Tìm hiểu về cốt truyện – Tập làm văn 4

Đang tải...

Tìm hiểu về cốt truyện – Tập làm văn 4

CỐT TRUYỆN

Suốt 3 tuần qua, HS đã được học về nhân vật trong truyện, việc tả ngoạỉ hình nhân vật, kể lại hành động, lời nói và ý nghĩ của nhân vật. Như vậy, các em đã được tìm hiểu kĩ về nhân vật, một trong những yếu tố quan trọng nhằm tạo nên văn kể chuyện. Nhân vật phải hoạt động trong những sự việc cụ thể. Toàn bộ diễn biến của sự việc trong truyện là cốt truyện. Đến tiết học này, HS chuyển sang học  và rèn  luyện yếu tố quan trọng thứ hai của văn kể chuyện : cốt truyện.

Mục đích của tiết học là :

–        Giúp HS biết thế nào là một cốt truyện và biết ba phần cơ bản của một cốt truyện là : mở đầu, diễn biến, kết thúc.

–        Bước đầu biết xác định cốt truyện của một truyện đã nghe; biết sắp xếp lại các sự việc chính của một truyện thành một cốt truyện.

1. Nhận xét

2. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu gồm 2 phần và HS đã học qua 2 tiết Tập đọc. HS đọc kĩ cả 2 phần của truyện rồi ghi vắn tắt các sự việc chính của truyện :

–        Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc.

–        Dế Mèn gặng hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó vì bị bọn         Nhện ức hiếp, đòi ăn thịt.

–        Dế Mèn phẫn nộ, dắt Nhà Trò đến thẳng chỗ mai phục của bọn Nhện.

–        Dế Mèn lên án sự nhẫn tâm của bọn Nhện và bắt chúng phá bỏ vòng vây, đốt văn tự nợ.

–        Bọn Nhện sợ hãi sức mạnh của Dế Mèn đành nghe theo. Nhà Trò được tự do.

3. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : từ bài tập 1 rút ra kết luận : cốt truyện là gì?

GV và PH gợi ý cho HS : Trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, cốt truyện gồm một chuỗi sự việc nối tiếp nhau. Thấy Nhà Trò khóc, Dế Mèn gạn hỏi và biết nguyên do. Dế Mèn dắt Nhà Trò tới thẳng chỗ mai phục của bọn Nhện, ra oai và lên án bọn Nhện. Bọn Nhện khiếp sợ phải nghe lời Dế Mèn, xóa bỏ nợ nần và để cho Nhà Trò được tự do.

Từ việc tìm hiểu trên, ta kết luận : cốt truyện ( cốt lõi của truyện ) là một chuỗi các sự việc nối tiếp nhau làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.

4. HS đọc kĩ bài tập 3, xác định yêu cầu của bài tập là : tìm hiểu các phần của cốt truyện và tác dụng của nó.

GV và PH nên dựa vào truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu để hướng dẫn HS tìm hiểu 3 phần của cốt truyện :

–        Mở đầu : sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác ( Trong truyện là việc Đế Mèn gặp Nhà Trò đang ngồi khóc bên tảng đá ).

–        Diễn biến : các sự việc chính phát triển kế tiếp nhau nói lên tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện ( Nghe Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó, Dế Mèn phần nộ xông thẳng tới hang ổ bọn Nhện. Dế Mèn ra oai, quát mắng và bắt bọn Nhện phải xóa nợ cũ, trả tự do cho Nhà Trò ).

–        Kết thúc : kết quả của các sự việc đã diễn ra ( Bọn Nhện phải vâng lệnh Dế Mèn và Nhà Trò được cứu thoát).

5. Ghi nhớ

HS học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK.

III.     Luyện tập

1. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : sắp xếp lại các sự việc đã nêu thành một cốt truyện.

Truyện cổ tích Cây khế không xa lạ với HS  GV và PH kể hoặc cho HS kể lại truyện Cây khế để so sánh với  sự việc được nêu. Từ đây, ta thấy 6 sự việc này sắp xếp không đúng theo trình tự trong truyện và cần sắp xếp lại là:

b – Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, em chỉ được cây khế.

d – Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.

a – Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.

c – Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, em bằng lòng.

e – Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.

g – Người anh bị ngã xuống biển và chết.

Sau khi sắp xếp lại như trên, ta được một cốt truyện hợp lí.

2. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : dựa vào cốt truyện vừa tạo thánh để kể lại truyện Cây khế.

HS dựa theo 6 sự việc đã được sắp xếp lại để kể một cách ngắn gọn hoặc thêm các chi tiết để làm phong phú thêm các sự việc. Ví dụ :

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia. sau khi bố mẹ mất, người anh chia gia tài. Anh nhận tất cả tài sản, chỉ cho em mỗi một cây khế. .Người em đành nhẫn nhịn, hàng ngày chăm sóc cây khế mong cây sớm ra quả. ( Mở đầu – sự việc 1 – ý b )

Đến mùa, cây khế ra rất nhiều quả to, chín vàng. Một hôm, có một con đại bàng rất lớn từ đâu bay đến, đậu trên cây, ăn hết quả này đến quả khác. Người em buồn rầu nói với chim : ” Chim ăn hết khế, ta lấy gì mà sống đây? Nghe vậy, đại bàng liền đáp : ” Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng “, rồi bay đi. ( Diễn biến – Sự việc 2 – ý d )

Người em lấy vải may một cái túi nhỏ. Vài ngày sau, đại bàng đến chở người em bay ra một hòn đào vàng. Trên đảo có rất nhiều vàng bạc. Người em đựng vàng vào túi rồi cưỡi lên lưng chim bay về. Từ đó, anh trở nên giàu có và thường giúp đỡ những người nghèo khó. ( Sự việc 3 – ý a )

Ít lâu sau, người anh đến chơi, thấy em giàu có thì hết sức ngạc nhiên. Người anh gặng hỏi, người em thành thực kể lại câu chuyện. Người anh thấy vậy đòi đổi gia tài của mình lấy cây khế. Người em bằng lòng. (Sự việc 4 – ý c )

Người anh ngày ngày chực bên cây khế. Đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ phàn nàn. Chim cũng hẹn sẻ trả ơn người anh bàng vàng. Người anh may sẵn một cái túi thật to. Khi chim đưa anh ta ra đảo, anh ta xúc thật đầy vàng vào túi to đó, lại còn giắt vàng đầy túi quần, túi áo. ( Sự việc 5 – ý e)

Đại bàng cõng người anh và túi vàng bay về. Nhưng túi vàng to và nặng quá. Đến giữa biển, chim kiệt sức nghiêng cánh. Thế là người anh và cái túi vàng rơi xuống biển. (Kết thúc – sự việc 6 – ý g )

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận