Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) – tuần 32 – tiếng việt 5

Đang tải...

Ôn tập về dấu câu

1. Đặt dấu chấm và dấu phẩy vào chỗ thích hợp.

Dấu chấm và dấu phẩy

Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một ngưòi đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “Thưa ngài [,] tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi [.] Vì viết vội [,] tôi chưa kịp đánh các dấu chấm [,] dấu phẩy [.] Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm [,] dấu phẩy cần thiết [.] Xin cảm ơn ngài”.

Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô vèn viết thư trả lời: “Anh bạn trẻ ạ [,] tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm [,] dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì [,] gửi đến cho tôi [.] Chào anh”.

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

M: Tiếng trống giữa giờ vừa dứt, các bạn học sinh từ các lớp ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trưòng bỗng trở nên ồn ào, huyên náo. Dưới gốc cây xà cừ, một tốp đang túm tụm đọc truyện. Giữa sân, các bạn nam đá cầu, các bạn nữ nhảy dây. Ở góc sân trưòng, một vài bạn đang cười đùa vui vẻ.

Tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn trên:

+ Dấu phẩy thứ nhất, thứ ba, thứ tư, thứ sáu có tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

+ Dấu phẩy thứ hai ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

+ Dấu phẩy thứ năm ngăn cách giữa các vế của câu ghép.

Xem thêm Chính tả tuần 32

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận