Thiên nhiên trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

Đang tải...

Thiên nhiên trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

Đề 7. Thiên nhiên trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.

Bài làm

Bác Hồ là một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc có tâm hồn của một thi sĩ rất mực tài hoa. Vì vậy khi bị bắt vào tù, Người mới có điều kiện mở lòng đón nhận những vẻ đẹp của thiên nhiên. Bởi thế mà trong Nhật ký trong tù bên cạnh những bài thơ thể hiện tinh thần “thép” trực tiếp của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh vĩ đại, còn có những bài viết về thiên nhiên rất đặc sắc.

Các nhà thơ cổ điển Trung Quốc cũng như Việt Nam xưa nay vẫn luôn lấy thiên nhiên làm nguồn thi hứng cơ bản của thi ca. Qua những bức tranh phong cảnh, tác giả muốn bộc lộ cảm hứng về đất nước con người, biểu hiện ít nhiều tình cảm chủ quan của người viết. (Một cách tiếp xúc với phong cảnh, một cách nhận thức, một cách nhìn và mối quan hệ giữa tâm hồn con người với cảnh vật). Cho nên đằng sau những bài thơ tả cảnh khách quan, thiên nhiên trong thơ Bác cũng nằm trong quy luật khách quan đó, ta thường bắt gặp một con người. Tuy nhiên đi sâu tìm hiểu, chúng ta thấy thơ Bác vừa có cái chung, vừa có nét riêng đặc sắc. Thiên nhiên trong Nhật ký trong tù rất phong phú, đa dạng, mỗi bài thơ là một bức tranh nên thơ nền hoa, có những cảnh đẹp lộng lẫy thể hiện rõ khát vọng tự do, khát vọng lãng mạn của Bác. Thiên nhiên trong thơ Bác phong phú, đa dạng, đẹp đẽ nên thơ.

Trong số một trăm ba mươi bài thơ của Nhật ký trong tù đã có trên dưới vài chục bài thơ tả cảnh. Ngay ở những bài thơ, Bác không chú tâm tả cảnh, ta vẫn bắt gặp rất nhiều hình ảnh thiên nhiên. Nhìn chung hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác có nội dung phong phú và có sự biểu hiện đa dạng, sinh động, đẹp đẽ và hấp dẫn.

Bác Hồ chiêm ngưỡng thiên nhiên trong mọi thời khắc, có cảnh nắng, cảnh mưa, cảnh sớm, cảnh trưa, cảnh chiều, cảnh tối. Có những cảnh mang vẻ đẹp lộng lẫy “Sông núi muôn trùng trải gấm phơi”, có những cảnh mang vẻ đẹp bình dị, kín đáo thơ mộng. Đó là cảnh hoàng hôn với những âm thanh quen thuộc và cổ kính đầy gợi cảm:

Chùa xa chuông giục người

Những bước Trẻ dắt trâu về tiếng sảo bay.

(Những câu thơ phảng phất giọng thơ Bà Huyện Thanh Quan)

Cảnh thiên nhiên trong bài Mới ra tù, tập leo núi cũng thật đẹp nên thơ, vừa hùng vĩ, vừa êm ả sáng trong. “Núi ấp ôm mây, mây ấp núi”. Không thể nào phân tích hết những câu thơ thể hiện cái đẹp tinh tế của thiên nhiên trong Nhật ký trong tù.

Như vậy, nét đặc sắc dễ thấy về hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác là ngay trong chốn đọa đày, tù tội, xiềng xích, đói rét, ốm đau, đâu phải là hoàn cảnh thuận tiện cho cảm hứng thiên nhiên nảy sinh. Ấy vậy mà độc giả chúng ta vẫn được thưởng thức biết bao hình ảnh thiên nhiên nên thơ, nên học được Bác viết bằng một cảm hứng say đắm, dạt dào. Bởi lẽ:

Nói đến thiên nhiên là nói đến khát vọng tự do, khát vọng lãng mạn. Những bài thơ nói về thiên nhiên của Bác là biểu thị một thái độ muốn vượt lên trên cái hiện thực bị giam cầm tù đày, đau khổ:

Mặc dù bị trói chân tay

Chùm ca rộn núi hương bay ngát rừng

Vui say ai cấn ta đừng

Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu

Dẫu trói chân tay đến ngặt nghèo,

Khắp rừng hương ngát với chim kêu;

Tự do thưởng ngoạn, ai ngăn được,

Cò quạnh đường xa, vợi ít nhiều

Với quan niệm đó, tâm hồn Bác thường hướng đến những hình tượng thiên nhiên đẹp như tiếng chim hót, bông hoa ngát hương và đặc biệt có ý nghĩa là hình tượng vầng trăng và mặt trời.

Trước hết là hình ảnh vầng trăng. Xưa nay, trăng thường tượng trưng cho ước mơ, niềm vui, hạnh phúc thanh bình, cho khát vọng tự do. Vì thế “Thơ Bác đầy trăng” (Hoài Thanh). Ớ trong tù “không được tự do thưởng nguyệt”, thì Bác đã để cho tâm hồn mình “bay theo vời vợi mảnh trăng thu” (Trung thu).

Sống trong cảnh chân bị cùm, tay bị xích, nhưng Bác vẫn hiện lên trong tư thế của một thi nhân. Bài Ngắm trăng đã diễn tả khá chân thực và cảm động điều đó. Hiện thực nhà tù khô khan; không rượu cũng không hoa vẫn không thể ngăn cản nổi tâm hồn xốn xang dạt dào cảm xúc của Bác khi vầng trăng đẹp xuất hiện.

Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Và thế là bất chấp song sắt nhà tù tàn bạo, Người đã hướng tới vầng trăng trong một niềm cảm thông kỳ lạ.

Người ngắm trăng soi…

Trăng nhòm khe cửa…

Qua hình ảnh thơ, chúng ta không còn thấy nhà tù đâu nữa mà chi thấy nổi bật lên trên trang thơ là hình ảnh một vầng trăng lung linh tỏa sáng và một thi nhân ung dung thư thái với tâm hồn đắm say với trăng. Đằng sau cái phong thái ngắm trăng ung dung ấy là cả một bản lĩnh thép phi thường của Bác Hồ kính yêu. Đó cũng là một sự tự vượt ngục về tinh thần “Thật kỳ diệu của người chiến sĩ cộng sản kiên cường”.

Thơ của Bác không chỉ là thơ của một thi sĩ tài hoa mà còn là thơ của một chiến sĩ cách mạng nắm vững quy luật vận động của cuộc sống, lịch sử. Vì vậy, cùng với hình ảnh vầng trăng, thơ Bác cũng rất nhiều hình ảnh mặt trời (Mặt trời luôn luôn ủng đỏ trong thơ Bác xua tan bóng tối âm u, đưa lại một bình minh tươi sáng). Bởi mặt trời là nguồn sinh khí trong cảnh tù đày, tăm tối, mặt trời cũng tượng trưng cho tương lai tươi đẹp của cách mạng và cuộc đời chúng:

Đầu tường sớm sớm vầng dương mọc Đầu non sớm sớm vầng dương mọc Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng

“Trời hửng” là một bức tranh thiên nhiên sinh động, dưới ánh nắng, đất trời hiện lên như một “bức thảm thêu bằng chữ bạc chữ vàng trên nền gấm đỏ” – Đặng Thai Mai. Đó là thiên nhiên được cảm nhận bởi một trái tim phơi phới lạc quan. Có thể nói chưa bao giờ có nhiều hình ảnh bình minh như trong Nhật ký trong tù, cảnh nào cũng rực rỡ tràn ngập ánh sáng và sức sống, được diễn tả bằng một ngòi bút khoáng đạt hào hùng và mãnh liệt. Giữa đêm đen của ngục tối Hồ Chí Minh nhận ra ánh sáng bình minh bừng lên phía chân trời:

Trong ngục giờ đây còn tối mịt

Anh hồng trước mặt đã bừng soi

Đó là cảnh bình minh của đất trời, nhưng cũng là biểu tượng bình minh của thời đại. Những điều đã trình bày trên cho thấy Bác Hồ thực sự có một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm với cái đẹp của thiên nhiên, và tâm hồn Người đang mở ra với thiên nhiên. Đã thế ngòi bút của Bác lại tài hoa tinh tế nên mới có thể viết nên được những câu thơ vừa giản dị vừa đầy thiên nhiên như vậy.

Trong thơ Bác, con người gắn bó hài hòa với thiên nhiên, là tri âm tri kỷ của nhau. Trăng đối với Bác như người bạn đã dành cả đến những cánh hoa hồng kia nữa cũng như thấu hiểu lòng nhà thơ nên đã nhờ làn hương của mình bay vào nhà giam để chia sẻ nỗi niềm với người tù bằng một mối cảm thông sâu sắc đến kỳ lạ (Vãn cảnh).

Có khi thiên nhiên đã trở thành nơi bộc lộ tâm tình của thi nhân: “Vân ủng trùng sơn… như trần” mây núi hòa quyện vào nhau phải chàng còn nói tình cảm thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa bạn bè, đồng chí? Và lòng sông sạch như gương ấy chính là tấm lòng trong trẻo không chút bụi nào làm được  của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc?

Cổ điển và hiện đại vốn là nét phong cách nổi bật trong thơ trữ tình của Bác. Nét phong cách ấy được thể hiện đầy đủ nhất trong đề tài thiên nhiên.

. Màu sắc cổ điển trong thơ thường được biểu hiện ở việc hay tìm cảm hứng về thiên nhiên, nhất là trăng, thường viết về đề tài “đăng sơn ức “. Điểm nhìn trong thơ thường từ chỗ cao, xa, bao quát cả không gian cao rộng, trời mây non nước. Bút pháp cổ điển không tả kỹ chỉ phác họa một vài nét nhằm làm nổi bật lên cái hồn của cảnh. Và nhân vật trữ tình trong thơ thường hiện lên với phong thái ung dung nhàn tản giữa cảnh non nước bao la như một nhà hiền triết xưa (Bài thơ Ngắm trăng, Mới ra tù, tập leo núi, Vọng nguyệt, Chiều tối… của Bác là những bài thơ tiêu biểu nhất cho phương diện này).

Thơ Bác rất cổ điển mà cũng rất hiện đại. (Hiện đại vì có nội dung cách mạng, tư thế, cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của người cách mạng trong thời đại mới). Nếu như thiên nhiên trong thơ xưa, con người thường hòa tan hoặc chìm trong cảnh, thì ở thơ Bác, con người là trung tâm, ánh sáng, linh hồn của cảnh. Và cảnh ở đây rất sống động, luôn luôn vận động khỏe khoắn hướng về phía ánh sáng và tương lai, không tĩnh lặng như thơ xưa, vì nó được sức sống con người phả vào, và được nhìn thấy bằng “đôi mắt” lạc quan cách mạng nên rất vui.

Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng

Trời ấm hoa cười chào gió nhẹ.

Cây cao chim hót rộn cành tươi Người cùng vạn vật đều phơi phới Hết khổ là vui vốn lẽ đời Bồi hồi độc bộ tây phong lĩnh

Tìm hiểu những bài thơ viết về thiên nhiên của Bác, chúng ta thấy nhân vật trữ tình không chỉ xuất hiện với tư cách là một thi sĩ mà còn hiện lên với tấm lòng của một nhà nhân đạo luôn yêu thương, gắn bó, quan tâm đến con người và cuộc sống. Đi qua một vùng được mùa, Bác đã hòa niềm vui với cái vui của nhân dân. Nhưng khi trông thấy nhân dân mất mùa, cánh đồng khô hạn thì Bác đã buồn nỗi buồn của nhân dân. (Từ Long An đến Đồng Chính). Có thể nói ở nhiều bài thơ, cảm quan thiên nhiên của Bác cũng là cảm quan nhân đạo.

Thơ của Bác rất lãng mạn mà cũng rất hiện thực. Và Nhật ký trong tù trước hết là một tập thơ ghi lại những sinh hoạt của người tù trong nhiều cảnh ngộ thật cay đắng trớ trêu. Vì thế thiên nhiên không phải bao giờ cũng đẹp đẽ nên thơ, cũng có khi nó trở thành thiên tai đầy đọa hành hạ con người. Lúc này hình ảnh thiên nhiên được mô tả hết sức chân thực. Bác ghi lại nhiều đêm lạnh, không ngủ được khiến cho đêm như dài thêm ra; Hoặc phải chuyển lao trong cảnh “Rát mặt đêm thu trận gió hàn” hoặc “Gió sắc tựa gươm mài đá núi – Rét như dùi nhọn chích cành cây” hay “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Và những hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt ấy chính là những thử thách khốc liệt mà con người phải vượt qua và con người đã chiến thắng:

Núi cao lên đến… nước non.

Thiên nhiên trong Nhật ký trong tù rất chân thực, đa dạng nhiều màu sắc. Thiên nhiên ở đây đã được nhân hóa tượng trưng hóa để trở thành phương tiện biểu hiện tình cảm phong phú của con người. Tình cảm thiên nhiên của Bác thấm nhuần cảm quan xã hội, khác hẳn với thơ xưa, chỉ nói đến thiên nhiên thuần túy. Đây chính là nét đặc sắc của thơ Bác nói chung, thơ thiên nhiên của Bác nói riêng.

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận