Thảo luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử – Ngữ Văn 6 mới

Đang tải...

BÀI 5 – VĂN BẢN THÔNG TIN

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Trong phần này, sách Cánh Diều Ngữ Văn 6 mới sẽ hướng dẫn các em soạn phần Nói và nghe bài 5 về trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

1. Định hướng

a, Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử là hoạt động giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của sự kiện đó và ảnh hưởng của nó với cuộc sống ngày nay.

b, Khi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, các em cần chú ý:

– Lựa chọn và xác định sự kiện lịch sử cần trao đổi, thảo luận. Chẳng hạn, có thể trao đối, thảo luận về ý nghĩa của một trong số sự kiện được nhắc đến ở các văn bản đọc hiểu đã học.

– Lập dàn ý cho bài trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử đã chọn.

– Tương tác tốt trong khi trao đổi, thảo luận.

Dưới đây là một gợi ý về quy trình trao đổi, thảo luận:

(1) Nêu khái quát về sự kiện

(2) Thuật lại ngắn gọn sự kiện

(3) Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện

2. Thực hành

Bài tập: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Vìệt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm.

a, Chuẩn bị

– Lựa chọn sự kiện lịch sử cần trao đổi, thảo luận.

– Thu thập và lựa chọn các thông tin về sự kiện, những ý kiến đánh giá về ý nghĩa của sự kiện đó từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet,…

– Lựa chọn phương tiện hỗ trợ trao đổi, thảo luận (giấy, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ,…).

b, Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi như:

+ Đó là sự kiện nào? Xảy ra khi nào? Ở đâu? Liên quan đến những ai? Diễn ra theo trình tự như thế nào? Đâu là các sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc của sự kiện?

+ Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào vào thời điểm mà nó xảy ra và với cuộc sống của chúng ta ngày nay?

– Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được ở trên, lựa chọn và sắp xếp lại theo ba phần của bài nói.

+ Mở bài: Nêu tên sự kiện và ý nghĩa khái quát của sự kiện.

+ Thân bài:

  • Thuật lại ngắn gọn diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.
  • Nêu ý nghĩa của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra và ảnh hưởng của sự kiện đối với cuộc sống ngày nay. Lưu ý: Đây là nội dung chính của buổi thảo luận. Trong phần này, người nói có thể đưa ra đánh giá chung của mọi người hoặc ý kiến riêng của bản thân.

+ Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của sự kiện.

c, Nói và nghe

– Người nói dựa vào dàn ý đã làm để trình bày ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.

– Cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện:

+ Người nói nêu diễn biến và ý nghĩa của sự kiện theo dàn ý đã lập được; sử dụng các phương tiện hỗ trợ (nếu có).

+ Người nghe theo dõi, nắm bắt được diễn biến và ý nghĩa của sự kiện.

+ Người nói và người nghe trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện bằng cách nêu ra các quan điểm hoặc câu hỏi của bản thân. Có thái độ phù hợp khi trao đổi.

– Kết thúc: Khẳng định lại ý nghĩa của sự kiện.

d, Kiểm tra và chỉnh sửa

– Người nói:

+ Nội dung bài nói đã đầy đủ chưa (diễn biến và ý nghĩa của sự kiện)?

+ Cách trình bày có rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ và các phương tiện hỗ trợ khác có phù hợp không?

– Người nghe:

+ Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin (diễn biến và ý nghĩa của sự kiện) mà người nói cung cấp.

+ Tập trung chú ý theo dõi người nói; nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ,…

>> Xem thêm: Viết bài văn thuyết minh – Bài 5 – Ngữ Văn 6 bộ Cánh Diều

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận