Thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương – Toán lớp 5

Đang tải...

Câu hỏi và bài tập:

Câu 249:

Người ta xếp các khối lập phương 1 cm3 thành các hình dưới đây.

Hãy tính thể tích mỗi hình đó.

Câu 250:

Tính thể tixch của hình hộp chữ nhật có chiều dài là a , chiều rộng b, chiều cao c.

a) a = 4 cm                     b = 3 cm              c = 7 cm

b) a = 8,5 dm                 b = 6 dm             c= 4,5 dm

c) a =4/5m                     b= 2/5                  c= 3/4

Câu 251:

Tính thể tích khối gỗ có dạng như hình vẽ dưới đây:

Câu 252:

Tính thể tích hình lập phương cạnh a :

a) a = 6cm                      b) a = 7,5 dm                       c) a = 4/5 m

Câu 253:

Hình lập phương A có cạnh 4 cm. Hình lập phương B có cạnh gấp 2 lần cạnh hình lập phương A,

Hỏi thể tích hình lập phương B gấp bao nhiêu lần thể tích hình lập phương A.

Xem thêm: Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương – Toán lớp 5 tại đây

Câu 254:

Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 1/5 m. Mỗi xăng – ti-mét khối kim nặng 6,2 g. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki – lo-gam?

Câu 255:

Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Câu 256:

Viết số đo thích hợp  vào ô trống:

Câu 257:

Một khối gỗ dạng hình lập phương có cạnh 20 cm. Người ta cắt đi một phần

gỗ có dạng hình lập phương có cạnh bằng nửa cạnh khối gỗ đó. Tính thể tích phần

gỗ còn lại.

 

Câu 258:

Với 4 khối gỗ hình lập phương cạnh 1cm, bạn An xếp được các hình như sau:

a) Tính diện tích toàn phần mỗi hình.

b) Tính thể tích mỗi hình

Câu 259:

Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật làm bằng kính ( không có nắp) có chiều dài 80 cm, chiều rộng 50 cm, chiều ca0 45 cm.

Mực nước ban đầu trong bể cao 35 cm.

a) Tính diên tích kính dùng để làm bể cá đó.

b) Người ta cho vào bể một hòn đá có thể tích 10 dm3. Hỏi mực nước trong bể lúc này cao bao nhiêu xăng – ti-mét?

 

Đáp án:

 

Câu 249 :

Đếm số khối lập phương 1 cm3 ở mỗi hình

Đs:

a) 12 cm3         b) 16 cm3         c) 18 cm3

Câu 250:

ĐS: a) 84 cm3      b) 229,5 dm3      c) 6/25 m3

Câu 251:

Cách 1:

Chia khối gỗ thành 4 khối nhỏ dạng hình hộp chữ nhật, mỗi khối nhỏ có chiều dài 8 cm , chiều rộng 5 cm, chiều cao 6cm. Từ đó tính được thể tích của cả khối gỗ là:

( 8 x 5 s 6 ) x 4 = 969 ( cm3 )

cách 2:

Chia khối gỗ thành 2 khối dạng hình hộp chữ nhật : khối (1 ) có chiều dài 8cm , chiều rộng 5cm, chiều cao 6cm

và khối (2) có chiều dài 8 + 8 +8 = 24 (cm) ; chiều rộng 5cm; chiều cao 6cm.

+ Thể tích khối gỗ (1) là:

8 x 5 x 6 = 240 (cm3)

+ Thể tích khối gỗ (2) là:

24 x 5 x 6 = 720 ( cm3)

+ Thể tích cả  khối gỗ  là:

240 + 720 = 960 (cm3)

Câu 252:

ĐS:

a) 216 cm3         b) 421,875 dm3             c) 64/125 m3

Câu 253:

Cạnh hình lập phương B là:

4 x 2 = 8 ( cm )

Thể tích hình lập phương B là:

8 x 8 x 8 = 512 ( cm3)

Thể tích hình lập phương A là:

4 x 4 x 4 = 64 (cm3)

Ta có  512 : 64 = 8. Vậy :Thể tích hình lập phương B gấp 8 lần thể tích hình lập phương A.

Có thể nhận xét tổng quát hơn:

Thể tích hình lập phương cạnh a là:

V1 = a x a x a

Thể tích hình lập phương cạnh 2a là:

V2 = 2a x 2a 2a = 8 x ( a x a x a ) = 8 x V1

Vậy khi cạnh hình lập phương gấp lên 2 lần thì thể tích của nó gấp lên 8 lần.

Câu 254:

Bài giải:

1/5 m = 20 cm

Thể tích của khối kim loại hình lập phương là:

20 x 20 x 20 = 8000   ( cm3)

Khối kim loại đó cân nặng là:

6,2 x 8000 = 49600 (g)

49 600 g = 49,6 kg

Đáp số: 49,6 kg

Câu 255:

Câu 256:

Câu 257:

Đs: 7000 (cm3)

Câu 258:

 

a)Diện tích toàn phần của hình A ( gồm 18 ô vuông cạnh 1 cm) bằng 18 cm2

Diện tích toàn phần của hình B ( gồm 18 ô vuông cạnh 1 cm) bằng 18 cm2

Diện tích toàn phần của hình C ( gồm 18 ô vuông cạnh 1 cm) bằng 18 cm2

b) Thể  tích 3 hình A, B,C đều bằng nhau và bằn g thể tích của 4 hình lập phương cạnh 1cm, bằng:
( 1 x 1 x 1 ) x 4 = 4 ( cm3)

Câu 259:

hình hộp chữ nhật Toán lớp 5

ĐS: a) 15 700 (cm2)

b) 37,5 cm

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận