Thuế máu – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Thuế máu ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Nguyễn Ái Quốc (tên gọi của Hồ Chủ tịch những năm sống ở Pháp) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành (tên gọi thời thanh niên của Người) đã lên chiếc tàu của người Pháp để đi đến “các đất tự do, những tròi nô lệ”, tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của thực dân phong kiến. Người đã bôn ba ở rất nhiều quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Nguyễn Ái Quốc đã sống và hoạt động cách mạng ở Pháp. Người từng viết truyện, kí, phóng sự, báo bằng tiếng Pháp đăng trên báo “Người cùng khổ” và “Nhàn đạo

2. Tác phẩm

Năm 1924, tác phẩm “Bản án chế độ thực dàn Pháp ” ra đời đã tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dương và kêu gọi, thức tỉnh ý thức dân tộc và quyết tâm đứng lên chống giặc cứu nước. Đoạn trích trong SGK là chương 1 của tác phẩm.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 91)

a. Hướng dẫn tìm hiểu 

Đọc tên và nội dung của các phần trong chương 1. Sau đó nhận xét về mối liên hệ giữa nội dung và tên các phần có sự phù hợp hay không, có làm nổi bật nội dung chính của phần hay không?

b. Gợi ý trả lời

Cách đặt tên chương, tên phần đã tạo nên tính lô-gíc, sự chặt chẽ và hợp lí cho bố cục của chương. Đồng thời nó cũng giúp người đọc có thể tóm lược được nội dung chính của từng phần, làm nổi bật lên chủ đề chính của toàn chương: tố cáo bộ mặt thực dân Pháp, làm rõ bản chất dã man của thứ thuê mà thực dân đánh vào người dân thuộc địa: thuế máu.

Phần I: Chỉ rõ bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp bắt người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn cho bọn xâm lược ở các chiến trường và sau đó phải chấp nhận những tình cảnh rất thảm thương.

Phần II: Tác giả lên án, tố cáo cái gọi là “Chế độ lính tình nguyện” mà bọn thực dân tiến hành ở các nước thuộc địa.

Phần III: Nói về kết quả của sự hi sinh của người dân Đông Dương và vạch trần bản chất dã man của bọn thực dân thống trị.

Cả ba phần đều đưa ra những cứ liệu chính xác để minh chứng cho từng nội dung đó, góp phần tố cáo đanh thép sự dã man, tàn bạo của thực dân.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 91)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn thuộc phần I: “Chiến tranh và người bản xứ”. Chú ý những ngôn từ thể hiện thái độ của “nhà cầm quyền” đối vói những người dân thuộc địa. So sánh sự khác nhau ở hai thời điểm, cần chú ý đến những ngôn từ độc lập.

b. Gợi ý trả lời

Thái độ của quan cai trị thực dân đối với người dân bản xứ trước và sau chiến tranh có sự thay đổi đột ngột, khiến người ta không khỏi nghi ngờ. Trước cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) thì những thanh niên bản xứ chỉ là những “tên da đen bẩn thỉu”, “những tên An-nam-mít”. Trong mắt những kẻ tự cho mình là “những người văn minh” có sứ mệnh đi khai hoá các nước “lạc hậu” thì người dân thuộc địa chỉ biết làm nghề hầu hạ người khác (culi), thậm chí nhục nhã đến mức chỉ biết “ăn đòn của các quan cai trị nhà ta Nhưng “kì lạ” thay chỉ sau đó không lâu, khi chiến tranh nổ ra, thân phận của họ đã thay đổi hẳn. Bọn thực dân xảo quyệt dùng mọi thủ đoạn lừa bịp để biến những “kẻ bẩn thỉu” ấy thành ‘‘con yêu ”, “bạn hiền ” của các cai trị “phụ mẫu nhân hậu ”, của các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé. Sự đối lập trong thái độ đó được tác giả thể hiện ngay trong từng câu chữ, ngay những ngôn từ miệng chúng nói ra cũng đối nhau chan chát: Trước, bọn thực dân gọi họ bằng những từ miệt thị, mạt hạng nhất: “da đen bẩn thỉu”, “An-nam-mít ”, còn ngay sau đó lại là những từ thân yêu gần gũi nhất: “con yêu ”, “bạn hiền Thậm chí “hạnh phúc nhất” là được chính quốc phong cho vinh dự chót vót: “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do Thật là không thể tưởng tượng được thái độ của quan cai trị lại thay đổi nhanh đến thế. Nhưng dù biện pháp, thái độ có thay đổi đi chăng nữa thì cũng chỉ là hình thức bề ngoài còn bản chất của chúng vẫn còn nguyên vẹn. Đó là sự bịp bợm, xảo trá, dã man khi bắt người bản xứ phải làm bia đỡ đạn cho chúng. Như vậy, thân phận họ có gì thay đổi: trước đây là kẻ nô lệ, phục dịch cho các quan cai trị thì sau khi chiến tranh bùng nổ cũng chỉ là “vật thế mạng” mà thôi.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 91)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn “Chế độ lính tình nguyện” và các chú thích của SGK trang 90, 91 để hiểu nội dung và các từ khó. Chú ý đến từ ngữ tác giả sử dụng để miêu tả về chế độ đó: lùng ráp, bắt, nhốt, vật liệu…
Hướng dẫn tìm hiểu

b. Gợi ý trả lời

Hình ảnh những tên thực dân quỷ quyệt, ghê tởm đã bị tác giả vạch trần và lên án qua cảnh bắt lính. Vối cách đưa dẫn chứng rất khéo léo và khách quan tác giả đã chỉ ra thủ đoạn bóc lột của thực dân bằng “mọi thứ thuế khoá, sưu sai, tạp dịch”, Người dân Đông Dương bị cưỡng bức mua những thứ đầu độc (rượu và thuốc phiện) với giá cắt cổ trong khi cơm chẳng đủ ăn. Nhưng thế vẫn chưa đủ. Ngòi bút của tác giả càng lúc càng sắc sảo khi miêu tả cách bắt dân Đông Dương đi làm lính chiến đấu ở các chiến trường hoang vu. Chúng bất chấp mọi thủ đoạn, mọi biện pháp tàn bạo, ghê tởm nhất, cốt sao gom đủ số người cho những cuộc chiến tranh vô nghĩa. Những cuộc vây ráp lớn diễn ra trên toàn cõi Đông Dương và không trừ bất cứ một thành phần nào. Hàng vạn người đã bị bắt đều bị nhốt vào các trại lính, từ những người nghèo khổ thì đành phải chấp nhận, còn những kẻ nhà giàu cũng không thể thoát được nếu như chưa “xì tiền ra”. Bỉ ổi nhất là chúng còn dùng đến biện pháp bắt bớ, hành hạ cả người thân của họ. Thì ra, đằng sau hai chữ “tình nguyện” đầy mỉa mai ấy là những thủ đoạn, những biện pháp cưỡng bức của bọn thực dân cai trị khiến cho người dân chỉ còn biết chọn một trong hai con đường: đi lính hay là chết.

Bằng một loạt dẫn chứng, tác giả đã vạch trần luận điệu bịp bợm của bọn quan cai trị. Chúng ra sức rêu rao là người dân Đông Dương tình nguyện đón nhận “hạnh phúc và vinh dự” ấy. Nhưng thực tình thì họ tìm mọi cách để trốn tránh, thậm chí chấp nhận cả những biện pháp tự hành hạ mình rất đau đớn. Một loạt câu hỏi được tác giả đặt ra liên tiếp như những lòi chất vấn đanh thép nhằm thẳng vào kẻ thù, và những trò lừa bịp của chúng đến đây không thể che giấu được nữa.

Đoạn văn đã thể hiện sự sắc sảo, đanh thép trong ngòi bút châm biếm của tác giả. Bằng nghệ thuật tương phản, cách nhắc lại các từ ngữ được phát ngôn từ chính miệng những kẻ thực dân (thường để trong ngoặc kép) tác giả đã vạch trần bản chất xảo quyệt, trơ tráo, tàn bạo trong những thủ đoạn bắt lính. Càng đọc, ta càng thấy ghê tởm cái chế đô gọi là “đi lính tình nguyện” ấy bởi nó đã khiến bao thanh niên Đông Dương phải bỏ xác nơi chiến trường xa xôi, chết mà vẫn không biết ‘mình chết vì cái gì.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 92)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn trong phần III: “Kết quả của sự hi sinh ” và các chú thích để hiểu nội dung, các từ khó trong đoạn văn. Bằng phương pháp liệt kê, hãy tìm ra những chi tiết mà tác giả đã viết về kết quả sự hi sinh của những người lính An Nam.

b. Gợi ý trả lời

Đến đoạn văn này thì bản chất của bọn thực dân đã bị vạch trần một cách đầy đủ nhất, không còn gì có thể che giấu được nữa. Ngòi bút của tác giả không ngần ngại chỉ ra số phận thảm thương của những người lính “cao quý” sau khi đã bị nhà cầm quyền bóc lột hết thuế máu. Kết quả của sự hi sinh xương máu (người thì mất mạng, người thì bỏ lại chiến trường một phần thân thể) là một con số không, thậm chí còn tàn tạ, nhục nhã hơn. Một sự đối lập được tác giả vạch trần. Trước đây, khi cần đến họ thì bọn quan cai trị nịnh bợ, tâng bốc họ bằng những lời lẽ hoa mĩ ‘‘con yêu”, ‘‘bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí”… Còn khi chiến tranh kết thúc thì ngay lập tức họ bị “đối xử như súc vật”, bị đuổi đi một cách trắng trợn: “Cút đi!”, thực ra, điều này cũng không có gì khó hiểu. Bởi trước sau, bọn thực dân vẫn chỉ coi họ là “thứ vật liệu biết nói ” khi không còn tác dụng nữa thì bị quăng ra ngoài đường một cách không thương tiếc.

Nhưng vẫn chưa dừng ở đó, với bản chất xảo quyệt, chúng đã cố “vớt vát” hòng tiếp tục lừa bịp người dân Đông Dương khi “quan tâm” đến người thân của các cựu binh bằng những món quà “nhơ nhớp”. Bởi chính món quà mà nhà cầm quyền ban tặng cho vợ con, gia đình họ, trả ơn vì sự hi sinh xương máu lại là thứ đầu độc chết người: thuốc phiện. Tác giả rất có lí và công bằng khi kết án đó là một tội lỗi dã man đối với nhân loại bởi cái “ân huệ” đó đã gieo rắc tai hoạ cho bao thế hệ. Người đọc thấy chua chát, xót xa khi nhận ra đằng sau sự hi sinh của “những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do ” ấy không gì ngoài sự tàn bạo về thể xác và tinh thần. Sau những trận chiến đấu phục vụ cuộc chiến tranh vô nghĩa của bọn đế quốc họ lại trở về với thân phận của mình là “những tên da đen bẩn thỉu

Bằng hàng loạt chứng cứ hết sức xác thực, cụ thể, liên tiếp những câu hỏi như chất vấn, tác giả đã bóc trần tất cả bản chất tráo trở, dã man của bọn thực dân “ăn cướp”. Chúng không chỉ vơ vét của cải mà còn bóc lột cả xương máu của người dân các nước thuộc địa ở Đông Dương. Tội ác man rợ ấy không thể không lên án!

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 92)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa trên những phần trả lời cho các câu hỏi trên và đọc lại tiêu đề của các phần để tóm lược nội dung chính của chương trình này. Đồng thời nhớ lại nội dung của từng phần để thấy tác giả đã bám theo trình tự nào để triển khai nội dung. Nghệ thuật châm biếm, đả kích trước hết thể hiện qua các yếu tố: ngôn ngữ, giọng điệu… Chính vì thế, cần căn cứ vào từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để nêu bật lên nghệ thuật của đoạn trích.

b. Gợi ý trả lời

Chương 1 được cấu trúc làm ba phần. Mỗi phần đều nói về một nội dung cụ thể, được triển khai theo trình tự sau:

  • Thái độ của quan cai trị đối với người dân Đông Dương trước và sau khi chiến tranh nổ ra.
  • Tiếp đó là cảnh bắt bớ lính để phục vụ cho chiến tranh.
  • Sau cùng là thân phận của những người lính sau khi đã hi sinh xương máu của mình cho các cuộc chiến đó.

Nhưng tất cả đều nhằm nêu bật bản chất bịp bợm, xảo trá và dã man của bọn thực dân. Trình tự sắp xếp ấy của tác giả đã đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, càng ngày càng nhìn thấy rõ hơn bộ mặt ghê tởm của thực dân và tay sai của chúng. Sự lừa bịp của bọn thống trị đã bị vạch trần một cách chân thực và không thương tiếc bởi chính sự mâu thuẫn giữa những lời tuyên bố to tát và hoa mĩ với những việc mà chúng đã làm. Người bản xứ thực chất đã phải chấp nhận một cái chết thê thảm trong những cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” mà họ đâu có tình nguyện, sẵn lòng như bọn thực dân đã rêu rao. Họ đã bị cưỡng bức phải đi lính và sau chiến tranh họ lại trở về với vị trí hèn mọn, bị ngược đãi, bị đối xử như súc vật. Như vậy, kết quả sự hi sinh xương máu của họ là một con số không.

Tác giả đã dùng giọng văn châm biếm, mỉa mai hết sức sâu cay, dùng các hình ảnh so sánh (cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm…), qua những từ ngữ mỉa mai để vạch trần sự lừa bịp, tráo trở của bọn quan lại thực dân. Bằng những tư liệu hết sức khách quan (một bạn đồng nghiệp nói, hay một bản bố cáo của toàn quyền Đông Dương)… cùng với tình hình thực tế ở các nước châu Phi, châu Âu, châu Á… Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày số phận thảm thương của người dân Đông Dương và bản chất dã man, xảo quyệt đến ghê tởm của bọn thực dân cai trị. Tất cả như một bản cáo trạng đanh thép về tội ác tày trời của chế độ thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 92)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại từng phần của chương 1 để tìm ra những yếu tố thể hiện tính biểu cảm: ngôn từ, hình ảnh, cách tạo câu văn… Từ đó, cho biết tác giả muốn thể hiện tình cảm, tâm trạng gì qua những yếu tố đó.

b. Gợi ý trả lời

“Bản án chế độ thực dân Pháp ” và đoạn trích được học trước hết là một văn bản chính luận, nhưng rất giàu tính biểu cảm.

Yếu tố biểu cảm thể hiện ngay trong thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích kẻ thù. Để tạo ra giọng điệu đó, tác giả đã sử dụng một cách tài tình và hiệu quả các từ ngữ có tính chất đối lập sâu sắc với thực tế mà họ miêu tả. Chiến tranh hết sức tàn khốc vì được gọi là “chiến tranh vui tươi ”, cảnh chết chìm tàu thảm thương vì tàu bị trúng ngư lôi được gọi là “cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi ”, những bãi chiến trường hoang vu cũng thành “thơ mộng ”, những tên quan cai trị khét tiếng tàn ác được gọi là “quan phụ mẫu nhân hậu”:.. Chính những từ ngữ đó tự nó cũng đã thể hiện rất rõ giọng điệu mỉa mai, đả kích hết sức sâu cay, sắc sảo của tác giả.

Tính biểu cảm của tác phẩm có khi lại biểu hiện ở những từ mang tính khẩu ngữ: đùng một cái, đấy, ấy thế mà. Những từ đó được đặt ngay sau những lời lẽ ba hoa, lừa bịp của những tên quan lại thực dân đã làm cho chúng bị hạ nhục một cách đau đớn.

Trong đoạn trích, đặc biệt là ở phần III có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên tiếp: “Để ghi nhớ công lao… đó sao’?”, “Chang phải… đó sao?” diễn tả tâm trạng bức bối và căm giận của Nguyễn Ái Quốc trước sự đối xử tráo trở, tàn nhẫn và vô nhân đạo của bọn thực dân cai trị đối với sự hi sinh của người dân Đông Dương. Khi vạch trần đến tận cùng sự thật ghê tởm về bản chất của bọn thông trị, tác giả đã không giữ được sự khách quan của người đứng ngoài để phản ánh, ghi chép nữa mà đã trực tiếp bộc lộ thái độ của mình bằng những câu khẳng định rất dứt khoát: “Chúng tôi chắc rằng thương binh và quả phụ chiến tranh sẽ đá văng món quà nhơ nhớp ấy và nhổ vào mặt kẻ tặng quà “Chúng tôi cũng tin chắc rằng… Đó cũng là cách để tác giả thể hiện lập trường vững chắc của mình trong việc tố cáo, lên án tội ác dã man của chế độ cai trị thực dân đối với người dân các nước thuộc địa.

Yếu tố biểu cảm đã làm cho bài văn có sức tố cáo và thức tỉnh mạnh mẽ, thuyết phục không chỉ đối với công chúng các nước thuộc địa mà ngay cả những người dân ở nước Pháp và các đế quốc cũng không thê làm ngơ trước tội ác của thực dân đối với nhân dân các nước Đông Dương.

Xem thêm Hội thoại – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Tác phẩm mang tính chiến đấu mãnh liệt. Nó mở ra thời đại văn học chống chủ nghĩa thực dân. Trong tác phẩm, tác giả phê phán kịch liệt những “bài diễn thuyết” vàng “những cây bút đạo đức”, “những ngài chuyên nghề khoác lác” nói về thuộc địa. Chủ nghĩa thực dân đã đào tạo được hàng loạt bồi bút hạng bét chuyên nghề ca ngợi bọn thực dân “khai hoá ”, ca ngợi việc chinh phục thuộc địa như “một sứ mệnh văn minh và nhân đạo”, phỉ báng, xuyên tạc những dân tộc bị áp bức chỉ là “giống người hèn hạ ”, “Chúa sinh ra đê đời đời làm nô lệ Đó là một thứ sản phẩm bẩn thỉu bậc nhất của chủ nghĩa đế quốc. Hàng trăm tác phẩm, nào hồi kí, nào thơ, nào tiểu thuyết, nào lịch sử, đã nói lên những điều vô liêm sỉ ấy. Một bọn nhà văn như Clôt pha-re (Claude Franere) muôn xây dựng những “bản anh hùng ca” đẫm máu của chiến tranh xâm lược thuộc địa […].

Năm 1925, “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Hồ Chí Minh đánh dấu bước ngoặt quyết định của văn học chông chủ nghĩa thực dân. “Văn học thuộc địa” bị một đòn đích đáng. Những ảo tưởng tiểu tư sản về “sự thâm nhập hoà bình và thân ái” vào các nước thuộc địa tiêu tan. “Bản án chê độ thực dân Pháp ” vạch cho mọi người thấy một thế giới hiện thực vô cùng tàn bạo. Từng bước, tác phẩm lật’ cái màn dối trá và hoa mĩ, phơi bày một cách bình tĩnh, khoa học, chính xác những sự việc, những tài liệu chân thực của toàn bộ chế độ thực dân, lột trần bản chất thối tha của nó. Tất cả bọn thực dân gớm ghiếc, từ tên tổng trưởng thuộc địa, đến những tên toàn quyền, thống sứ, viên chức thực dân… lần lượt diên trên sân khấu, đóng đủ mọi vai trò: khi là một con quỷ ghê gớm, khi là một thằng hề đáng khinh bỉ, khi là một kẻ đạo đức giả, một tên hung bạo, đứa côn đồ… Tóm lại, cái “tâm hồn thực dân” biểu hiện dưới con mắt nhân loại, cụ thể, chính xác, rất thực với bản chất của nó […].

“Bản án chế độ thực dẫn Pháp ” là một tác phẩm văn học mang tính khoa học chính xác, đanh thép, khách quan. Đó là những tài liêu lấy trong hồ sơ của bọn’ thống trị, đó là những con số, những bản thống kê, những sự việc được báo chí tư bản thú nhận. Tóm lại, bằng chứng cụ thế, chỉ rõ tên tuổi bọn “khai hoá” đầu sỏ trong lịch sử nhục nhã của chế độ thực dân Pháp, với niên hiệu rành rọt, nơi chốn rõ ràng, tác giả đã phân tích, tổng hợp những tài liệu, rút ra những kết luận khái quát, tạo thành một “bản án” kết tội hùng hồn và kịch liệt.

Bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, tác giả “Bản án… ” vẽ nên một bức tranh địa ngục đầy rẫy những cảnh bất nhân, bất nghĩa, những cảnh bất công phi lí, đầy phẫn nộ, những bức hoạ vẽ bằng máu và nước mắt của người dân mất nước. Những tên thực dân khát máu chỉ biết có đốt phá, chém giết, đầu độc, vơ vét. Gần suốt tác phẩm, ta nghe thấy những tiếng hò hét man rợ của chúng, tiếng roi vọt tàn nhẫn, tiếng bom đạn. Tác giả gọi những tên thực dân ấy là “bọn côn đồ”, “bọn gian phi”, “những tên bạo ngược”, “bọn chó má”, “quân ngu xuẩn và đểu cáng”, “được điểm trang bằng những cái huy chương mục nát: Bác ái, Bình đẳng

Hiểu rõ giai cấp công nhân, Bác Hồ biết tất cả nỗi khổ cực và sức mạnh của họ, những người duy nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Xuất thân từ một gia đình yêu nước, Bác thông cảm sâu sắc với nồng dân. Hình ảnh người nông dân thuộc địa chiếm vai trò lớn trong tác phẩm “Bản án… ” […]. Đề bạt người nông dân như một người bạn chiến đấu dũng cảm của giai cấp công nhân, đó là một sáng tạo trong văn học lúc bấy giò. Qua hình tượng người nông dân trong tác phẩm, Hồ Chủ tịch chỉ  rõ rằng vấn đề thuộc địa thực chất là vấn đề nông dân.

Nói đến họ, lời văn Bản án… bao giờ cũng đầm ấm, thiết tha, Bác hiểu tấm lòng thương yêu quê hương đất nước của họ. Đàn cừu, mảnh vườn đối với họ là những gì thân thiết nhất: “Họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bải chiến trường châu Âu Dù có sống sót, họ cũng chỉ là “tấm thân tàn ma dại ” trở về sống kiếp trâu ngựa dưới cái chế độ “không hề biết gì đến chính nghĩa và công lí

(Theo Đỗ Đức Hiểu, Tạp chí Văn học, số 4 – 1971)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận