Thúy Kiều báo ân báo oán – Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Thúy Kiều báo ân báo oán ngữ văn lớp 9

Đây là đoạn trích rất đặc sắc tả lại cảnh Thuý Kiều báo ân báo oán. Từ Hải đã chuộc Kiều khỏi chốn thanh lâu, Kiều trở thành một mệnh phụ phu nhân. Dựa vào uy thế của chồng, Kiều đã báo đáp công ơn những ân nhân đã cứu mạng mình trong suốt quãng đời lưu lạc và báo oán những kẻ độc ác đã vùi dập, đẩy nàng vào chốn tủi nhục, khổ đau. Đoạn trích nói đến hai tình tiết: Kiều báo ân Thúc Sinh và báo oán Hoạn Thư. Tâm lí và tính cách ứng xử của Kiều, tính sáng tạo của Nguyễn Du là những điều mà ta có thể cảm nhận qua đoạn trích này.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 108)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc 12 câu thơ đầu: “Cho gươm… Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” và các chú thích trong SGK để hiểu nghĩa của từ, nhất là các từ Hán Việt. Cách nói của Thuý Kiều với Thúc Sinh có gì đặc biệt? Từ ngữ xưng hô, giọng điệu, cách trả ơn là những chi tiết cần đặc biệt chú ý trong đoạn trích này.

b. Gợi ý trả lời

Sau lần trốn cùng sở Khanh không thành, Kiều bị Tú Bà bắt vào lầu xanh một lần nữa. Trong những ngày tháng sống với nỗi tủi cực của “kẻ thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” Kiều đã “may mắn” gặp Thúc Sinh “cũng nòi thư hương” – con rể của quan Thượng thư, một người phong tình “quen thói bốc trời”. Lúc đầu cũng chỉ là “trăng gió” nhưng về sau tình nghĩa ngày càng nặng sâu, Thuý Kiều và Thúc Sinh trở thành “đá vàng”. Thúc Sinh đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy làm vợ lẽ: “Gót tiên phút đã thoát vòng trần ai”. Kiều đã được sông những ngày tháng êm đềm của tình nghĩa vợ chồng.*Mặc dù sau này có chuyện đánh ghen, bị làm nhục nhưng Thúc Sinh trong khả năng có thể của mình đã xin Hoạn Thư cho Kiều ra Quan Âm Các “giữ chùa, chép kinh”, thoát khỏi kiếp tôi đòi. Tuy Thúc Sinh là một nam nhi mà “thấp cơ thua trí đàn bà”, nhu nhược và sợ vợ, nhưng tình cảm với Thuý Kiều trong tấm bi kịch “tay ba” này vẫn nặng lòng. Người đọc có thể chê trách, phán xét Thúc Sinh nhưng với Kiều, chàng vẫn là một ân nhân cứu nàng ra khỏi kiếp trầm luân của cuộc đời kĩ nữ và giúp Kiều hoàn lương. Chính vì vậy, sau khi trở thành một phu nhân danh giá, Kiều đã tìm cách báo đáp các ân nhân, trong đó có. cả Thúc Sinh.

Cảnh báo ân diễn ra rất oai nghiêm với gươm giáo, thị vệ làm cho Thúc Sinh cũng phải “Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run” đó là hành động rất phù hợp với tính cách nhu nhược của Thúc Sinh. Song, Kiều vẫn không một lời trách móc, oán giận chàng. Hơn thế, Thuý Kiều đã làm người đọc bất ngờ trong việc trả ơn. Ở địa vị cao sang của mình, Kiều đã dùng một chữ “mời” rất trọng vọng dành cho ân nhân của mình.

Trong lời nói, Kiều luôn nhắc tới “nghĩa”, “lòng” và những đạo lí tốt đẹp thuỷ chung. Trước sau với Kiều, Thúc Sinh vẫn là “cố nhân”, nàng trân trọng tấm lòng yêu thương và sự giúp đỡ của Thúc Sinh đã dành cho mình trong cơn hoạn nạn, “đâu dám phụ lòng”‘. Bởi dù sao Thúc Sinh cũng đã từng cứu nàng ra khỏi chốn lầu xanh, thoát sự hành hạ của Tú Bà độc ác và cho nàng những ngày tháng êm đềm của cuộc sống gia đình. Cách gọi của Kiều vối Thúc Sinh hết sức thân mật, gần gũi, tri ân: “người cũ, cô” nhân”. Với một người trọng nhân nghĩa như Kiều thì tấm chân tình của Thúc Sinh cũng có thể coi là “nghĩa trọng nghìn non”…

Mặc dù vì gắn bó với Thúc Sinh mà Thuý Kiều lại thêm một lần đau khổ với thân phận làm lẽ của kẻ tôi đòi, phải chịu bao đắng cay, tủi nhục dưới sự hành hạ của Hoạn Thư nhưng Kiều hiểu hơn ai hết hoàn cảnh “khó xử” của Thúc Sinh. Với người vợ đanh đá, chua ngoa, ghen tuông như Hoạn Thư, một người chồng vốn nhu nhược như Thúc Sinh cũng chẳng “sung sướng” gì khi “cô” tình” gắn bó với Kiều. Chính vì vậy, Kiều hiểu rằng dù có trả ơn bằng cách nào cũng không thể xứng với “ân sâu nghĩa nặng” của chàng. Thuý Kiều cũng chỉ biết dùng một lễ vật khá “hậu”: “Gấm trầm cuốn bạc nghìn cân” để báo đáp, khẳng định cái nghĩa đối với cố nhân trong những năm tháng ở Lâm Tri ấy. Trong đoạn này có sử dụng nhiều từ Hán Việt: “nghĩa nặng nghìn non”, “cố’ nhân”, “chữ tòng” làm cho lòi nói của Kiều thêm trang trọng. Ngôn ngữ ấy cùng với một giọng điệu ôn tồn là phù hợp vối chàng Thúc và thể hiện tấm lòng trân trọng của Thuý Kiều đôi với ơn nghĩa của ngươi chồng cũ.

Dù tri ân tấm lòng của Thúc Sinh, nhưng nhắc đến “vợ chàng”, Kiều vẫn tỏ thái độ gay gắt.

Bao nhiêu năm trôi qua, vết thương lòng của Kiều như vẫn chưa thể lành, bởi “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”. Dù đã qua rồi ngày tháng tủi nhục của kiếp tôi đòi nhưng làm sao Kiều có thể quên được những đau đớn về thể xác, nhục nhã về tâm hồn do cơn ghen thịnh nộ của Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ ỏ Kiều yêu ghét rất rạch ròi và nàng luôn nhận thức được ai là kẻ đã đẩy nàng vào nỗi đau đớn ê chề trong những tháng ngày vừa qua. Nếu như với Thúc Sinh, lời lẽ nhẹ nhàng, bày tỏ tri ân tri nghĩa thì khi nhắc đến Hoạn Thư, tâm trạng Kiều đã thay đổi hẳn, ngôn từ trở nên sắc sảo. Vối Kiều, Hoạn Thư là “quỷ quái tinh ma”, tất gặp báo oán “Kẻ cắp bà già gặp nhau”, không thể tha thứ, bỏ qua được.

Chỉ trong một đoạn văn ngắn, một khung cảnh, nói với một con người mà Thuý Kiều sử dụng hai loại ngôn ngữ, giọng điệu khác nhau: trang trọng, ôn tồn khi nói về Thúc Sinh và chì chiết khi nhắc đến Hoạn Thư. Điều đó cho thấy sự tinh tế, sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Du khi miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 108)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ sáu câu thơ tiếp theo:

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

… Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.

Đây là lời lẽ của Thuý Kiều đối thoại với Hoạn Thư. Hãy chú ý đến từ ngữ trong lời nói của Kiều, giọng điệu, các thủ pháp nghệ thuật… để có thể hiểu được thái độ của Kiều. Liên hệ kiến thức về tình cảnh khố đau của nàng Kiều do Hoạn Thư gây ra để lí giải cho thái độ đó.

b. Gợi ý trả lời

Đây là màn chính của phiên toà “xử án”. Trong khung cảnh oai nghiêm của buổi báo ân báo oán, Kiều xuất hiện với vai trò là một vị quan toà toàn quyền định đoạt. Giờ đây vị thế đã thay đổi: Kiều từ một kẻ tôi đòi đã trở thành mệnh phụ phu nhân quyền quý, còn Hoạn Thư – một tiểu thư con quan, một “chị cả” gớm ghê đã thành kẻ “tội phạm”. Từ sau lần đánh ghen đêm ấy, đến nay bao năm tháng?

Gặp lại Hoạn Thư lần này, trong tư thế của người “bề trên ra tay báo oán”, Kiều đã “chào thưa” bằng những lòi rất mỉa mai:

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Kiều vẫn giữ nguyên thái độ cung phụng, sợ sệt (thoắt trông thấy đã phải chào thưa) của một kẻ dưới đôi với bề trên và cách gọi rất trang trọng: tiểu thư. Nhưng đặt trong hoàn cảnh thực tế khi vị thế đã thay đổi thì lời lẽ, hành động ấy lại trở thành sự mỉa mai, khinh bỉ rất sâu cay. Từ giọng điệu rất “mát” ấy, Kiều đổi sang thái độ “ngợi khen” Hoạn Thư là ngươi đàn bà hiếm có xưa nay.

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Nhưng thực chất đó là lòi đay nghiến sắc sảo của Kiều. Các từ “mấy tay“, “mấy mặt“, “mấy gan” như mũi dao sắc lạnh hướng về phía Hoạn Thư. Bởi ở đời con ngưòi chỉ có một khuôn mặt, hai cánh tay và một lá gan, đừng tưởng có đến “ba đầu sáu tay” mà làm mưa làm gió, hành hạ người khác màCàng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều“. Kiều nhắc cho Hoạn Thư về một chân lí ở đời, trong một mối quan hệ nhân quả tất yếu: “kẻ gieo gió thì gặt bão”. Như vậy, một kẻ “Bề ngoài thơn thớt nói cười – Bên trong nham hiểm giết người không dao”, quỷ quyệt, gớm ghê như Hoạn Thư làm sao có thể tránh được những oan trái, báo ứng ở đời. Lời cảnh cáo ấy cũng thể hiện cách suy nghĩ rất đơn giản và niềm tin “nhân nào quả ấy” của Kiều vào chân lí ở đời: “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”.

Chỉ qua một vài câu đổĩ thoại, vài lời lẽ “phủ đầu” của Kiều với Hoạn Thư, người đọc thấy sự sắc sảo trong lời lẽ phán xét của Kiều, từ ngữ, giọng điệu thay đổi rất linh hoạt. Đó cũng là nét tinh tế trong bút pháp khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.

Xem thêm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Ngữ

Văn lớp 9 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 108)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Sau những lời lẽ cảnh cáo của Thuý Kiều, người đọc được chứng kiến một màn kịch rất “ranh ma” của Hoạn Thư. Với thân phận là một “thủ phạm” đã bị lôi ra trước pháp trường với những đao phủ đã “gươm tuốt nắp ra” sẵn sàng chờ lệnh, đối diện người phán xử chính là “kẻ tôi đòi” trước đây đã bị hành hạ, Hoạn Thư “hồn lạc phách xiêu”.

Đâu còn vẻ sắc sảo, đanh đá, cay nghiệt của bà “vợ cả”, tiểu thư thường ngày. Ngưòi đàn bà này tự biết tội trạng của mình, cảnh ngộ của mình lúc này khó tránh khỏi lưỡi gươm trừng phạt. Nhưng với bản chất khôn ngoan, sắc sảo, quỷ quyệt, “tiểu thư” họ Hoạn đã kịp trấn tĩnh lại, tìm cách biện hộ và gỡ tội cho mình. Hoạn Thư tính toán “liệu điều kêu ca” bằng lí lẽ có vẻ rất chặt chẽ và hợp lí.

Lí lẽ của Hoạn Thư nhằm xoá đi sự hận thù giữa Kiều và mình, đưa Kiều từ vị thế “đối địch” trở thành người cùng cảnh ngộ. Hoạn Thư không hề chối tội nhưng lại thanh minh cho hành động “ghen tuông” của mình là cái sự “thường tình”, là bản chất của “phận đàn bà” bằng viện dẫn lí lẽ về tâm lí chung của người phụ nữ: “Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”. Cách biện bạch nghe có vẻ “hợp lí” ấy khiến cho Hoạn Thư từ một tội nhân trở thành nạn nhân của chế độ đa thê trong xã hội phong kiến.

Hoạn Thư tiếp tục màn “bào chữa” của mình bằng việc gợi lại chút “tình xưa nghĩa cũ” giữa Kiều và cô ta:

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Cách gợi chuyện của Hoạn Thư khiến cho Kiều phải nhớ lại ngày cô trả lời để Kiều đến “giữ chùa, chép kinh”, không phải làm tì thiếp nữa và khi Kiều bỏ trốn khỏi mà họ Hoạn mang theo chút của cải nhưng Hoạn Thư đã bỏ qua. Hoạn Thư tỏ ra là một người đàn bà khôn ngoan, giảo hoạt bởi đã tìm được lí lẽ để tác động vào lòng biết ơn nhân nghĩa của Kiều. Nhưng chưa dừng ở đó, Hoạn Thư vẫn tiếp tục “tung ra” một “tuyệt chiêu”, đó là sự “ngoan ngoãn nhận tội”. Cô ta tự kết án chính mình là “Trót lòng gây việc chông gai” nhưng lại nhằm khơi gợi sự rộng lượng bao dung của “người xử án”. Như vậy cùng một lúc Hoạn Thư sử dụng rất nhiều “mánh khoé” tác động đến lòng thương người, sự nhân hậu, bao dung vốn có trong tâm hồn Kiều. Bởi cô ta hiểu hơn ai hết những tội ác đã gây ra và sự đau đớn, tủi nhục của Kiều và cũng biết chắc một điều rằng trước phiên toà của công lí thì không cách nào có thể trốn thoát được.

Có thể nói, qua lời lẽ, cử chỉ, giọng điệu của Hoạn Thư trong màn “báo ân báo oán” này một lần nữa người đọc được gặp một Hoạn Thư quỷ quái, giảo hoạt, tinh ma. Từ thân phận là một tội nhân Hoạn Thư đã tự bào chữa cho mình thành nạn nhân bằng những lí lẽ rất hợp lí, hợp tình.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 108)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn còn lại của đoạn trích và liên hệ phần gợi ý trả lòi của câu hỏi 3 để thấy được lời lẽ biện hộ của Hoạn Thư. Cũng cần phải vận dụng kiến thức về nhân vật Thuý Kiều trong cả tác phẩm để lí giải một cách thấu đáo cách giải quyết của Kiều ở đoạn trích này.

b. Gợi ý trả lời

Trước lời gỡ tội vừa có tình, vừa có lí của Hoận Thư, Kiều đã bị thuyết phục. Những lời cầu xin đúng mực, thái độ chân thành, dẫn những lí lẽ thường tình ở đời của Hoạn Thư, chính Kiều cũng phải khen: “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”. Có vẻ trước thái độ thành khẩn ấy Kiều đã dần nguôi ngoai sự oán hận về những đau đớn mà Hoạn Thư đã gây ra cho nàng. Trước giờ “tuyên án” Kiều cũng phải đắn đo, lựa chọn giữa hai cách giải quyết:

Tha ra thì cũng may đời

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

Và Kiều đã quyết định rất nhanh, không thể là một “người nhỏ nhen”, lấy oán trả oán nên Kiều đã tha tội cho Hoạn Thư. Một kết thúc quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người, trong đó có Hoạn Thư – một tội phạm đang chờ lời phán xét cuối cùng. Chắc chắn có nhiều người sẽ không đồng tình với quyết định này của Thuý Kiều. Họ cho rằng Kiều dễ tin người quá, dễ bị thuyết phục quá. Bao nhiêu đau đớn, tủi cực ê chề mà Hoạn Thư đâ gây ra cho Kiều chỉ với vài lời biện hộ và thái độ ăn năn giả tạo của cô ta lại có thể xoá sạch được ư? Nhưng nếu đặt trong lôgíc của truyện và đặc biệt là với tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du thì có thể nói đây là kết cục hợp lí. Nguyễn Du không thể để một nàng Kiều trung hậu, giàu lòng bao dung lại đưa ra một quyết định lạnh lùng là trừng phạt, hành hạ kẻ có tội. Chắc chắn với một trí tuệ thông minh, sắc sảo như Kiều không thể bị thuyết phục dễ dàng đến thế, và những lời lẽ của Hoạn Thư không thể “che mắt” được vị “quan toà” này. Song lòng nhân hậu vị tha của nàng đã chiến thắng. Đã từng phải nếm trải qua sự đau đớn, Kiều hiểu hơn ai hết về thân phận người phụ nữ. Vì thế thực sự Nguyễn Du đã phải dằn lòng mình để Thuý Kiều tha tội cho Hoạn Thư. Bởi chính tác giả đã có những lúc phải quặn lòng, nhói con tim khi chứng kiến cảnh Thuý Kiều – đứa con tinh thần yêu quý nhất của ông – phải trải qua hết sự hành hạ này đến sự đánh đập khác, có lúc bế tắc phải tìm đến cái chết. Tưởng như lúc này khi thân phận Kiều được đổi thay, với vị thế của mệnh phụ phu nhân, ngòi bút của ông sẽ được hả hê, tha hồ tung hoành với cuộc báo ân báo oán. Người đọc tưởng chừng sẽ được chứng kiến một cảnh báo oán với những trận đòn sấm sét và lòi kết án đanh thép. Nhưng với tinh thần nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du đã để cho Kiều xử sự đi ngược lại với lôgíc bình thường: tha tội cho chính kẻ gây nên bao đau đốn, nhục nhã cho nàng.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận