Thái sư Trần Thủ Độ – tuần 20 – tiếng việt 5

Đang tải...

Thái sư Trần Thủ Độ

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

ch / tr: trần, trăm, trách, trẻ, trầm ngâm, quở trách, chú, cho phép, chức, chặt, chân, chỗ, chết, vào chầu, chuyên quyền, chuyện;

x / s: xin, xã tắc, tâu xằng, thái sư, ra sao;

–  l / n: là, lập nên, lại, lần, Linh Từ Quốc Mẫu, lụa, công lớn, lấy làm lo lắm, nước, nói, nể;

d / r /gi: kẻ dưói, rõ, rồi, giữ, gì...

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung

Bài đọc Thái sư Trần Thủ Độ nói về Trần Thủ Độ – vị thái sư, đồng thời là chú của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), ông có công rất lớn với việc lập nên nhà Trần, đứng đầu trăm quan, vua cũng phải nể vì. Tuy nhiên, ông không vì quyền hạn của mình mà làm sai phép nước hay mưu lợi cho bản thân.

2. Nội dung chính

Trần Thủ Độ là ngưòi có công lập nhà Trần, lại là chú vua nhưng ông không vì thế mà vượt qua phép nước. Một lần, vợ ông xin riêng cho một ngưòi làm chức câu đương. Ông bảo người ấy rằng người được phu nhân xin cho thì không thể ví như những người câu đương khác, phải chặt một ngón chăn để phân biệt. Người ấy kêu van mãi ông mới tha.

Lần khác, phu nhân của ông ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm thì bị một người quân hiệu ngăn lại. Bà về khóc rằng bà là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhàn, ông cho bắt người quản hiệu đến hỏi. Khi rõ chuyện, ông khen người quản hiệu biết giữ phép nước và thưởng vàng, lụa rồi cho về.

Có viên quan tâu với vua rằng ông chuyên quyền, vua đem viên quan ấy đến gặp Trần Thủ Độ và nói rõ chuyện. Biết chuyện, Trần Thủ Độ tâu rằng quả có chuyện như vậy. Ông xin vua quở trách mình và ban thưởng cho người nói thật.

Những việc làm và lòi nói của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người rất chính trực, công bằng, luôn coi phép nước làm trọng.

3. Liên hệ bài đọc / Mở rộng kiến thức

Trần Thủ Độ là chú của vua Trần Cảnh. Ông là thái sư đồng thời là người cha, người thầy tận tâm giúp đỡ vua Trần Cảnh xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng cơ nghiệp nhà Trần.

Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ là thái sư. Đối với vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), ông vừa là tôi trung vừa là bậc cha chú, lại có công đem ngôi báu về cho nhà Trần.

Nhà Trần tổ tiên vốn làm nghề chài lưới, nhưng từ cuối thời nhà Lý đã có nhiều ngưòi làm quan to trong triều nên trở thành một thế lực mạnh. Đời Lý Chiêu Hoàng, Trần Cảnh giữ chức Chi hậu chính chi ứng cục. Do sắp đặt của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh được Lý Chiêu Hoàng chọn làm chồng rồi đầu năm 1226 thì nhường ngôi cho. Lúc này Trần Cảnh mới tám tuổi, mọi việc triều chính đều do chú là Trần Thủ Độ định đoạt. Dưới sự dìu dắt của chú, Trần cảnh đã mau chóng trưởng thành đưa đất nước sớm đến ổn định và phát triển, uy tín của vương triều Trần ngày càng được củng cố.

Khi vua Trần Cảnh bỏ ngôi lên lên Yên Tử để tìm sự yên tĩnh cho tâm hồn, Trần Thủ Độ khuyên nhà vua: “Phàm đã là bậc nhân quân tất phải lấy ý muôn của thiên hạ làm ý của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình. Nay thiên hạ đã muốn đón bệ hạ về, bệ hạ không về sao được. Như thần nghĩ, bệ hạ tính kế tự tu đã vậy còn quốc gia xã tắc thì sao? Nếu chỉ để lời nói suông lại cho đời sau, sao bằng đem thân mình làm gương trước cho thiên hạ”. Cuối cùng, nhà vua đã trở về kinh tiếp tục cương vị hoàng đế và trở nên quyết đoán, tự lập, sáng suốt hơn.

(Theo ALMANACH – Những nền văn minh thế giới)

Xem thêm Luyện tập tả người (dựng kết bài)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận