Chuyên đề Truyện thơ nôm Trung Đại – Ngữ Văn 9: Đoạn trích” Chị em Thúy Kiều”

Đang tải...

Tìm hiểu đoạn trích ” Chị em Thúy Kiều”

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của Truyện Kiều (từ câu 15 đến câu 38) với mục đích cơ bản là giới thiệu về nhân vật chính Thuý Kiều trước khi bước vào màn gặp gỡ với Kim Trọng. Vì vậy, phần viết về Thuý Kiều có dung lượng dài nhất: ngoài đoạn giới thiệu chung vể Thuý Vân và Thuý Kiều (4 câu đầu), đoạn tổng kết về cuộc sống của hai chị em (4 câu cuối), Nguyễn Du dành cho Thuý Vân 4 câu trong khi dành cho Thuý Kiều tới 12 câu (gấp 3 lần). Thuý Vân lại được giới thiệu trước (chủ yếu tả nhan sắc và dự báo tính cách, số phận) như một thứ “bàn đạp”, “phông nền” để tô đâm chân dung Thuý Kiều. Chân dung Thuý Vân hiện lên cũng đẹp, nhưng là cái đẹp tròn trịa, đoan trang, phúc hậu, dự báo cuộc đời bình yên, phẳng lặng. Tài năng, cá tính của nàng không được chỉ ra. Ngược lại, vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp “mặn mà”, “sắc sảo” khiến cho thiên nhiên, tạo hoa phải “ghen”, phải “hờn”. Nàng lại có đủ những tài năng tiêu biểu mà người trung đại ca tụng: cầm, kì, thi, hoạ. Đó không hoàn toàn chỉ là những kĩ xảo, kĩ thuật mà còn là tấm gương phản ánh tâm hồn, tính cách Thuý Kiều (đa cảm, sâu sắc,…). Nhan sắc, tài năng, tâm hồn ấy báo hiệu một tương lai nhiều sóng gió. Tuy nhiên, cần thấy rằng đó mới chỉ là những dự cảm rất kín đáo. Trên mặt hiển ngôn, đoạn trích vẫn hướng người đọc đến một nhận thức thực tế hơn: tả nhan sắc, tài năng hon người cũng như cuộc sống êm đềm và tâm hồn trong .trắng của nhân vật chính. Vì thế, đoạn trích là sự chuẩn bị cần thiết, hoàn hảo cho màn giai nhân – tài tử gặp nhau và đính ước, để rồi mối tình đó sẽ theo nhân vật đến cuối tác phẩm, tạo nên chủ đề tự do luyến ái trong một truyện thơ Nôm được xếp vào loại truyện tài tử – giai nhân nổi tiếng.

– Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tính cách nhân vật, cho bút pháp ước lệ tượng trưng của truyện thơ Nôm nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung với hàng loạt những hình ảnh, chi tiết mang tính công thức, những điển tích, thi liệu cổ điển. Tuy nhiên, tác giả cũng đã bước đầu cá thể hoá chân dung của hai nhân vật với “mỗi người một vẻ”: Thuý Vân đài các, đẩy đặn, ung dung, trầm tĩnh; Thuý Kiều sắc sảo, mặn mà, linh hoạt, đa cảm. Sự cá thể hoá ở đây là cá thể hoá những gì tượng trưng, ước lệ; là sự sắp đặt chúng cạnh nhau để cấp cho chúng những nét nghĩa sống động, giàu sức gợi. Trong đó, việc miêu tả Thuý Vân có phần chi tiết, tỉ mỉ hơn là Thuý Kiều. Đó là một cách để lí tướng hoá nhân vật chính. Chân dung hai nhân vật cung cho thấy cả thần thái, phong cách và qua đó là dự báo tương lai, số phận của họ.

II – LUYỆN TẬP

1. Hãy thống kê những hình ảnh, chi tiết được sử dụng để miêu tả ngoại hình của hai nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều. Nhận xét về đặc điểm chung của những hình ảnh, chi tiết đó.

2. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều trong đoạn trích. Quan niệm của Nguyễn Du về mối quan hộ giữa tài năng, nhan sắc và số phận.

Gợi ý

1. – Thống kê những chi tiết tả ngoại hình của hai nhân vật (những chi tiết miêu tả khuôn mặt, dôi mắt, lông mày, mái tóc, làn da,…).

– Nhận xét về đặc điểm chung của những hình ảnh: là những hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trung, gợi nhiều hơn tả,… Qua đó, chúng cho thấy vẻ .đẹp rực rỡ, nổi trội của Thuý Vân, Thuý Kiều. Chúng phát huy, kích thích trí tưởng tượng của người đọc và mỗi người sẽ có một hình dung, tưởng tượng riêng vể Thuý Vân, Thuý Kiều. Nghệ thuật tượng trưng, ước lệ ở đây tỏ ra đắc dụng.

Xem thêm:  Chuyên đề Truyện thơ nôm Trung Đại – Ngữ Văn 9: Khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều

2. – HS có thể dựa vào chú thích trong SGK để so sánh chân dung hai nhân vật:

+ Điểm giống: Mai cốt cách tuyết tinh thần, Phong lưu vất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê, Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

+ Điểm khác:

Thuý Vân: trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da,...

Thuý Kiều: sắc sảo mặn mà – So bề tài sắc lại là phần hơn – Lấn thu thuỷ nét xuân sơn – Hoa ghen thua thắm liễn hơn kém xanh, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm,…

– Quan niệm của Nguyễn Du vể mối quan hệ giữa nhan sắc, tài năng và số phận:

+ Vẻ đẹp tròn trịa, đoan chính, tài năng vừa phải => được nhường nhịn, chia sẻ, số phận bình lặng, cuộc đời yên ổn.

+ Vẻ đẹp sắc sảo, lồi cuốn, tài năng hơn người => bị đố kị, ghen ghét, số phận long đong.

Cần thấy rằng,đây không phải là quan niệm hoàn toàn thần bí, duy tâm mà có cơ sở tâm lí – xã hội của nó. Cụ thể, trong một xã hội mà quan hệ giữa người với người dược điểu chỉnh theo cảm tính, tuỳ tiện, theo quan hệ thân sơ, thậm chí theo lợi như trong xã hội Truyện Kiều thì người có vẻ đẹp, tài năng, phẩm cách thường không được đánh giá đúng, không được bảo vệ, cuộc đời gặp nhiều tai ương.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận