Ôn tập về tả con vật – tuần 30 – tiếng việt 5

Đang tải...

Ôn tập về tả con vật

Ôn lại kiến thức:

Bài văn miêu tả con vật thường có ba phần:

1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.

2. Thân bài:

– Tả hình dáng.

– Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.

3.Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.

1. Đọc bài văn Chim họa mi hót và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa trang 123.

Đọc kỹ đoạn văn trong sách giáo khoa, chú ý những câu miêu tả hoạt động và tiếng hót của chim họa mi.

a) Bài văn gồm 4 đoạn:

Đoạn 1: từ đầu đến vườn nhà tôi mà hót: Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi trong vườn vào các buổi chiều.

Đoạn 2: từ Hình như nó vui mừng đến sương lạnh mờ rủ xuống cỏ cây: Tả tiếng hót của họa mi vào buổi chiều,

Đoạn 3: từ Hót một lúc lâu đến trong bóng đêm dày: Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi.

Đoạn 4: từ Rồi hôm sau đến hết: Tả cách chào nắng sớm của họa mi.

b) Tác giả quan sát họa mi bằng các giác quan:

– Bằng mắt (thị giác): nhìn thấy họa mi bay đến, thấy họa mi nhắm mắt, thu đầu vào cổ ngủ, họa mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông rủ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn rồi vỗ cánh bay đi…

– Bằng tai (thính giác): Nghe tiếng hót của chim vào các buổi chiều (êm đềm, rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế, ăm thanh vang lên trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh), tiếng hót vang lừng chào nắng sớm…

c) Hình ảnh so sánh: Tiếng hót khi êm đềm, khi rộn rã, như điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cây.

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.

Khi viết đoạn văn, cần làm nổi bật được đặc trưng về hình dáng (hoặc hoạt động) của con vật ấy.

M: Con trâu Mộng nhà cu Tí được tôn làm trâu đầu đàn từ lâu, chả thế mà nó ăn nơi nào thì cả đàn trâu thôn Đoài tụ tập quanh nó. Con nào cậy lớn bắt nạt bé, Mộng ta ngẩng cao đầu mắt gườm gườm ra chiều khó chịu. Dọa vậy thôi chứ Mộng chưa bao giờ đánh nhau với trâu cùng đàn. Những con trâu khác đàn dù to khỏe đến đâu lân la đến gây gổ thì thế nào Mộng ta cũng tỏ rõ uy quyền vị thủ lĩnh của đàn trâu có bề thế như đàn trâu thôn Đoài này. Mắt con Mộng tía lên, nó dậm bốn cái chân nặng trịch xuống mặt đất bụi mù mà nghé ọ báo hiệu cho các chú trâu con, trâu cái hãy lùi về phía sau, đồng thời gọi bọn trâu đực trong đàn chuẩn bị tham chiến nếu cả đàn trâu đối phương ùa sang.

(Theo Trương Vĩnh Tuấn, Tựa vào tuổi thơ)

Xem thêm Tà áo dài Việt Nam

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận