Ôn tập về dấu câu – tuần 32 – tiếng việt 5

Đang tải...

Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)

1. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong các ví dụ.

2. Đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp.

a)                                            Trận đánh đã bắt đầu

Quân ta ào lên trước

Một tên giặc ngã nhào

Thôi rồi, không dậy được.

Chết là không nhúc nhích

Sao nó cứ lồm cồm?

Tính ăn gian chẳng thích

Chơi thật thà vui hơn.

Thằng giặc cuống cả chân

Nhăn nhó kêu rối rít [:]

– Đồng ý là tao chết

Nhưng đây… tổ kiến vàng!

b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin [:] “Bay đi, diều ơi! Bay đi!”.

c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ [:] phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.

3. Đọc mẩu chuyện vui và trả lời câu hỏi:

Người khách muốn nhờ người bán hàng ghi trên băng tang dòng chữ: “Kính viếng bác X. Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”. Nhưng lời nhắn của ông khách không rõ ràng do thiếu một dấu chấm nên người bán hàng hiểu sai ý của ông khách và viết thành: “Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiêng đàng”.

Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu hai chấm vào tin nhắn của mình và dấu hai chấm đó được đặt sau cụm từ nếu còn chỗ: “Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng”.

* Mở rộng kiến thức

1. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong các ví dụ:

a) Rô ron nhao nhao lượn quanh đám cá ngão đương hớn hở:

– Các bác từ đâu đến?

– Xa lắm, từ sông Hồng lên đây.

Mắt cá rô càng tròn xoe:

– Tận sông Hồng lên à?

– Chứ sao…

(Cá đi chơi xuân)

b) Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc tha thiết đến đồng quê đất nước: than của rơm nếp, than của cói chiếu và than của lá tre mua thu rụng lá.

(Nguyễn Tuân)

c) Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đốì đỏ.

(Xuân Diệu)

2. Em hãy đặt dấu hai chấm vào những chỗ thích hợp trong các khổ thơ, các câu văn dưới đây:

a)                              Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ

Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió,

Tôi hỏi nội tôi “Dừa có tự bao giờ?”.

Nội nói “Lúc còn con gái,

Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân.

Đất này xưa đầm lầy chua mặn,

Đòi đói nghèo cay đắng quanh năm”.

(Lê Anh Xuân)

b) Cây cối trên Hòn và các xóm nằm liền Hòn vụt rạo rực, tràn trề nhựa sống. Vùng Hòn với những vòm lá của đủ các loại cây trái mít, dừa, cau, mãng cầu, lê-ki-ma, măng cụt sum sê nhẫy nhượt.

(Anh Đức)

c) Có một điều dễ biết nhất và ai cũng phải thấy ngay: cả cái cây rợp bóng và cả bà cụ bán nước chè này đều là lành và tốt cả.

(Nguyễn Tuân)

Xem thêm Trả bài văn tả con vật

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận