Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật – Bài văn chọn lọc lớp 8

Đang tải...

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

___________________________ BÀI SỐ 135____________________________

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

BÀI LÀM

Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường (618-907), Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy. Vì giáo dục, thi cử… đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường. Thơ Đường luật phổ biến trên thi đàn Việt Nam xưa, thường gọi là Thơ luật để phân biệt với Thơ cổ phong xuất hiện trước đời Đường không có luật lệ nhất định.

Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt. Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỉ XX. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đã bị giảm đi đáng kể.

Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng “thất ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: “thất ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), “ngũ ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi câu năm chữ), “ngũ ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng lại được các cụ ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, trào phúng, xướng họa, thù tạc, chúc mừng quan hôn, khai bút đầu Xuân… Lúc đầu làm bằng chữ Hán, đến đời Trần, Hàn Thuyên là người đầu tiên làm bằng chữ Nôm, nên Đường luật còn gọi là Hàn Luật. Từ đó thể thất ngôn bát cú trở thành độc tôn trên thi đàn, ngay trong các kì thi cũng bắt thí sinh làm một bài. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này. Bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú có 4 phần: Đề, còn gọi là mạo, là mào đầu (vào bài) gồm: phá đề (câu 1) nghĩa là mở ra, giới thiệu tựa đề, thừa đề (câu 2) nghĩa là chuyển xuống. Thực gồm câu 3 + 4: giải thích, khai triển tựa đề. Luận gồm câu 5+6: bàn luận ý nghĩa của bài. Kết gồm câu 7+8: tóm tắt ý nghĩa, bảy tỏ tình cảm, thái độ.

Thơ Đường luật nghiêm khắc ở luật, niêm và vần.

Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

Luật bằng trắc: tức thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng (B) thanh trắc (T) cho mỗi chữ trong một câu thơ theo lệ: “Nhất tam ngũ bất luận”: bất luận là không ràng buộc, “Nhị tứ lục phân minh”: phân minh là rõ ràng bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh: “nhị bằng tứ trắc lục bằng”, hay ngược lại: “nhị trắc tứ bằng lục trắc”. Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có “luật bằng”; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có “luật trắc”. Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Nghĩa là, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi “thất luật”.Trong thể thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng là bài.thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng. Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng.

Ví dụ: Thương vợ của Trần Tế Xương là bài thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

Nhớ bạn phương trời của Trần Tế Xương là bài thất ngôn bát cú luật trắc bằng vần bằng

Ta nhớ người xa cách núi sông

Người xa, xa lắm nhớ ta không

Sao đương vui vẻ ra buồn bã!

Vừa mới quen nhau đã lạ lùng

Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng

Khi riêng, riêng cả đến tình chung

Tương tư lọ phải là trai gái,

Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng

Qua đèo Ngang là bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng. Thu điếu của Nguyễn Khuyến là bài thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng.

Luật đối: là phép đặt hai câu thơ đối nhau gồm có: Đối chữ: bằng đối trắc, trắc đối bằng, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ…Đối ý: ví dụ cảnh dưới núi đối cảnh bên sông, cảnh động đối cảnh tĩnh như trong hai câu thực của bài Qua Đèo Ngang. Trong thể thơ này, hai câu thực phải đối nhau, hai câu luận phải đối nhau. Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu ba và bốn phải “đối” nhau và hai câu 5, 6 cũng “đối” nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì gọi “thất đối”.

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà,

“Lom khom” đối với “lác đác” (hình thể và số lượng – thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), “dưới núi” đối với “bên sông” (vị trí địa hình), song nêu nôi hình ảnh hai câu trên “lom khom dưới núi” và “lác đác bên sông” thì vì một câu diên tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm “lom khom” chỉ dáng người của câu trên, và “lác đác” chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: “tiều vài chú” đối với “chợ mấy nhà” (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Ta có thể bắt gặp nhiều câu thơ đối rất hay:

Hương cách gác vân thu lạnh lạnh

Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh (Nguyễn Trãi)

Niêm: Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là “những câu niêm với nhau” (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc, ờ những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ xuất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là “thất niêm”. Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7. Chẳng hạn với luật vần bằng:

1.-B-T-BB

2.-T-B-TB

3.-T-B-TT

4.-B-T-BB

5.-B-T-BT

6.-T-B-TB

7.-T-B-TT

8.-B-T-BB

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Vần: Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8 thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này tránh trùng nhau, phải hiệp vận cho đúng nếu gieo sai gọi là lạc vận hoặc thất vận gieo vần không sát gọi là gượng ép. vần có cước vận (vần ở cuối câu), và yêu vận (vần ở lưng câu).

Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”. Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

hai chữ “tà” và “hoa” được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là “vần thông” vì chỉ phát âm gần giống nhau.

Qua Đèo Ngang được coi là một bài thơ thất ngôn bát cú mẫu mực.

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Bài Qua Đèo Ngang luật trắc (chữ TỚI) vần bằng (chữ TÀ). Niêm luật vần đối đúng phép. Bố cục chia làm 4 phần rõ rệt:

Đề: giới thiệu tổng quát cảnh Đèo Ngang.

Thực: tả cảnh Đèo Ngang.

Luận: nhớ nước thương nhà.

Kết: tình riêng tác giả.

Về vần: Năm chữ: tà, hoa, nhà, gia, ta\ vần với nhau rất chỉnh.

Về đối: Hai cặp thực và hai cặp luận đối nhau chan chát: chữ đối chữ, ý đối ý.

Về luật: Luật trắc (ở chữ TỚI). Cả 8 câu thơ đều đúng luật.

Về niêm: Rất chặt chẽ: chữ TỚI niêm với chữ CẢNH cùng là trắc, chữ CÂY niêm với chữ KHOM cùng là bằng, chữ ĐÁC niêm với chữ NƯỚC cùng là trắc, chữ NHÀ niêm với chữ CHÂN cùng là bằng. Ngoài ra để cho bớt gò bỏ trong việc tìm từ, kẹt ý… thí dụ như gặp phải những từ kép hay những danh từ riêng chỉ nhân danh, địa danh, điển tích… chúng ta không thể nào sửa đổi dấu giọng (bằng trắc) được. Do đó người xưa đã đặt ra Luật Bất Luận để “cởi trói” bớt cho người làm thơ. Thơ Đường luật là loại thơ “Độc Vận”, nghĩa là chỉ gieo một âm vần duy nhất xuyên suốt cả bài thơ. Tuy nhiên trong những trường hợp bất khả kháng, người làm thơ vẫn có thể được phép dùng thông vận, nhưng càng ít càng tốt. Thể thất ngôn bát cú được nhiều người làm sống lại bằng những hình thức cách tân noi theo bước chân tiên phong của các nhà thơ tiền bối có bản lĩnh sáng tạo như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… mạnh dạn từ bỏ phong cách quý phái, đài các, cung đình: ưa xài điển tích, thích dùng Hán tự, vọng ngoại, vọng bản, bắt chước, sáo mòn… để trở về với tình tự cội nguồn dân tộc Việt Nam đầy sinh động và sáng tạo của mình. Ngoài dạng thơ Đường chuẩn luật là “thất ngôn bát cú” còn có các biến thể sau: Thất ngôn tứ tuyệt, Ngũ ngôn tứ tuyệt, Ngũ ngôn bát cú, Yết hậu.

Trên đây chỉ là những quy tắc căn bản, khi làm thơ có nhiều thi gia đôi lúc không răm rắp tuân theo trăm phần trăm mà bài thơ vẫn hay, vì tác giả đặt cái thần, cái hồn của bài thơ cao hơn luật.

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Thuyết minh về hội Lim – Bài văn chọn lọc lớp 8

Đang tải...

Related Posts

loading...

One Comment

  1. tdl says:

    Bài viết Tổng quát Phép Họa Thơ Đường Luật Rất rỏ ràng, chi tiết, đầy đủ, trân trọng cảm ơn.

Bình luận