Ôn tập về tả cây cối – tuần 27 – tiếng việt 5

Đang tải...

Ôn tập tả cây cối

Ôn lại kiến thức:

Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:

1. Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.

2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kỳ phát triển của cây.

3. Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn cần có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời kỳ phát triển…

1. Đọc bài văn Cây chuối mẹ và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa trang 96.

Đọc bài văn trong sách giáo khoa, lưu ý những hình ảnh miêu tả cây chuối và các thời kỳ phát triển của nó.

a) Cây chuối trong đoạn văn được tả theo trình tự thời gian theo từng thời kỳ phát triển của cây: từ lúc còn là cây chuối con cho đến lúc là cây chuối to, rồi cây chuối mẹ…

Ta còn có thể tả cây chuối theo trình tự từ bao quát đến bộ phận.

b) Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của thị giác (tả hình dáng của cây, lá, hoa…)

Để tả cây cối, còn có thể sử dụng các giác quan khác như xúc giác (tả độ trơn hay xù xì của thân cây, mịn màng của cánh hoa…), thính giác (nghe tiếng cành lá khua xào xạc khi gió thổi…), vị giác (tả vị ngọt, chua, chát của quả…), khứu giác (tả mùi thơm của hoa, quả.. .)

c) Những hình ảnh so sánh, nhân hóa được sử dụng để tả cây chuối:

Hình ảnh so sánh:

– Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đăm thẳng lên trời;

– Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn;

– Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

Hình ảnh nhân hóa:

– Dùng những từ ngữ chỉ đặc điểm, phẩm chất của người để tả cây chuối: đinh đạc, thành mẹ, hơn hớn…

– Dùng những từ ngữ chỉ hành động của người để gắn cho cây chuối: đánh động cho mọi người biết, làm ra, ngoi lên, bận, đành để mặc, khẽ khàng, đưa…

– Dùng những từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc của người để gắn cho cây chuối: đứa con.

2. Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).

Khi viết đoạn văn tả bộ phận của cây, cần chú ý viết ngắn gọn, nêu được đặc điểm của bộ phận đó và tác dụng của nó.

M: Vải thiều Thanh Hà là đặc sản nổi tiếng cả nưóc. Trái vải thiều to bằng ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm, hơi sần sùi. Bên trong lớp vỏ ấy là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước, nếm thấy vị ngọt dịu mát, thơm ngấm tận chân răng, ăn xong vẫn còn vương vấn mãi. vải thiều hột nhỏ, màu nâu đen. Đặc biệt cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, nhiều trái gần như không có hạt mà chỉ còn lóp cùi dày ngọt lịm, đầy nước.

Xem thêm Đất nước tiếng việt 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận