nghị quyết Đảng uỷ xí nghiệp ” để phản đối. Hơn thế nữa, qua lồi của Lê Sơn nhận xét về Nguyễn Chính: “Con người ấy đã từng đánh đổ bốn đời giám đốc. Hắn thuộc loại người nếu bắt tay mình, mình phải xem lại tay có đủ năm ngón không?” và qua những lời đe doạ, những cử chỉ như “bậm môi ” của hắn, người đọc có thể tiên liệu được rằng mâu thuẫn vừa bùng nổ kia sẽ còn phát triển gay gắt hơn nữa ở những phần sau.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 180)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Phân tích các nhân vật trên cơ sở vị thế, ngôn ngữ, quan điểm và cử chỉ, hành động của mỗi người.

b. Gợi ý trả lời

Trong một đoạn trích ngắn ngủi, chỉ là một cảnh trong vở kịch, tính cách các nhân vật đã thể hiện khá đầy đủ, toàn diện. Giám đốc Hoàng Việt là một người sáng suốt, tiến bộ. Anh đã nhận ra yêu cầu đổi mới tất yếu của hoàn cảnh mới. Anh cũng là người giàu tình cảm, quan tâm đến đời sống công nhân viên một cách thiết thực (tăng lương, cắt tiền xây nhà khách để trả lương cho công nhân hợp đồng). Đồng thời, Hoàng Việt là người quyết đoán, táo bạo, dám nghĩ, dám làm. Mặc dù vấp phải rất nhiều sự phản đối từ phe bảo thủ, anh vẫn bình tĩnh giải thích và không một phút dao động, lung lạc. Thậm chí, trước sự đe doạ của Phó giám đốc Nguyễn Chính, anh vẫn tỏ ra cứng rắn, không run sợ. Phải là một người có trách nhiệm, tâm huyết, trăn trở với sự phát triển của xí nghiệp, của đất nước, Giám đốc Hoàng Việt mới có thể dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với mọi thế lực bảo thủ trong cuộc đấu tranh vì cái mới, vì sự phát triển như thế.

Kĩ sư Lê Sơn hầu như rất ít lên tiếng trong cảnh này nhưng qua sự tin tưởng của Giám đốc Hoàng Việt, qua bản kế hoạch anh lập ra, chúng ta cũng đủ hiểu anh là một kĩ sư giỏi, có trình độ chuyên môn cao, hoạch định được những chiến lược, kế hoạch tiến bộ, mang lại lợi ích sản xuất cao.

Những lời nhận xét của anh về Nguyễn Chính, những câu nói hài hước tự nhận mình là kị mã Xan-chô, gọi Hoàng Việt là Đông Ki-sôt, ví mình là Cô-péc-ních… là những nét tô đậm cái độc đáo, cá tính riêng của anh. Anh là một ngưòi hiểu biết. Anh đoán trước được rằng: “dứt khoát cái cối xay gió nó sẽ cho chúng ta ăn đòn nhừ tử đấy”, biết cuộc đấu tranh mà anh tham dự vào sẽ rất khó khăn. Nhưng mặc dù anh tự nhận “Tôi nhát. Nếu người ta doạ thiêu tôi trên giàn lửa thì tôi củng đành phải nói là trái đất không quay’’, nhưng người đọc không ai lại tin rằng anh sẽ bỏ cuộc. Một ngưòi biết trước khó khăn mà vẫn quyết tâm chinh phục, đó mổi là người dũng cảm. Kĩ sư Lê Sơn là đại diện cho thế hệ trẻ, giỏi giang, nhiệt tình, sáng suổt, là đại diện cho cái mới, cái tiến bộ.

Quản đốc Trương hiện lên trong cảnh ba như con rối. Hắn ta lắp bắp, không thể gọi tên chính xác công việc cụ thể của mình là gì, cũng không diễn đạt được nên lời những phản đối, lúc nào cũng ấp úng. Cách phản ứng của hắn cũng chỉ là tư lợi, không có một cơ sở lí luận nào thoả đáng: “… xưa nay phân xưởng vẫn phải có quản đốc. Không phải tôi ham địa vị, nhưng bãi bỏ cả một chức vụ quan trọng như chức Quản đốc phân xưởng thì thật là… Có thể nói, Quản đốc Trương chính là đại diện cho những bộ phận, khía cạnh tiêu cực của cơ chế cũ, nghĩa là những thế lực bảo thủ, nhỏ nhen, kìm hãm sự phát triển.

Phó giám đốc Nguyễn Chính là một người bảo thủ, trì trệ. Nhưng hơn thế nữa, ông ta còn là một người nguy hiểm: gian xảo, cay cú, thâm thù. Những nét tính cách mà ông ta bộc lộ ở cảnh ba báo hiệu trước những khó khăn mà phái tiến bộ sẽ vấp phải, bởi những ngưòi như Nguyễn Chính sẽ không bao giò chịu nhượng bộ một cách dễ dàng, cũng như cái xấu, cái cũ không phải một sớm một chiều mà thay đổi được.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 180)

a. Hưởng dẫn tìm hiểu 

Dựa vào nấững chi tiết gợi mở của cảnh ba (lời nói đe doạ của Nguyễn Chính, thái độ kiên quyết của Giám đốc Hoàng Việt); liên hệ với lô-gíc trong thực tế để phán đoán xu thế phát triển của xung đột kịch.

b. Gợi ý trả lời 

Cảnh ba là sự bùng nổ xung đột kịch: cuộc đấu tranh giữa hai phái đổi mới và bảo thủ. Cuộc đấu tranh này sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt. Bởi lực lượng bảo thủ sẽ không bao giò dễ dàng nhường bước, đầu hàng trước cái mới. Căn cứ vào thái độ kiên quyết của Giám đốc Hoàng Việt, lời đe doạ “để rồi xem” của Phó giám đốc Nguyễn Chính, có thể thấy cuộc đấu tranh sẽ phát triển theo xu thế: phái đổi mới sẽ còn gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại hơn nữa. Nhưng họ không ngã lòng. Nhũng cải tiến của họ phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với lợi ích của công nhân viên nên chắc chắn sẽ được đông đảo công nhân ủng hộ. Cuối cùng, phần thắng tất yếu sẽ thuộc về những con ngưòi đại diện cho cái mới vằ một cơ chế tiến bộ sẽ được thiết lập và duy trì ở xí nghiệp Thắng Lợi. Thực tế công cuộc đổi mới của nước ta từ năm 1986 đến nay và những thành quả của nó là một minh chứng chân thực nhất, sinh động nhất cho những dự liệu của Lưu Quang Vũ trong vở kịch này.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận