Thuyết minh về một phương pháp – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Thuyết minh về một phương pháp

Mục đích của bài giúp học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

Yêu cầu đối với bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm):

  • Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viêt phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
  • Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
  • Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó.

Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Các em tự làm bài tập này.

2. Bài tập này nêu ra hai yêu cầu:

  • Chỉ ra cách đặt vấn đề, các cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu ra trong bài Phương pháp đọc nhanh.
  • Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối vối việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.

a. Đặt vấn đề

Khẳng định vai trò của việc đọc:

  • Nêu lên sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhưng đồng thời cũng chỉ ra máy móc không thể thay thế được cho con người.
  • Vấn đề được đặt ra là con ngưòi phải đọc như thế nào trước kho tàng tư liệu tri thức của loài người. Từ đó, tác giả hướng người đọc đến yêu cầu phải hình thành phương pháp đọc nhanh.

b. Giải quyết vấn đề

Trình bày nhiều cách đọc khác nhau:

  • Đọc thành tiếng ià khi đọc phải phát âm. Cách đọc này chậm và mất nhiều thời gian.
  • Đọc thầm, gồm có hai loại: đọc theo dòng và đọc theo ý.

+ Đọc theo dòng là cách đọc thông thường, trung bình tốc độ đọc thường đạt 150 – 200 từ/ phút. Cách đọc này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

+ Đọc theo ý hay còn gọi là đọc nhanh, với cách đọc như sau:

(+1) Không đọc theo đưòng ngang mà đọc theo đưòng dọc từ trên xuống dưới. Cách đọc này làm cho cơ mắt ít mỏi.

(+2) Không bám sát các từ mà nắm chắc các ý.

(+3) Trong thời gian ngắn có thể đọc toàn bộ bài viết và tiếp thu toàn bộ nội dung.

(+4) Phương pháp này đòi hỏi phải tập trung cao, có ý chí.

c. Kết thúc vấn đề

  • Có nhiều tấm gương đọc nhanh: Na-pô-lê-ông (2.000 từ/ phút), Ban-dắc (4.000 từ/ phút), Mác-xim Go-rơ-ki (đọc mỗi trang chỉ vài giây)…
  • Ở các nước tiên tiến (như Nga, Mĩ) đã mở các lớp dạy đọc nhanh, Sau khi tham dự các lớp này, người đọc có thể đạt tốc độ 1.500 từ/ phút, thậm chí có thể đạt 12.000 từ/ phút.

Các số liệu đưa ra trong bài có ý nghĩa quan trọng và tạo ra sức thuyết phục lớn khi nói đến hiệu quả của phương pháp đọc nhanh.

Xem thêm Tức cảnh Pác Bó – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận