Tiếng nói của văn nghệ – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Tiếng nói của văn nghệ ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003), sinh ra ở Luông Pha-băng (Lào), nhưng lớn lên và sống ở Hà Nội.

Nguyễn Đình Thi tích cực tham gia hoạt động văn nghệ cách mạng từ sớm, đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ.

Nét đặc sắc của Nguyễn Đình Thi là một tài năng nhiều mặt: là nhạc sĩ (tác giả của Người Hà Nội; Diệt phát xít); là nhà viết kịch (Con nai đen; Giấc mơ; Nguyễn Trãi ở Đông Quan…); là nhà lí luận, phê bình (Mấy vấn đề văn học; Công việc của người viết tiểu thuyết…), là nhà thơ (.Người chiến sĩ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1983)…); nhà tiểu thuyết (Xung kích (1951 – 1952); Vỡ bờ (1962, 1970 – 2 tập))…

Nguyễn Đình Thi là một cây bút lí luận có uy tín với giọng văn truyền cảm. Nhưng quan điểm của ông được rút ra từ một nền tảng lí luận vững chắc và đã được kiểm nghiệm qua chính thực tế sáng tác của ông.

Năm 1996, Nguyễn Đình Thi được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 (thời kì đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân pháp), in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (xuất bản năm 1956).

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 17)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào các dấu hiệu ngữ pháp (sự chia đoạn); các câu đầu hoặc câu cuối của mỗi đoạn (câu mang luận điểm) để xác định hệ thông luận điểm và bố cục của bài. 

b. Gợi ý trả lời

Trong Tiếng nói của văn nghệ, vấn đề nghị luận được nhà văn triển khai theo hệ thống luận điểm sau (tương ứng với bố cục của bài):

  • Phần 1: Từ “Tác phẩm nghệ thuật… ” đến cách sống của tâm hồn” đề cập đến nội dung phản ánh của văn nghệ: Văn nghệ thể hiện đời sống của tâm hồn con người.
  • Phần 2: Từ “Chúng ta… ” đến “… không rời trang giấy” nêu và chứng minh cụ thể những khía cạnh của đòi sống tâm hồn mà văn nghệ phản ánh: Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm; văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng, đạo đức.
  • Phần còn lại của bài nghị luận triển khai luận điểm 3: Vai trò của văn nghệ đối với đời sống xã hội. Nghệ thuật có khả năng mở rộng tâm hồn, giải phóng con người khỏi những biên giới của chính mình. Hơn thế nữa, nghệ thuật còn có vai trò xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.

Về bố cục văn bản, chúng ta thấy phần 1 chiếm một dung lượng khá lớn. Nhà văn rất chú trọng triển khai luận điểm này với những lập luận chặt chẽ, tỉ mỉ, những dẫn chứng cụ thể và phong phú để chứng minh rằng văn nghệ phản ánh đời sống tâm hồn con người. Luận điểm hai vừa bổ sung, vừa đặt ra vấn đề phát sinh tất yếu từ luận điểm một.

Đời sống tâm hồn con người vô cùng phong phú, phức tạp, vậy cụ thể văn nghệ phản ánh khía cạnh nào? Phần còn lại của văn bản là luận điểm ba, cũng là phần chốt lại, tổng kết lại hai luận điểm trên. Như vậy, tác giả đã bố cục bài nghị luận theo một trình tự rất hợp lí, chặt chẽ, không thể xáo trộn. Các luận điểm không đặt song song mà nối tiếp nhau, luận điểm trước là tiền đề cho luận điểm sau và ngược lại, ý sau là kết quả của ý trước. Nhờ trình tự ấy, ngưòi đọc dễ dàng tự suy ra kết luận cuối cùng, nghĩa là dễ dàng đồng tình với kết luận của tác giả.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 17)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ phần 1, 2 của văn bản: “Tác phẩm nghệ thuật (…) rời trang giấy ”, chú ý những câu đầu và cuối của mỗi đoạn nhỏ.

b. Gợi ý trả lời

Theo Nguyễn Đình Thi, trong mỗi tác phẩm văn nghệ, người nghệ sĩ “không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói điều gì mới mẻ

Như vậy, nội dung phản ánh của văn nghệ chính là “một lá thư, một lời nhắn nhủ” của người viết cho ngưòi đương thời, cho thế hệ mai sau, có khi hàng trăm năm sau. “Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học luân lí hay một triết lí về đời người, hay những lời khuyên xử thế, hay một sự thực tâm lí, hoặc xã hội”, mà “lời gửi của văn nghệ là sự sống ”,

Xét một cách cụ thể thì theo Nguyễn Đình Thi, nội dung thể hiện của văn nghệ gồm hai khía cạnh chính.

Trước hết, nói như Lép Tôn-xtôi: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”. “Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹjĩ xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sông xã hội của chúng ta ”. Trong những trang sách, ta tìm thấy mọi trạng thái tình cảm của con người. Ớ đó, ta không chỉ được đồng cảm, chia sẻ mà còn được tiếp xúc với những trạng thái tình cảm mới, những say sưa vui buồn mới. Chúng tác động đến ta, thuyết phục ta… Vì thế mới nói “Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ cách sông của tâm hồn”.

Bên cạnh đó, văn nghệ còn phản ánh những tư tưởng đạo đức, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưỏng vì nghệ thuật phản ánh tâm hồn, đời sống con người và “không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người”. “Tuy nhiên, tư tưởng mà văn nghệ phản ánh không phải là thứ lí thuyết khô cứng, trừu tượng mà là một “tư tưởng náu mình, yên lặng”. Mỗi tác phẩm văn nghệ, thông qua việc phản ánh những cảm xúc, những thực tế một cách hình tượng, đã tác động vào người đọc, khiến chúng ta phải suy ngẫm, xúc động. Từ đó tư tưởng bật lên. Đó là tư tưởng thấm cảm xúc và đã được chính ta trải .nghiệm và suy xét bằng cả tâm hồn.

Như vậy, nội dung thể hiện của văn nghệ chính là những khía cạnh phức tạp của đời sống tâm hồn con người, đồng thời cũng hướng tới tác động, xây đắp tâm hồn mỗi chúng ta.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 17)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào phần tác giả viết về nội dung phản ánh của văn nghệ để lí giải cội nguồn sức hấp dẫn và sự cần thiết của nó đối với con người.

b. Gợi ý trả lời

Để chứng minh sự cần thiết của văn nghệ đối với con người, Nguyễn Đình Thi nêu ra những luận cứ đầy thuyết phục: Văn nghệ có khả năng nâng cao nhận thức của chúng ta, giúp ta nhận thấy bao nhiêu điều mà “trước kia ta chưa nhìn thấy ”, bao nhiêu vấn đề mà tạ ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta. “Văn nghệ cần thiết với mỗi người như một sự định hướng cho suy nghĩ”. ‘‘Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, (…) ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con ngừời ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.

Văn nghệ còn cần thiết để làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi con người, làm cho ‘‘tâm hồn thực sự được sống”. Ở đây, nhà văn lấy ví dụ những con người “bị tù chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt ” và chứng minh văn nghệ đã làm thay đổi họ đến thế nào. “Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước (…) biến đổi khác hắn (…), khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo”. Văn nghệ đã “gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”… Với khả năng kì diệu như vậy, lẽ hiển nhiên văn nghệ không thể vắng mặt trong cuộc sống còn nhiều hệ luỵ này. Bên cạnh đó, văn nghệ còn có vai trò to lớn trong việc xây dựng tâm hồn xã hội Vì lẽ đó, nó không thể thiếu.

Xem thêm Các thành phần biệt lập – Ngữ văn lớp 9 tại

đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 17)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Thông qua bài viết của tác giả (đặc biệt phần 3), rút ra đặc điểm của văn nghệ: tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?… Từ đó, chúng ta sẽ lí giải được khả năng kì diệu của văn nghệ.

b. Gợi ý trả lời

Phạm vi phản ánh của văn nghệ rất rộng, bao gồm cả những vấn đề thuộc về triết lí, tư tưởng, rất khó tránh khỏi khô khan; cả những vấn đề thực tế, khó tránh khỏi sự nhàm chán, bình thường. Nhưng văn nghệ lại có cách thể hiện rất đặc biệt: “Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, tình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, tình tự, tư tưởng ấy “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta”. Như vậy, văn nghệ đã tác động trực tiếp đến người đọc bằng cách khơi dậy trong lòng chúng ta những cảm xúc mãnh liệt. Ví dụ, người nghệ sĩ làm sống lại trước mắt ta một cảnh đẹp, một tình huống, một trạng thái, một mảnh đời, khiến ta xúc động, vui buồn, say sưa… Thậm chí, có lúc đặt ra vấn đề và bắt ta phải trăn trở, suỵ ngẫm. Những tư tưởng trong văn nghệ thấm thìa vào ta một cách tự nhiên như thế.

“Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm, hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn Như vậy, nghệ thuật đã đến với con người bằng con đường tình cảm, cảm xúc. Vì thế, nó có sức lay động, hấp dẫn sâu xa. Nói như Tố Hữu thì “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”, người nghệ sĩ chỉ có thể làm nghệ thuật khi ‘‘trong tim cảm xúc đã thật đầy

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 17)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại văn bản, chú ý bố cục, trình tự sắp xếp các luận điểm, cách nêu dẫn chứng, lí lẽ… của nhà văn, nhận xét về ngôn ngữ, hình ảnh và cả giọng điệu trong bài. Có thể so sánh vói những bài nghị luận đã học để rút ra nét đặc trưng về nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Đình Thi trong văn bản này.

b. Gợi ý trả lời

Đặc sắc nghệ thuật đầu tiên của bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ là sự chặt chẽ, mạch lạc. Các luận điểm được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, không thể xáo trộn, cái sau bổ sung, chứng minh cho cái trước; cái trước là tiền đề tất yếu dẫn đến cái sau. Bên cạnh đó, tác giả đan xen một cách khéo léo các dẫn chứng tiêu biểu (những người đàn bà lam lũ tiếp nhận nghệ thuật như thế nào; những câu thơ của Nguyễn Du…). Nhờ thế, bài tiểu luận có sức thuyết phục rất cao.

Tiếng nói của văn nghệ còn có một giọng văn đặc biệt giàu cảm xúc, giàu hình ảnh. Những dòng nhà văn viết về cảnh mùa xuân được gọi ra từ câu thơ trong Truyện Kiều; những dòng suy tư về Lép Tôn-xtôi, về những luận cứ, dẫn chứng ở đây đều thấm đượm suy nghĩ, cảm nhận của nhà văn và do đó, cũng dễ dàng tạo nên sự đồng cảm, đồng tình nơi độc giả.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận