Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt văn 8

Mục đích của bài ôn tập giúp học sinh củng cố những kiến thức Tiếng Việt đã học trong học kì II: các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.

I. Kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định

1. Bài tập này yêu cầu các em xác định mỗi câu dẫn ở SGK, trang 131 thuộc kiểu câu nào?

  • Câu (1) là câu trần thuật là dạng phủ định.
  • Câu (2) là câu trần thuật.
  • Câụ (3) là câu trần thuật.

2. Bài tập này yêu cầu các em dựa theo nội dung câu (2) trong bài tập 1 đặt một câu nghi vấn.

  • Cái bản tính tốt của người ta liệu có bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất ?
  • Phải chăng cái bản tính tốt của người ta lại bị những nỗi lo lắng, ích kỉ che lấp mất?

3. Bài tập này yêu cầu các em đặt câu cảm thán chứa một trong những từ vui, buồn, hay, đẹp…

Bài tập này các em tự làm.

4. Bài tập này nêu ba yêu cầu:

  • Trong những câu đã dẫn ở SGK, trang 131, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu nghi vấn, câu nào là câu cầu khiến?
  • Câu nào trong số những câu nghi vấn được dùng để hỏi?
  • Câu nào trong số những câu nghi vấn không được dùng để hỏi? Nó được dùng là gì?

a) Câu trần thuật: câu 1, câu 3.

  • Câu cầu khiến: câu 4.
  • Câu nghi vấn: câu 2, câu 5, câu 7.

b) Câu 7 là câu nghi vấn được dùng để hỏi.

c) Câu nghi vấn không dùng để hỏi: câu 2, câu 5. Các câu này được dùng để phủ định lại điều lão Hạc nói và không yêu cầu lão Hạc phải trả lòi.

II. Hành động nói

1. Xác định hành động nói theo bảng dưới đây

2. Sắp xếp các câu nêu ở bài tập 1 vào bảng tổng kết theo mẫu sau:

3. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Viết một hoặc vài ba câu theo một trong những yêu cầu:

+ Cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực như đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện hút…

+ Hứa tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt trong năm học tới.

 – Xác định mục đích của hành động nói.

(Các em tự làm bài tập này).

III. Lựa chọn trật tự trong câu

1. Bài tập này yêu cầu các em giải thích lí do sắp xếp trật tự của các bộ phận câu in đậm nối tiếp nhau trong đoạn văn dẫn ở SGK, trang 132.

“Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua!’

Trật tự từ trong bộ phận câu trên được sắp xếp theo trật tự trước sau của hành động. Trong đó, vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ diễn ra đồng thời, song song cùng lúc với nhau nhưng hành động kinh ngạc được xếp trước hành động mừng rỡ bởi vì sứ giả nghe thấy những yêu cầu và lời hứa phá tan lũ giặc Ân từ miệng đứa bé lên ba nên hết sức kinh ngạc; sau đó sứ giả mừng rỡ vì đã tìm được ngưòi cứu dân, cứu nước. Và cuối cùng, hành động về tâu vua được xếp sau cùng bởi tìm được người rồi sứ giả mới về tâu vua.

2. Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra tác dụng của việc sắp xếp các từ ngữ in đậm ở đầu câu trong các câu dẫn ở SGK, trang 134.

a) Việc sắp xếp các từ ngữ: ý vua cha lên đầu có tác dụng tạo sự liên kết chặt chẽ câu sau với câu trước đó thông qua phép lặp.

b) Việc sắp xếp các từ ngữ con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh vào vấn đề sẽ được đề cập tới ngay sau đó.

3. Bài tập này yêu cầu các em so sánh hai câu dẫn ở bài tập trang 133 và cho biết câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn.

So sánh, đối chiếu 2 câu ta thấy câu (a) giàu tính nhạc hơn câu (b) vì các chỗ ngừng (được xác định ở vị trí có dấu câu). Câu (a) tạo được sự chuyển đổi chanh điệu đúng với luật bằng / trắc: nàọ (B), thổi (T) / quê (B). Trong khi đó, ở câu (b) lại là: nào (B) / thổi (T) / mác (T).

Xem thêm Văn bản tường trình – Ngữ văn lớp 8 tập 2 tại đây.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận